Tác động của gia tăng ngập lụt đến môi trường

Một phần của tài liệu Tích hợp các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu vào kế hoạch bảo vệ môi trường thành phố Quảng Ngãi đến năm 2020 (Trang 54 - 57)

48

Theo Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH cho tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 (năm 2011), diện tích ngập lớn nhất các thời kỳ của tỉnh Quảng Ngãi tăng lên đáng kể so với trận lũ năm 1999, diện tích ngập tăng từ 1272 - 1618 ha tương ứng với 2,14 - 2,73 % tổng diện tích toàn tỉnh. Tổng diện tích vùng có nguy cơ ngập lớn nhất (trường hợp kịch bản A2 năm 2080-2099) là 60.984 ha chiếm 11,84% tổng diện tích toàn tỉnh.

Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ vì thế có khả năng chịu nhiều tác động của NBD và ngập lụt. Các khu vực có nguy cơ chịu tác động mạnh nhất là vùng đồng bằng ven các cửa sông chính như: khu Đông huyện Bình Sơn (cửa Sa Cần), khu Đông huyện Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức (cửa Đại, cửa Lở), Đông Nam huyện Đức Phổ (cửa Mỹ Á, Sa Huỳnh). Nước biển mặn có thể phá hủy các khu rừng ven bờ biển và các khu rừng ngập mặn nếu chúng không thể chống chịu được với độ mặn tăng lên. Các khu rừng ngập mặn như tại các xã Tịnh Khê, Tịnh Hòa, huyện Sơn Tịnh, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, xã Nghĩa An, Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa vốn đã bị tàn phá do ô nhiễm, nuôi trồng thủy sản và chặt phá rừng có thể sẽ suy giảm diện tích hơn nữa do không thích ứng kịp với ngập lụt, xâm nhập mặn và NBD. NBD cũng sẽ làm thay đổi sự phân bố không gian của các khu rừng ven biển và các khu rừng ngập mặn của tỉnh Quảng Ngãi. Các khu rừng có thể sẽ thích nghi với NBD và xâm nhập mặn bằng cách dịch chuyển sâu hơn vào trong đất liền.

Bên cạnh đó, ngập lụt tạm thời tại các khu rừng có thể làm suy giảm sự bền vững của thảm thực vật nền của khu rừng. Việc tiếp cận các khu rừng cũng khó khăn hơn trong mùa mưa, khiến việc chăm sóc rừng vào vận chuyển các sản phẩm từ rừng trở nên khó khăn hơn, ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác lâm sản và thu nhặt các sản phẩm từ rừng.

Đối với khu vực đồng bằng, tác động của ngập lụt do NBD sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến tài nguyên khoáng sản, cụ thể là các khu khai thác khoáng sản tại tỉnh Quảng Ngãi. Xét ảnh hưởng ngập lụt do tác động của BĐKH, theo kịch bản A2, có khá nhiều các khu mỏ khai thác khoảng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng bị ảnh hưởng của ngập lụt, trong đó hầu hết là các mỏ khai thác cát với số lượng là 10 mỏ (Hình 3.2 và Bảng 3.11). Ngoài ra còn có 2 mỏ khai thác đá cũng có khả năng bị ngập.

49

Hình 3.2. Bản đồ ảnh hưởng của ngập lụt tới các khu khai thác khoáng sản [8] Bảng 3.11. Danh sách các khu mỏ khai thác khoáng sản bị tác động do ngập lụt

[8]

TT Tên khu mỏ khai thác khoáng sản

1 Mỏ Phụ gia xi măng núi Đầu Voi (8,9 ha) của Công ty SXVL Puzơlan IDICO 2 Mỏ đá Mỹ Trang (30,0ha) của Xí nghiệp đá Mỹ Trang

3 Mỏ cát thôn Tân Phước, xã Bình Minh (1,54ha) của Công ty TNHH Khang Huy 4 Mỏ cát thôn An Châu, xã Bình Thới (1,0ha) của Hộ kinh doanh ông Trương Đỡ 5 Mỏ cát thôn Minh Khánh, xã Tịnh Minh (7,7ha) của Công ty TNHH Xây lắp Thiên

An

6 Mỏ cát thôn Xuân Phổ Tây, xã Nghĩa Kỳ (3,0ha) của Công ty TNHH Quang Thắng

7 Mỏ cát Doi 10, TP Quảng Ngãi (39,6 ha) của Công ty Cổ phần Toàn Việt 8 Mỏ cát thôn Liên Hiệp I, TT.Sơn Tịnh (16,0ha) của Công ty Cổ phần Toàn Việt 9 Mỏ cát P. Nghĩa Chánh, TP.Quảng Ngãi (2,6ha) của Công ty TNHH Xuân Phát

50

10 Mỏ cát Lô 2-xã Nghĩa Dũng, TP.Quảng Ngãi (8,8ha) của Công ty TNHH Xây lắp Phước Tiến

11 Mỏ cát Lô 3-xã Nghĩa Dũng, TP.Quảng Ngãi (8,54ha) của Công ty Xây dựng Thành Đạt

12 Mỏ cát Lô 1-xã Nghĩa Dũng, TP.Quảng Ngãi (8,8ha) của Công ty TNHH Thành Sen

Một phần của tài liệu Tích hợp các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu vào kế hoạch bảo vệ môi trường thành phố Quảng Ngãi đến năm 2020 (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)