Vị trí, vai trò của Hợp tác xã trong hoạt động sản xuất kinh doan hở Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về hợp tác xã và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 33 - 34)

7. Kết cấu của luận văn:

1.3.1.Vị trí, vai trò của Hợp tác xã trong hoạt động sản xuất kinh doan hở Việt Nam

Lịch sử phát triển kinh tế, xã hội trên thế giới đã chứng minh rằng, sự phát triển nền kinh tế thị trƣờng đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau nhƣng về cơ cấu và tổ chức kinh tế thì trong mỗi giai đoạn đều tồn tại rõ nét 3 khu vực khác nhau: khu vực kinh tế tƣ nhân; khu vực kinh tế nhà nƣớc và khu vực kinh tế tập thể.

Ở Việt Nam, Là thành phần kinh tế tập thể nằm trong các thành phần kinh tế của nƣớc ta. Kinh tế HTX đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta coi là tổ chức kinh tế nòng cốt. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, HTX có vai trò đảm bảo hậu phƣơng vững chắc, tập hợp lao động là các nông dân, hộ nông dân đi làm ăn tập thể, xây dựng chủ nghĩa xã hội, góp phần đấu tranh thống nhất nƣớc nhà.

Giai đoạn cả nƣớc đi lên Chủ nghĩa xã hội, HTX có vai trò quan trọng trong cuộc vận động cải tạo xã hội chủ nghĩa, là thành phần kinh tế quan trọng góp phần xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Giai đoạn phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế hợp tác, HTX vẫn là chỗ dựa cho hộ sản xuất, ngƣời lao động riêng lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Qua đó góp phần quan trọng vào tăng trƣởng kinh tế, tạo việc làm, ổn định xã hội mà quan trọng hơn là đáp ứng hiệu quả hơn các nhu cầu chung về kinh tế, xã hội và văn hóa của thành viên. Để làm tốt vai trò của mình trong bối cảnh kinh tế thị trƣờng ngày càng mạnh mẽ, các HTX luôn cải tiến thiết bị, đầu tƣ chiều sâu, hiện đại hóa sản xuất và cải tiến tổ chức quản lý để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, HTX đã ngày càng phát triển mở rộng dung nạp không chỉ ngƣời nghèo

32

mà còn cả ngƣời giàu trong xã hội, những ngƣời có lòng nhân đạo cùng có chung mục đích, nhu cầu và thừa nhận tôn chỉ mục đích của HTX, tự nguyện tham gia HTX. Thông qua đó bảo vệ lợi ích cho các xã viên, hộ nông dân; tạo cơ hội huy động nguồn trợ giúp về vốn từ nhiều phía, là cơ sở để cải tiến công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Sự phát triển kinh tế HTX của nƣớc ta đã chứng minh: kinh tế HTX không phải là khu vực chính để tạo ra nhiều lợi nhuận và tăng trƣởng kinh tế mà là khu vực có vai trò, vị trí quan trọng trong giải quyết việc làm đảm bảo đời sống cho đông đảo ngƣời lao động, các vấn đề khác liên quan đến cuộc sống của họ nhƣ giúp đỡ, thăm hỏi lúc ốm đau, hiếu hỷ…Từ đó đáp ứng những nhu cầu về văn hóa xã hội; là cơ hội giải quyết những mâu thuẫn bất đồng trong cộng đồng dân cƣ, góp phần củng cố an ninh trật tự an toàn xã hội. Tạo thuận lợi cho tăng trƣởng và phát triển kinh tế ở từng địa phƣơng. Lợi ích này rõ ràng các doanh nghiệp không thể làm đƣợc.

Cùng với đà phát triển kinh tế hàng hóa, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc đƣợc đẩy nhanh và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nhu cầu phát triển HTX sẽ ngày càng trở nên bức xúc, cấp thiết đối với đông đảo ngƣời lao động, các hộ gia đình, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng có vai trò, vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, giải quyết việc làm và thu nhập cho phần lớn ngƣời lao động đặc biệt trong nông nghiệp và nông thôn. [46, tr 43].

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về hợp tác xã và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 33 - 34)