a) Công tác xử lý rủi ro
Công tác xử lý rủi ro trong hoạt động TDĐT tại NHPT Việt Nam giai đoạn 2011-2013 là tiến độ xử lý chậm và thủ tục xử lý rủi ro phức tạp, dẫn đến nợ quá hạn của hệ thống NHPT Việt Nam ngày càng tăng.
Do đó, để giải quyết được thực trạng này, Chính phủ nên giao cho Bộ tài chính xem xét, quyết định xử lý rủi ro của hệ thống NHPT Việt Nam đối với
nghiêm túc phê bình hoặc có hình thức xử lý nghiêm khắc đối với người đứng đầu bộ phận nào giải quyết thủ tục liên quan vượt quá hạn định kể từ khi nhận đủ hồ sơ xử lý.
b) Khuyến khích và xử lý các đơn vị vay vốn theo chương trình của Chính phủ
Nguồn trả nợ các đơn vị vay vốn theo Chương trình của Chính phủ là từ ngân sách địa phương nên việc trả nợ tùy thuộc vào kế hoạch bố trí nguồn trả nợ của các cơ quan thẩm quyền có liên quan. NHPT Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang thu nợ chỉ dựa vào các biện pháp là đôn đốc, theo dõi và đề nghị các cơ quan thẩm quyền bố trí trả nợ. Biện pháp này đôi khi không phát huy tác dụng dẫn đến nợ quá hạn tăng lên, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động và ảnh hưởng đến việc cân đối vốn trong hệ thống NHPT Việt Nam.
Để các đơn vị vay vốn theo Chương trình của Chính phủ thực hiện việc trả nợ cho NHPT Việt Nam đúng theo hợp đồng tín dụng đã ký. Chính phủ cần phải tuyên truyền đối với địa phương, đơn vị vay vốn theo Chương trình của Chính phủ trả nợ đúng hạn, vì việc trả nợ đúng hạn sẽ giúp cho NHPT Việt Nam có thể tiếp tục quay vòng vốn để thực hiện các dự án khác phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội địa phương hiệu quả hơn. Hơn nữa, Chính phủ nên có biện pháp xử lý đối với tỉnh, địa phương nào để phát sinh nợ quá hạn khoản vay vốn các chương trình của Chính phủ. Cụ thể, Chính phủ có thể xem xét cắt giảm phân bổ ngân sách đối với tỉnh nào để phát sinh tình trạng quá hạn, lượng giảm này tương đương với khoản nợ quá hạn phát sinh đối với các dự án vay vốn các chương trình của Chính phủ trên địa bàn. Bên cạnh, hàng năm Chính phủ cũng cần phải biểu dương địa phương hoặc đơn vị nào hoàn thành tốt việc trả nợ vốn vay theo các chương trình của Chính phủ cho NHPT Việt Nam.
6.2.2. Kiến nghị với Ngân hàng Phát triển Việt Nam
a) Đẩy mạnh công tác Marketing, tuyên truyền để thu hút khách hàng nhằm tăng cường doanh số cho vay
Giải pháp này nhằm giới thiệu đến toàn bộ các khách hàng, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nhận thức rõ chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPT Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang về:
+ Những lĩnh vực, ngành nghề nào được vay vốn TDĐT.
+ Điểm khác biệt giữa NHPT Việt Nam so với các NHTM khác. + Những ưu đãi của chính sách TDĐT.
- NHPT Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang cần phải tổ chức hội nghị khách hàng để tuyên truyền về chính sách TDĐT do Chi nhánh thực hiện và lấy ý kiến đóng góp của khách hàng về quá trình thực thi chính sách TDĐT. Thông qua ý kiến phản ánh của khách hàng sẽ là nguồn thông tin hữu ích để Chi nhánh đóng góp ý kiến với Hội sở chính, góp phần hoàn thiện quy trình.
- Phạm vi đối tượng được hưởng chính sách TDĐT rất rộng nên trong quá trình thực hiện chính sách Marketing, Chi nhánh cần hệ thống lại, chọn lọc những đối tượng sao cho phù hợp với địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- Thời gian tới công tác tuyên truyền, quảng cáo đối với hoạt động của Chi nhánh cần được quan tâm nhiều hơn. Ngoài các hình thức truyền thống mà một số đơn vị thường làm như: Hội nghị khách hàng, quảng cáo trên đài phát thanh truyền hình, trên các ấn phẩm được nhiều người quan tâm… Chi nhánh nên thành lập trang web cho mình. Thông qua trang web này sẽ giúp các chủ đầu tư nắm được các thông tin về chính sách tín dụng đầu tư phát triển và ý kiến đóng góp phản hồi lại đối với Chi nhánh.
- Bên cạnh đó, NHPT Việt Nam cần thường xuyên tặng “Tạp chí Hỗ trợ Phát triển” của Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho các đơn vị vay vốn; cho thư viện tỉnh; cho các trường đào tạo nghề trong tỉnh để nhằm tuyên truyền quảng cáo hoạt động của ngân hàng phát triển đến nhiều đối tượng khác nhau.
- Thực hiện giải pháp này, NHPT Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang sẽ giới thiệu được những ưu đãi của chính sách TDĐTPT của Nhà nước đến nhiều doanh nghiệp, khách hàng có nhu cầu sẽ liên hệ xin vay vốn TDĐT ngày càng nhiều hơn. Tạo điều kiện thuận lợi để NHPT Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang lựa chọn được những khách hàng thật sự tốt: đúng đối tượng, có kinh nghiệm, có tiềm lực về tài chính tốt, có năng lực sản xuất kinh doanh tốt, … để cho vay. Từ đó, NHPT Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang sẽ hạn chế được rủi ro trong hoạt động cho vay, giảm tỷ lệ nợ quá hạn tại Chi nhánh.
b) Đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách tín dụng ĐTPT
- Thay đổi lãi suất theo sát thị trường, chuyển sang các ưu đãi khác như thời gian vay vốn dài hơn, khả năng tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn cho các đối tượng.
c) NHPT Việt Nam cần tạo tính chủ động cho Chi nhánh
Để đảm bảo việc xử lý rủi ro được kịp thời nhanh chóng, NHPT Việt Nam cần tạo tính chủ động cho Chi nhánh trong việc xử lý các dự án trên địa bàn do Chi nhánh quản lý.
Bên cạnh, để việc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay nhanh chóng, thu hồi nợ kịp thời, NHPT Việt Nam cho phép các Chi nhánh được toàn quyền xử lý tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật hiện hành và được quyền khởi kiện ra toà khi chủ đầu tư vi phạm hợp đồng, không cần phải xin ý kiến của Tổng giám đốc như hiện nay.
d) Điều chỉnh lãi suất cho vay
Để hạn chế tình trạng chiếm dụng vốn, kích thích các chủ đầu tư sớm trả nợ và đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ cần điều chỉnh mức lãi suất cho vay gần sát với lãi suất thị trường. Tùy theo đối tượng cho vay và mức độ cam kết của Việt Nam với các nước thành viên khi hội nhập mà quy định mức lãi suất sao cho phù hợp.
e) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hệ thống NHPT Việt Nam
Để góp phần hạn chế rủi ro với mức thấp nhất, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó cần chú trọng đến chất lượng cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng cần phải có kiến thức sâu, rộng về các vấn đề sau:
- Quy chế, quy trình cho vay từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, giải ngân và giám sát tín dụng sau khi đã hoàn thành việc giải ngân.
- Kỹ thuật thẩm định dự án đầu tư, đánh giá khách hàng.
- Khả năng phân tích các nguyên nhân dẫn đến rủi ro và các biện pháp xử lý cơ bản.
- Kiến thức về kinh tế, luật pháp và các chính sách liên quan đến quan đến quyền sở hữu tài sản, đăng ký giao dịch đảm bảo, phát mại tài sản...
- Trình độ ngoại ngữ và tin học.
Ngoài ra, cán bộ còn phải có đạo đức trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao. Việc cán bộ không đáp ứng tốt những yêu cầu cơ bản trên có thể dẫn đến những sai lầm khi cấp các khoản tín dụng, cũng như sai sót trong khi quản lý, giám sát rủi ro tín dụng, dẫn đến chất lượng tín dụng thấp, khả năng thu hồi vốn thấp, gây thất thoát nguồn vốn của Nhà nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ, 2011. Nghị định về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nứơc năm 2011. Hà Nội, tháng 8 năm 2011.
2. Ngân Hàng Nhà Nước, 2001. Quyết định ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng năm 2001. Hà Nội, tháng 12 năm 2001.
3. Ngân hàng nhà nước, 2013. Thông tư quy định về phân loại tài sản có và cam kết ngoại bảng của NHPTVN năm 2013. Hà Nội, tháng 12 năm 2013.
4. Nguyễn Minh Kiều, 2006. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng. Đại học kinh tế Hồ Chí Minh.
5. Thái Văn Đại, 2013. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng. Đại học Cần Thơ.
6. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình quản trị dự án phát triển. Đại học Cần Thơ.
PHỤ LỤC
DANH SÁCH CÁC DỰ ÁN PHÂN LOẠI THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ
CN PHỤC VỤ SẢN XUẤT VÀ XÂY DỰNG
1. Dây chuyền Xi măng Hà Tiên 2.2 2.Đầu tư mua tàu hút bùn
3. Đầu tư xây dựng nhà máy clinker
4. Đầu tư mua xà lan vận chuyển hàng hóa của XNXD Thủy Lợi Bá Phúc
5. Đầu tư đóng mới xà lan vận chuyển hàng hóa của DNTN XDGTTL Kiên Thành 6. Đầu tư mở rộng PXCB nước mắm
7. ĐT mở rộng SXNM nước đá của DNTN Phúc Đảm 8. Đầu tư xây dựng MRSXNM nước đá Bình An 9.ĐTXD CSSX nước mắm Khải Hoàn
NÔNG - LÂM - THỦY SẢN
1. NM chế biến gạo XK PX6-GR
2. ĐTXD nhà máy chế biến thủy sản
3. ĐTXD nhà máy chế biến bột cá của Công ty TNHH Phúc Ngọc 4. ĐTXD nhà máy chế biến bột cá của Công ty TNHH Trường Phú 5. Nhà máy chế biến bột cá của Cty CP Nông lâm sản KG
6. ĐTXN CBLT XK Vĩnh Thắng
AN SINH XÃ HỘI 1. Cấp nước Dương Đông Phú Quốc 2. Cấp nước Đông Hà Tiên mở rộng 3. ĐTXD TT châm cứu - an dưỡng
MÔI TRƯỜNG