Ngãi
Để thực hiện đề tài, dựa vào quy trình tích hợp của Viện KTTVBĐKH (2011), tác giả đã xây dựng quy trình tích hợp BĐKH vào kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi gồm các bước sau: (i) Sàng lọc; (ii) Lựa chọn các biện pháp ứng phó; và (iii) Tích hợp vấn đề BĐKH vào kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi.
Hình 2.1. Các bước của quy trình tích hợp các vấn đề BĐKH vào Kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Bước 1: Sàng lọc
Bước đầu tiên nhằm đánh giá mối quan hệ giữa các kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi với các vấn đề BĐKH. Hai nhóm câu hỏi cần phải trả lời
trong Bước 1 bao gồm:
(i) Nhóm 1: Các lĩnh vực tài nguyên, đa dạng sinh học có dễ bị tổn thương trước BĐKH hay không; các lĩnh vực tài nguyên môi trường có làm giảm khả năng thích ứng BĐKH và/hoặc bỏ lỡ các cơ hội do BĐKH mang lại hay không?
Để trả lời các câu hỏi nhóm (i), cần phải dựa vào Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam và các bản đánh tác động của BĐKH đến các lĩnh vực tài nguyên môi trường để sàng lọc nhanh mối liên quan giữa BĐKH với việc thực hiện
31
các kế hoạch bảo vệ môi trường. Việc đánh giá có thể được thực hiện theo các ma trận đánh giá.
(ii) Nhóm 2: Ngành/lĩnh vực môi trường đó có tiềm năng giảm nhẹ BĐKH hay không?
Bên cạnh đánh giá các tác động của BĐKH đến các lĩnh vực tài nguyên môi trường, cũng cần đánh giá tiềm năng giảm nhẹ của một số ngành tại tỉnh Quảng Ngãi ví dụ như chất thải, công nghiệp.
Đối với các ngành tài nguyên môi trường không phát thải KNK hay tiềm năng giảm nhẹ không nhiều thì không cần phải tiến hành tích hợp các biện pháp giảm nhẹ vào kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi. Đối với các ngành có tiềm năng giảm nhẹ, ví dụ như chất thải, các biện pháp giảm nhẹ cần lần lượt được tích hợp vào trong kế hoạch bảo vệ môi trường.
Nếu tất cả các câu trả lời cho Nhóm 1 và/hoặc Nhóm 2 là ‘không’ thì không cần tiến hành tích hợp. Nếu một trong các câu trả lời là ‘có’ thì tiếp tục đến Bước 2 là Lựa chọn các biện pháp ứng phó.
Bước 2: Lựa chọn các biện pháp ứng phó
Bước 2 lựa chọn các biện pháp ứng phó với BĐKH để tích hợp vào kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi.
Bước 2a. Lựa chọn các biện pháp thích ứng
Quy trình lựa chọn các biện pháp thích ứng gồm hai bước: (i) Xác định danh mục các biện pháp thích ứng; và (ii) Lựa chọn các biện pháp thích ứng ưu tiên.
(i) Xác định danh mục các biện pháp thích ứng
Bước này bao gồm việc xác định danh sách các biện pháp thích ứng với BĐKH. Trong bước này, cần kham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia để đưa ra càng nhiều biện pháp thích ứng càng tốt (OECD, 2009).
Bên cạnh đó, thời gian thực hiện các biện pháp thích ứng cũng cần được cân nhắc: các biện pháp thích ứng ngay lập tức (reactive measures) và các biện pháp thích ứng trong dài hạn (anticipatory measures). Các biện pháp thích ứng ngay lập tức được thực hiện để ứng phó với những tác động hiện tại của BĐKH, ví dụ thích ứng với các hiện tượng khí hậu cực đoan ngày một gia tăng về tần suất và cường độ
32
trong hiện tại. Các biện pháp thích ứng trong dài hạn là nhằm ứng phó với BĐKH trong tương lai. Do tính không chắc chắn của BĐKH trong tương lai, các biện pháp thích ứng dường như được ưu tiên hơn.
Việc xác định các biện pháp thích ứng cho các lĩnh vực tài nguyên môi trường có thể được thực hiện bằng cách tham khảo ý kiến chuyên gia và điền các nội dung cần thiết vào bảng ma trận như ví dụ trình bày trong Bảng 2.2.
Bảng 2.2. Ma trận xác định danh mục các biện pháp thích ứng cho các lĩnh vực thuộc tài nguyên môi trường
Hệ thống
TTDBTT chọn lọc cần
các hành động thích ứng Biện pháp thích ứng Cơ quan liên quan Tài
nguyên nước
Thay đổi chất lượng và khối lượng nước;
Biến động dòng chảy hàng năm;
Gia tăng tần suất lũ cực đoan và tình hình ngập lụt.
Xây dựng và cải tạo hệ thống tưới tiêu;
Cải tạo hệ thống đê biển; Xác định nguy cơ ngập lụt; Thúc đẩy phát triển hồ chứa và thủy điện; Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Công ty Thủy lợi, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch đầu tư,... Nông nghiệp Diện tích đất canh tác giảm; Biến động sản lượng cây trồng;
Đe dọa tiềm ẩn đến an ninh lương thực quốc gia;
Tạo điều kiện sâu bệnh phát triển.
Tăng cường hệ thống thủy lợi cho nông nghiệp;
Tìm hiểu sâu hơn về khí hậu nông nghiệp; Phát triển mô hình trồng trọt linh hoạt; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch đầu tư,... Đa dạng sinh học Biến động diện tích rừng che phủ; Tăng cường trồng rừng (sử dụng các loài bản địa…); Bảo vệ rừng tự nhiên; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch đầu tư
33
(ii)Lựa chọn các biện pháp thích ứng ưu tiên
Sau khi đã xác định danh sách các biện pháp thích ứng, tiến hành lựa chọn các biện pháp thích ứng ưu tiên dựa trên các tiêu chí:
Tính hiệu quả: mô tả các biện pháp thích ứng có thể giảm nhẹ TTDBTT và tạo ra những lợi ích khác đến mức độ nào. Cân nhắc tính hiệu quả của các biện pháp thích ứng dưới những kịch bản khác nhau;
Chi phí: mô tả những chi phí tương đối của một biện pháp thích ứng. Cân nhắc về chi phí đầu tư cũng như chi phí trong dài hạn, ví dụ như chi phí thực hiện và chi phí duy trì, chi phí xây dựng lại…Cân nhắc về những phi phí kinh tế và cả chi phí phi kinh tế. Cân nhắc về chi phí của những thiệt hại có thể tránh do thực hiện các biện pháp thích ứng;
Tính khả thi: trả lời liệu các khung thể chế cần thiết, nguồn lực tài chính, hành chính, nguồn lực kỹ thuật…đã có hay chưa? Các biện pháp thích ứng có thể thực hiện trong bối cảnh hiện tại sẽ được ưu tiên hơn.
Các tiêu chí thêm có thể bao gồm như sự chấp thuận về mặt chính trị và xã hội, thân thiện với đa dạng sinh học, tốc độ thực hiện hay lợi ích, tiềm năng ‘không hối tiếc’, tránh các tác động có hại đến các mục tiêu phát triển khác, hài hòa với yêu cầu hỗ trợ tài chính hay các tiêu chí khác, hài hòa với các ưu tiên chính sách…
Bước 2b. Lựa chọn các biện pháp giảm nhẹ
Quy trình lựa chọn các biện pháp giảm nhẹ gồm hai bước: (i) Xác định danh sách các biện pháp giảm nhẹ; và (ii) Lựa chọn các biện pháp giảm nhẹ ưu tiên.
(i) Xác định các biện pháp giảm nhẹ
Bước này bao gồm việc xác định danh sách các biện pháp giảm nhẹ đối với các lĩnh vực thuộc tài nguyên môi trường đã được nêu trong Kế hoạch hành động
ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Ngãi. (ii) Lựa chọn các biện pháp giảm nhẹ
Sau khi đã xác định danh sách các biện pháp giảm nhẹ, tiến hành lựa chọn các biện pháp giảm nhẹ dựa trên các tiêu chí sau:
34
Tiềm năng giảm nhẹ1: nghĩa là lượng khí nhà kính có thể được giảm nhẹ nếu thực hiện lựa chọn giảm nhẹ đó. Cần cân nhắc lượng giảm thải của lựa chọn giảm nhẹ đó dưới những kịch bản khác nhau;
Chi phí: mô tả những chi phí tương đối của một biện pháp giảm nhẹ. Cân nhắc về chi phí đầu tư cũng như chi phí trong dài hạn, ví dụ như chi phí thực hiện và chi phí duy trì, chi phí xây dựng lại…Cần cân nhắc cả những chi phí kinh tế, chi phí phi kinh tế, và thiệt hại kinh tế có thể tránh nhờ việc thực hiện các lựa chọn giảm nhẹ;
Tính khả thi: trả lời liệu các khung thể chế cần thiết, nguồn lực tài chính, hành chính, nguồn lực kỹ thuật…đã có hay chưa? Các biện pháp giảm nhẹ có thể thực hiện trong bối cảnh hiện tại sẽ được ưu tiên hơn.
Các tiêu chí thêm có thể bao gồm như sự chấp thuận về mặt chính trị và xã hội, thân thiện với đa dạng sinh học, tốc độ thực hiện hay lợi ích, tiềm năng ‘không hối tiếc’, tránh các tác động có hại đến các mục tiêu phát triển khác, hài hòa với yêu cầu hỗ trợ tài chính hay các tiêu chí khác, hài hòa với các ưu tiên chính sách…
Bước 3: Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào Kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Sau khi xác định các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ, cần tiến hành tích hợp các biện pháp đó vào kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi theo ba tiêu chí sau:
Tiêu chí thứ nhất là “cần phải đưa mục tiêu ứng phó BĐKH trở thành một trong những mục tiêu của kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi”.
Đây là điều kiện đầu tiên của việc lồng ghép các vấn đề BĐKH. Lồng ghép BĐKH không thể xảy ra nếu như việc ứng phó BĐKH không được thể hiện rõ ràng là một trong những mục tiêu của kế hoạch.;
1
Tiềm năng giảm nhẹđược định nghĩa là mức giảm thải khí nhà kính có thể được thực hiện so với đường phát thải cơ sở dự kiến tại một năm nhất định, với một mức giá cacbon định trước (và được thể hiện bằng đơn vị vật lý như lượng phát thải tuơng đương với 1 tỷ tấn CO2 hay phần trăm thay đổi so với đường cơ sở). Tiềm năng giảm nhẹ KNK quốc gia được xác định thông qua nhiều yếu tố, bao gồm hoàn cảnh quốc gia và các chính sách đã được thực hiện, khả thi về mặt công nghệ của các lựa chọn giảm nhẹ, và các tác nhân khác như thương mại quốc tế và giá năng lượng toàn cầu. Tiềm năng giảm nhẹ tại một mức giá các-bon nhất định càng thấp thì tổng chi phí giảm thải KNK càng cao (IPCC, 2007).
35
Tiêu chí thứ hai là “Các vấn đề BĐKH được tích hợp vào kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi phải tương thích, hài hòa với các vấn đề khác”;
Tiêu chí thứ ba là “mức độ ưu tiên của các vấn đề BĐKH được tích hợp so với các vấn đề khác”;
Có hai cách tiếp cận tích hợp BĐKH đối với các kế hoạch bảo vệ môi trường đã có và kế hoạch mới, cụ thể như sau:
Bước 3a. Đối với các kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xây dựng
Đối với các kế hoạch bảo vệ môi trường đã ban hành thì cần phải tiến hành rà soát lại các kế hoạch đó để xác định mối liên hệ giữa việc thực hiện kế hoạch đó với BĐKH và đề xuất điều chỉnh, đưa thêm nội dung BĐKH vào nội dung văn bản của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch nếu thấy cần thiết.
Bước 3b. Đối với các kế hoạch bảo vệ môi trường mới
Đối với những kế hoạch bảo vệ môi trường mới thì cần tích hợp các nội dung BĐKH vào ngay từ giai đoạn xây dựng giai đoạn lập – thẩm định – phê duyệt kế hoạch.
36
CHƯƠNG 3: TÍCH HỢP CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BĐKH VÀO KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TP QUẢNG NGÃI VÀ TỈNH QUẢNG NGÃI
ĐẾN NĂM 2020 3.1. Biến đổi khí hậu tại Quảng Ngãi
3.1.1. Biến đổi khí hậu tại Quảng Ngãi trong những năm gần đây
3.1.1.1. Thay đổi về nhiệt độ
a. Mức độ biến đổi hàng năm
Lưới trạm khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi bao gồm 12 trạm trong đó có 2 trạm đo các yếu tố khí tượng, 3 trạm đo thủy văn và các trạm đo mưa. Hầu hết các trạm đều có số liệu đo đạc từ sau ngày giải phóng (1975), một số trạm có tài liệu dài nhưng bị gián đoạn do chiến tranh.
Phần lớn các trạm đo có tài liệu quan trắc từ 1976 đến nay. Để đánh giá sự thay đổi của yếu tố nhiệt độ và mưa, đã sử dụng số liệu đo đạc của 2 trạm khí tượng là trạm Ba Tơ và Quảng Ngãi.
Bảng 3.1. Trị số phổ biến của độ lệch tiêu chuẩn (S) và biến suất (Sr) nhiệt độ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi [2]
Trạm Yếu tố I IV VII X Năm
Ba Tơ S ( o C) 0,81 0,59 0,52 0,50 0,30 Sr (%) 3,78 2,22 1,87 1,97 1,19 Quảng Ngãi S (oC) 2,18 3,27 3,98 2,72 3,01 Sr (%) 9,51 11,50 12,96 10,07 11,03
b. Xu thế biến đổi của nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ min tại hai trạm Ba Tơ và Quảng Ngãi có xu thế tăng, còn nhiệt độ lớn nhất tại hai trạm đều có xu thế giảm. Nhìn chung nhiệt độ trung bình các mùa ở hai trạm có xu thế tăng nhẹ ( Bảng 3.2, Bảng 3.3) [2]. Bảng 3.2. Xu thế biến đổi nhiệt độ tại một số trạm điển hình ở tỉnh Quảng Ngãi
Trạm T max T min T (Năm)
Xu thế Xu thế Xu thế
Ba Tơ Giảm Tăng Tăng
37
Bảng 3.3. Xu thế biến đổi nhiệt độ mùa tại một số trạm điển hình ở tỉnh Quảng
Ngãi
Trạm Mùa Đông Mùa Xuân Mùa Hè Mùa Thu
Xu thế Xu thế Xu thế Xu thế
Ba Tơ Tăng Giảm Tăng Tăng
Quảng Ngãi Tăng Tăng Tăng Tăng
3.1.1.2. Thay đổi về lượng mưa
a. Thay đổi hàng năm của lượng mưa
Từ chuỗi số liệu thực đo lượng mưa tại trạm Ba Tơ từ 1977-2010 và trạm Quãng Ngãi từ 1958-2010, tính toán độ lệch tiêu chuẩn của lượng mưa trong các tháng tiêu biểu (tháng I, IV, VII, X) và năm, lần lượt biến đổi (Bảng 3.4) [2].
Bảng 3.4. Trị số phổ biến của độ lệch tiêu chuẩn (S) và biến suất (Sr) lượng
mưa tại Quảng Ngãi
Trạm Yếu tố I IV VII X Năm
Ba Tơ S (mm) 102,48 75,23 61,18 440,50 952,25 Sr (%) 68,51 97,59 50,59 54,30 26,47 Quảng Ngãi S (mm) 114,52 248,28 119,50 412,04 1472,52 Sr (%) 90,48 539,69 137,28 61,78 58,57
b. Xu thế biến đổi của lượng mưa mùa
Bảng 3.5. Xu thế biến đổi đặc trưng lượng mưa mùa tại một số trạm điển hình
tại tỉnh Quảng Ngãi
Trạm Mùa Khô Mùa Mưa Mưa Năm
Xu thế Xu thế Xu thế
Ba Tơ Tăng Tăng Tăng
Quảng Ngãi Giảm Tăng Tăng
Theo Bảng 3.5 [2], lượng mưa năm, lượng mưa mùa khô, lượng mưa mùa mưa tại 2 trạm đều có xu thế tăng, nhưng xu thế tăng tại trạm Ba Tơ rõ rệt với hệ số tăng từ 9,57-33,6, trạm Quảng Ngãi có hệ số tăng lượng mưa từ 7,39-8,27, riêng mùa khô tại trạm Quảng Ngãi, lượng mưa có xu thế giảm nhẹ với hệ số giảm -0,88.
38
Như vậy, nhìn chung lượng mưa mùa của 2 trạm Ba Tơ và Quảng Ngãi đều có xu
thế tăng.
3.1.1.3. Nước biển dâng
Ở Quảng Ngãi nguy cơ chịu ảnh hưởng của nước biển dâng cao nhất do bão, triều, băng tan. Các khu vực có nguy cơ chịu tác động mạnh nhất là vùng đồng bằng ven các cửa sông chính như các khu vực: Đông huyện Bình Sơn (cửa Sa Cần), Khu Đông huyện Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức (cửa Đại, cửa Lở), Đông Nam huyện Đức Phổ (cửa Mỹ Á, Sa Huỳnh).
3.1.1.4. Các hiện tượng khí hậu cực đoan
Do vị trí địa lý, đặc điểm địa hình và những biến đổi phức tạp của thời tiết, khí hậu, hàng năm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi các loại thiên tai diễn ra hết sức phức tạp và có xu thế ngày càng gia tăng về số lượng cũng như mức độ khốc liệt.
Có thể thấy bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), lũ lụt, lũ quét là những loại hình thiên tai điển hình trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Ngoài ra tỉnh còn chịu ảnh hưởng của các loại hình thiên tai khác như sạt lở bờ sông, bờ biển, gió mùa Đông Bắc; dông lốc, nước biển dâng, hạn hán, xâm nhập mặn… Nhận định các hiểm họa thiên tai thường xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nhận thấy rằng bão và áp thấp nhiệt đới là loại hình thiên cai có mức độ nguy hiển cao nhất. Bảng 3.6 [2] thể hiện mức độ nguy hiểm của các loại hình thiên tai thường xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng