Tác động đến lâm nghiệp và đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu Tích hợp các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu vào kế hoạch bảo vệ môi trường thành phố Quảng Ngãi đến năm 2020 (Trang 58)

3.2.4.1. Tác động đến lâm nghiệp

Nói chung, khí hậu tác động đến sự phân bổ địa lý, thành phần rừng và giá trị sản xuất của rừng (UNEP, 1998). Sự thay đổi các yếu tố khí hậu như nồng độ CO2, nhiệt độ, lượng mưa hay mùa mưa có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sự sinh trưởng và đa dạng loài của thực vật, từ đó cũng sẽ ảnh hưởng đến số lượng và các loài động vật. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp sự tác động qua lại giữa các yếu tố có thể bù trừ lẫn nhau.

52

Các hoạt động phát triển kinh tế tại tỉnh Quảng Ngãi như đốt nương làm rẫy, đốt củi, sản xuất công nghiệp…trong giai đoạn 2011 – 2020 có thể làm tăng nồng độ CO2 trong địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Nồng độ CO2 tăng lên nói chung có thể đẩy mạnh sự tăng trưởng của các loại thực vật do tạo ra tác dụng như phân bón. Điều này có thể tác động tích cực đến các hoạt động trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán và khai thác lâm sản.

b.Nhiệt độ tăng

Nhiệt độ tăng có thể gây ra những tác động đối với ngành lâm nghiệp trong tỉnh Quảng Ngãi như sau:

Thứ nhất, nhiệt độ không khí trung bình tăng làm kéo dài giai đoạn sinh trưởng của cây vì vậy các loài thực vật sẽ phát triển tốt hơn. Điều này sẽ mang lại thuận lợi cho các hoạt động trồng rừng tập trung và trồng cây phân tán. Nhiệt độ không khí tăng cũng làm nhiệt độ nước tăng lên, điều này sẽ tác động đến sự sinh trưởng và phân bố của các loài thực vật dưới nước ở biển Quảng Ngãi như rong mơ, rong đông, rong mứt, rong câu chỉ vàng, rong câu chân vịt, rong guột chum…

Thứ hai, nhiệt độ tăng sẽ ảnh hưởng đến sự phân bố không gian của các loài thực vật vì các loài sẽ có xu hướng dịch chuyển đến những khu vực mát mẻ hơn hoặc lên độ cao cao hơn. Theo Kịch bản BĐKH và NBD cho Việt Nam (2009), vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng nhanh hơn so với nhiệt độ trung bình năm ở các vùng khí hậu phía Nam, vì thế các khu rừng của tỉnh Quảng Ngãi có thể sẽ dịch chuyển dần về phía Nam do nhiệt độ ở vùng này tăng ít hơn.

Thứ ba, nhiệt độ tăng có thể làm tăng tốc độ bốc hơi nước do đó khối lượng nước có thể sử dụng được sẽ giảm, dẫn đến sự thiếu nước tại các khu rừng vì thế có thể tạo ra sự thay đổi trong thành phần loài của rừng: các loài cây có cấu tạo thích ứng được với sự thiếu nước (như các loại cây lá kim) sẽ thích nghi được tốt hơn.

Thứ tư, nhiệt độ tăng có thể làm tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của các trận cháy rừng.

53

Theo Kịch bản BĐKH và NBD cho Việt Nam, tại Quảng Ngãi, lượng mưa mùa khô có thể giảm trong khi lượng mưa mùa mưa và tổng lượng mưa năm có thể tăng.

Sự tăng và giảm lượng mưa đều gây ra những tác động đến ngành lâm nghiệp. Tại tỉnh Quảng Ngãi, mùa mưa ngắn chỉ từ 3 - 4 tháng, từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Mùa mưa trùng với mùa lũ trên các lưu vực sông và trùng với thời kỳ gió mùa Đông Bắc và bão hoạt động trên biển Đông. Trong khi đó, mùa khô kéo dài 8 - 9 tháng, từ tháng 1 đến tháng 8 với lượng mưa chỉ chiếm 30% - 35% tổng lượng mưa năm. Với đặc điểm chế độ mưa như trên, ngành lâm nghiệp tỉnh Quảng Ngãi có thể sẽ chịu nhiều tác động do giảm lượng mưa mùa khô hơn là do tăng lượng mưa mùa mưa.

Sự suy giảm lượng mưa có thể làm giảm năng suất rừng do thiếu nước, ảnh hưởng đến các hoạt động trồng rừng và nuôi rừng. Thiếu nước cũng làm suy giảm thành phần các loài cây trong rừng, làm giảm sự đa dạng của các sản phẩm có thể khai thác được từ rừng. Các loài thực vật có thể bị hư hại hoặc khả năng chống chịu cũng sẽ giảm đi do thiếu nước sử dụng. Bên cạnh đó, tần suất và mức độ nghiêm trọng của các trận cháy rừng có thể gia tăng và các loài bệnh dịch mới có thể phát sinh và hoành hành.

Ngược lại, việc gia tăng lượng mưa mùa mưa nói chung mang lại nhiều nước sử dụng hơn cho các khu rừng. Tuy nhiên, nếu mùa mưa kéo dài với cường độ mạnh thì hầu hết nước mưa sẽ bị chảy xuống hạ lưu và vì thế rất ít nước mưa được giữ lại tại khu rừng. Bên cạnh đó, mưa với cường độ mạnh có thể gây ra xói mòn đất và làm suy giảm sự bền vững của thảm thực vật nền của khu rừng. Việc tiếp cận các khu rừng cũng khó khăn hơn trong mùa mưa, khiến việc chăm sóc rừng vào vận chuyển các sản phẩm từ rừng trở nên khó khăn hơn, ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác lâm sản và thu nhặt các sản phẩm từ rừng. Mưa nhiều cũng làm tăng chi phí bảo dưỡng cơ sở hạ tầng ví dụ như đường rừng.

d. Nước biển dâng và các thiên tai khác

Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ vì thế có khả năng chịu nhiều tác động của NBD. Các khu vực có nguy cơ chịu tác động mạnh nhất là vùng đồng bằng ven các cửa sông chính như: khu Đông huyện Bình Sơn (cửa Sa Cần), khu Đông huyện Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức (cửa Đại,

54

cửa Lở), Đông Nam huyện Đức Phổ (cửa Mỹ Á, Sa Huỳnh). Nước biển mặn có thể phá hủy các khu rừng ven bờ biển và các khu rừng ngập mặn nếu chúng không thể chống chịu được với độ mặn tăng lên. Các khu rừng ngập mặn như tại các xã Tịnh Khê, Tịnh Hòa, huyện Sơn Tịnh, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, xã Nghĩa An, Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa vốn đã bị tàn phá do ô nhiễm, nuôi trồng thủy sản và chặt phá rừng có thể sẽ suy giảm diện tích hơn nữa do không thích ứng kịp với sự xâm nhập mặn và NBD. NBD cũng sẽ làm thay đổi sự phân bố không gian của các khu rừng ven biển và các khu rừng ngập mặn của tỉnh Quảng Ngãi. Các khu rừng có thể sẽ thích nghi với NBD và xâm nhập mặn bằng cách dịch chuyển sâu hơn vào trong đất liền.

Bên cạnh NBD, BĐKH cũng có thể làm tăng tần suất và cường độ của các hiện tượng thiên tai như bão và áp thấp nhiệt đới. Tại Nam Trung Bộ, bão và áp thấp nhiệt đới có tần suất đổ bộ vào bờ biển cao nhất vào tháng X và XI. Tốc độ và hướng di chuyển của bão thường rất phức tạp, tùy thuộc vào từng cơn bão. Bão thường gây ra gió mạnh, tốc độ trung bình 30 - 40m/s, đổi hướng liên tục nên có sức tàn phá rất lớn. Trong vùng bão thường có lượng mưa lớn trên 100mm/ngày, có những cơn bão lượng mưa lên đến 300 - 400mm/ngày hoặc hơn. BĐKH được dự báo có thể làm thay đổi đường đi của các cơn bão, khiến các cơn bão đổ bộ về phía Nam nhiều hơn. Quảng Ngãi vốn đã chịu nhiều rủi ro từ bão, áp thấp nhiệt đới và lũ lụt, nay trong bối cảnh BĐKH có thể sẽ càng phải chịu những tác động nặng nề hơn. Bão sẽ khiến cây cối tại các khu rừng gãy đổ do gió hoặc chết do ngập ứng và thảm thực vật nền sẽ bị cuốn trôi do cường độ mưa lớn.

3.2.4.2. Tác động đến đa dạng sinh học

BĐKH có thể gây ra những tác động đến đa dạng sinh học tại các khu rừng của tỉnh Quảng Ngãi như sau:

 Các loài sẽ phản ứng khác nhau trước BĐKH do khác nhau về khả năng cạnh tranh, tốc độ di cư, và cách phản ứng trước các yếu tố tác động khác. Vì thế, khi BĐKH xảy ra, tập hợp các loài mới sẽ hình thành. Việc tái tổ chức thành phần loài có thể ảnh hưởng đến chức năng của hệ sinh thái tuy nhiên hiện nay các ảnh hưởng này vẫn chưa được làm rõ;

55

 Nhiều loài có thể phân tán đủ nhanh để thích ứng với BĐKH miễn là chúng có thể phân tán qua các hệ thống tự nhiên liên tục và không bị xáo trộn. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân tán các hệ sinh thái tự nhiên;

 Phụ thuộc vào tốc độ thay đổi của khí hậu, những tham số thích hợp có thể không thay đổi cùng tốc độ với khí hậu, tạo ra những môi trường sống mới mà các loài sinh vật chưa bao giờ trải qua;

 Sự thay đổi mùa trong năm có thể tác động rất xấu đến nhiều loài sinh vật, đặc biệt là những loài di cư;

 Sự xâm lăng của các loài ngoại lai vào hệ thống tự nhiên là một vấn nạn trên toàn cầu và vấn nạn này có khả năng sẽ bị trầm trọng thêm do BĐKH. BĐKH có thể làm hư hại/chết nhiều loài cây do các loài bị mất đi môi trường thuận lợi cho sự phát triển của chúng đồng thời phải chịu áp lực tăng lên do thay đổi sử dụng đất. Cấu trúc sinh quyển sẽ trở nên đơn giản hơn với ít hệ sinh thái hơn;

 Những tác động khác nhau đáng kể của BĐKH đến thành phần loài diễn ra tại những khu vực khác nhau do sự khác nhau về tác động cục bộ đến đất, sử dụng đất và địa hình;

BĐKH gây ra sự suy giảm những hệ sinh thái phù hợp với khí hậu lạnh cũng như gây tác động tiêu cực đến các loài động thực vật thuộc hệ sinh thái đó.

3.3. Thực trạng và đề xuất tích hợp biến đổi khí hậu vào kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi trường tỉnh Quảng Ngãi

3.3.1. Tổng quan về các chính sách bảo vệ môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi Trong thời gian vừa qua, công tác quản lý môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi đã Trong thời gian vừa qua, công tác quản lý môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được nhiều thành tựu trong việc xây dựng các kế hoạch, đề án bảo vệ môi trường.

Tại Quảng Ngãi, Sở Tài nguyên và Môi trường (Sở TN & MT) là đơn vị chuyên môn về bảo vệ môi trường giúp UBND tỉnh về quản lý môi trường. Tháng 7 năm 2008, Chi cục Bảo vệ môi trường - trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường được thành lập trên cơ sở Phòng Môi trường nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Quảng Ngãi. Chi cục Bảo vệ Môi trường là đơn vị hành chính có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt các văn bản pháp luật, chương trình,

56

kế hoạch, dự án, đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương phê duyệt và ban hành. Để nâng cao năng lực cho cán bộ về quản lý ô nhiễm công nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND tỉnh tham gia dự án Quản lý nhà nước về môi trường cấp tỉnh ở Việt Nam (VPEG), dự án được thực hiện trong 5 năm, theo đó cán bộ quản lý môi trường của tỉnh được tham gia các lớp tập huấn nhằm nâng cao năng lực trong lĩnh vực xây dựng chính sách môi trường, thẩm định đánh giá tác động môi trường, thanh kiểm tra, quan trắc và phân tích môi trường, truyền thông nâng cao về môi trường. Hàng năm, công tác quản lý môi trường đã bám sát nhiệm vụ kế hoạch đề ra và tổ chức thực hiện hoàn thành vượt mức kế hoạch.

3.3.1.1. Giai đoạn 2005 - 2010

Trong giai đoạn 2005-2010, Sở TN&MT Quảng Ngãi đã tiếp tục rà soát, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường, tham mưu UBND tỉnh xem xét sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về môi trường và tài nguyên thiên nhiên thuộc thẩm quyền cấp tỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và đúng pháp luật hiện hành của nhà nước.

- Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi 2006-2010 và định hướng đến 2020.

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư Trung ương về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khóa IX) về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Tham mưu trình UBND tỉnh Đề án xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến 2020; Đề án thành lập Quỹ Bảo vệ môi trường; phí bảo vệ môi trường.

- Ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 27-NQ-BCSĐTNMT ngày 02/12/2009 của Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đẩy mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường; Ban hành kế hoạch kiểm soát môi trường các năm.

57

Ngày 30 tháng 6 năm 2009, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành Quyết định số 1049/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh mục và kế hoạch xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng năm 2008 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, trên địa bàn có 2 cơ sở gây ô nhiễm môi trường: Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Đại Dương Xanh, Nhà máy bia Dung Quất và 4 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng gồm: Phân xưởng hơi, nhà máy cồn rượu thuộc Công ty Cổ phần đường Quảng Ngãi, Nhà máy sản xuất giấy cuộn Kraft, Nhà máy bê tông và cấu kiện bê tông đúc sẵn IDI. Theo kế hoạch đã được phê duyệt, đến tháng 03 năm 2010 các cơ sở gây ô nhiễm môi trường phải hoàn thành việc xử lý triệt để ô nhiễm môi trường, đến tháng 6 năm 2010 đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý triệt để. Các cơ sở đã và đang tiến hành triển khai các biện pháp xử lý như kế hoạch. Đối với nhà máy Cồn rượu, UBND tỉnh đã có chủ trương di dời sang địa điểm mới (cạnh nhà máy đường Phổ Phong) và hoàn tất các hồ sơ thủ tục, thẩm định báo cáo ĐTM trình UBND tỉnh phê duyệt.

Bên cạnh đó, Sở TN&MT tỉnh Quảng Ngãi đã xây dựng:

 Quy hoạch mạng lưới Quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2006 - 2010 và định hướng đến 2020;

 Kế hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến 2010 và định hướng đến 2020;

 Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường tỉnh Quảng Ngãi từ 1995-2000, báo cáo hiện trạng môi trường năm 2006.

3.3.1.2. Giai đoạn 2010-2014

Trong giai đoạn 2010-2014, Sở TN&MT tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt thêm nhiều kế hoạch, đề án về bảo vệ môi trường, bao gồm: Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ngãi (2011); Đề án bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2014 - 2015 và định hướng đến năm 2020 (phê duyệt vào 03/2013); Kế hoạch thực hiện một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020; Kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2014 (phê duyệt vào 07/2013); Kế hoạch triển khai thực hiện công tác xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi từ nay đến năm 2015 (phê duyệt vào 10/2013)

58

a. Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ngãi

- Nhiệm vụ 1. Đánh giá mức độ và tác động của biến đổi khí hậu ở tỉnh

Quảng Ngãi: Nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện ngay là đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với các ngành, lĩnh vực và các địa phương trên toàn tỉnh.

- Nhiệm vụ 2. Xác định các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cho từng

Một phần của tài liệu Tích hợp các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu vào kế hoạch bảo vệ môi trường thành phố Quảng Ngãi đến năm 2020 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)