1.5.3.1. Môi trường
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cùng với sự phát triển chung của cả nước, tỉnh Quảng Ngãi đã có những bước phát triển đáng kể, tỷ trọng công nghiệp dịch vụ trong cơ cấu kinh tế ngày được nâng cao, cuộc sống của đại bộ phận nhân dân từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội là sức ép lên môi trường: Khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lượng chất thải ra môi trường ngày càng nhiều và đa dạng, nguy cơ gây ô nhiễm ngày càng cao. Qua kết quả quan trắc 3 đợt trên địa bàn tỉnh năm 2010 có thể đánh giá chung về chất lượng môi trường tỉnh Quảng Ngãi như sau:
(i) Môi trường nước
Chất lượng nước tại các điểm quan trắc của nước thải công nghiệp phần lớn các giá trị vượt tiêu chuẩn cho phép. Trong đó có một số vị trí quan trắc hàm lượng BOD, COD vượt tiêu chuẩn rất nhiều. Đây là vấn đề đáng quan tâm bởi vì hàm
26
lượng chất hữu cơ, cyanua trong nước thải cao khi thải ra môi trường sẽ làm ô nhiễm nguồn nước mặt của khu vực nhận thải. Đối với chỉ tiêu kim loại nặng: ngoại trừ hàm lượng Cd của một số vị trí vượt tiêu chuẩn cho phép, tất cả các chỉ tiêu còn lại như Pb, As, Hg đều nằm trong khoảng cho phép của tiêu chuẩn.
Chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh: Qua số liệu quan trắc tỉnh Quảng Ngãi năm 2010, nhìn chung nguồn nước mặt tại các nơi nhận thải của các nhà máy, khu công nghiệp, các bến cá, cửa sông đều có hàm lượng chất hữu cơ cao. Đây là nguyên nhân làm cho chỉ tiêu Coliform của nước mặt tăng cao.
Chất lượng nước ngầm: Tại các điểm quan trắc trên địa bàn tỉnh vẫn còn tương đối tốt và hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong khoảng cho phép của quy chuẩn.
Chất lượng nước biển ven bờ tại các vị trí quan trắc trên địa bàn tỉnh là tương đối tốt, môi trường biển còn sạch. Hầu hết các chỉ tiêu tại các vị trí quan trắc năm 2010 nằm trong quy chuẩn cho phép và thấp hơn các đợt quan trắc năm 2007. Chất lượng nước biển tại các bãi tắm còn tốt, nước biển tại các khu vực khác có hàm lượng các chất ô nhiễm cao hơn.
(ii) Môi trường đất
Chất lượng môi trường đất tại tỉnh Quảng Ngãi tương đối tốt, chưa có dấu
hiệu của sự ô nhiễm kim loại nặng và thuốc trừ sâu (trừ một số nơi quan trắc có nhu cầu oxy hóa học vượt tiêu chuẩn cho phép).
(iii) Môi trường không khí
Đối với khu vực nông thôn chất lượng không khí còn tốt, chưa có dấu hiệu ô nhiễm. Trong khi đó không khí tại các tuyến quốc lộ, các khu vực khai thác vật liệu xây dựng thông thường, cũng như trong khu vực thành phố đã có dấu hiệu ô nhiễm bụi và tiếng ồn ở mức độ nhẹ. Nguyên nhân là do sự phát triển về kinh tế đã kéo theo sự gia tăng đột biến về các phương tiện giao thông, đặc biệt là xe máy và ô tô trên địa bàn tỉnh.
1.5.3.1. Chất thải rắn
Hàng năm trung bình có khoảng 63.000 tấn chất thải rắn phát sinh, dự báo trong những năm đến lượng chất thải rắn trên địa bàn tỉnh tăng nhanh (năm 2010:
320.400 tấn/năm; 2015: 473.436 tấn/năm; 2020: 626.904 tấn/năm). Hoạt động xử lý
27
trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi; 20 - 35 % lượng chất thải rắn phát sinh trên địa
bàn các huyện.
Như vậy: Hiện trạng về môi trường của tỉnh Quảng Ngãi trong những năm qua tuy chưa ở mức độ ô nhiễm nghiêm trọng nhưng cũng đã ở tình trạng báo động. Nước thải, khí thải từ các khu công nghiệp, từ các khu đô thị xử lý chưa đạt chuẩn hoặc chưa được xử lý thải ra môi trường, rác thải chưa được thu gom, xử lý triệt để. Trong thời gian tới, cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, đặc biệt là các ngành công nghiệp nặng phát triển tại Khu kinh tế Dung Quất cũng như quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh sẽ đặt công tác môi trường trở thành một trong những vấn đề trọng tâm trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
28
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH TÍCH HỢP BĐKH VÀO KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI VÀ TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Môi trường thành phố Quảng Ngãi và tỉnh Quảng Ngãi;
- Các kế hoạch, chính sách bảo vệ môi trường thành phố Quảng Ngãi và tỉnh Quảng Ngãi. 2.2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Cách tiếp cận
Tiếp cận kế thừa: Tiếp thu các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến tích hợp BĐKH trên cơ sở thu thập, tổng hợp, phân tích các nguồn dữ liệu trong và ngoài nước;
Tiếp cận chuyên gia: tham khảo ý kiến chuyên gia có kinh nghiệm và hiểu biết sâu về tích hợp BĐKH vào kế hoạch bảo vệ môi trường.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập, thống kê và tổng hợp tài liệu; Phương pháp điều tra khảo sát thực địa;
Phương pháp chuyên gia; Phương pháp phân tích ma trận.