0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Phân tích thu nợ theo lĩnh vực đầu tư

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH KIÊN GIANG (Trang 40 -45 )

Thu nợ gốc

Công tác thu nợ gốc được chi nhánh thực hiện sau thời gian ân hạn. Với đặc điểm về thời hạn và quy mô của tín dụng đầu tư thì số lượng khách hàng của NHPTVN không nhiều bằng những Ngân hàng thương mại cho nên Ngân hàng có điều kiện tập trung nhiều hơn cho từng khách hàng để công tác thu hồi nợ đạt hiệu quả. Tuy nhiên, dư nợ trên mỗi khách hàng là rất lớn và thời gian của dự án rất dài cho nên việc thu nợ đối với một khách hàng nhất định sẽ có nhiều khó khăn phát sinh trong thời gian thu hồi nợ.

NĂM CHÊNH LỆCH 2011 2012 2013 2012 so với 2011 2013 so với 2012 CHỈ TIÊU Số Tiền Tỷ trọng Số Tiền Tỷ trọng Số Tiền Tỷ trọng Số Tiền % Số Tiền % CN Phục vụ sản xuất và xây dựng 78.890 71,86 74.656 71,14 86.029 87,96 (4.234) (5,37) 11.373 15,23 Nông – Lâm – Thủy sản 12.657 11,53 25.323 24,13 6.499 6,64 12.666 100,07 (18.824) (74,34) An sinh xã hội 4.914 4,48 3.594 3,42 4.814 4,92 (1.320) (26,86) 1.220 33,95 Môi trường 13.328 12,14 1.365 1,30 461 0,47 (11.963) (89,76) (904) (66,23)

TỔNG 109.789 100 104.938 100 97.803 100 (4.851) (4,42) (7.135) (6,80)

Nguồn: Bảng báo cáo tình hình hoạt động TDĐT của NHPTVN chi nhánh Kiên Giang 2011-2013.

- Lĩnh vực CN phục vụ sản xuất và xây dựng: có tỷ trọng doanh số thu nợ cao nhất trong tổng doanh số thu nợ. Dư nợ lĩnh vực này cao cho nên thu nợ cao qua các năm cũng là điều dễ hiểu, tuy giữ ở mức cao nhưng thu nợ lại có sự biến động lên xuống qua các năm chủ yếu là do sự biến động về doanh số thu nợ đối với dự án lớn là Dây chuyền Xi măng Hà Tiên nhưng theo đúng kế hoạch của Chi nhánh đề ra, có sự suy giảm năm 2012 nhưng đã tăng trở lại vào năm 2013, kế hoạch thu nợ là 68.675 triệu đồng nhưng kết quả thực hiện thu hồi nợ đến 80.087 triệu đồng cho nên thu nợ của lĩnh vực này có sự gia tăng mạnh trong năm 2013. Bên cạnh đó thì cũng có một dự án có doanh số thu nợ thấp và suy giảm qua các năm đó là dự án Đầu tư đóng mới xà lan vận chuyển hàng hóa, kế hoạch thu nợ 394 triệu đồng nhưng chỉ thu được 103 triệu đồng và dự án này cũng không hoàn thành việc trả nợ lãi cho Ngân hàng. Ngoài ra thì tất cả những dự án còn lại đều hoàn thành tốt nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng theo đúng như kế hoạch của Ngân hàng đề ra.

- Lĩnh vực có doanh số thu nợ giảm nhiều nhất phải kể đến lĩnh vực Môi trường. Nguyên nhân giảm là do dự án nhà máy xử lý rác TP Rạch Giá hoạt động kém hiệu quả nên không có khả năng trả nợ.

- Doanh số thu nợ lĩnh vực Nông –Lâm – Thủy sản có biến động lớn qua các năm. Năm 2012 tăng cao do có sự gia tăng mạnh từ doanh số thu nợ của dự án ĐT XNCBLT XK Vĩnh Thắng do dự án này hoạt động hiệu quả, năm 2011 doanh số thu nợ đối với dự án này là 4.873 triệu đồng, năm 2012 doanh số thu nợ tăng lên tới 17.275 triệu đồng, đồng thời hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đối với Ngân hàng. Bên cạnh đó, thì cũng có một dự án còn dư nợ cao nhưng có doanh số thu nợ thấp qua các năm là dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến bột cá. Ngoài ra thì tất cả các dự án còn lại thuộc lĩnh vực này đều hoàn thành tốt nghĩa vụ trả nợ.

Ta nhận thấy, trong sự suy giảm chung của doanh số cho vay qua các năm thì doanh số thu nợ cũng giảm theo là dễ hiểu. Tuy nhiên, còn có một số dự án có doanh số thu nợ thấp và suy giảm qua các năm như phân tích ở trên do những nguyên nhân khác như:

+ Tiến độ xử lý rủi ro còn chậm: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là trình tự thủ tục xử lý rủi ro còn phức tạp, Chi nhánh phải hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định trình lên Hội sở chính, Hội sở chính kiểm tra, xem xét và trình Bộ tài chính, Bộ tài chính kiểm tra, xem xét và trình Chính phủ quyết định.

+ Tài sản đảm bảo chỉ mang tính hình thức: Theo quy định của NHPT Việt Nam, chủ đầu tư được dùng các tài sản sau đầu tư để thế chấp và sau 06 tháng kể từ ngày chuyển nợ quá hạn, sau khi đã áp dụng các biện pháp thu hồi

nợ mà chủ đầu tư không trả được nợ thì đơn vị cho vay được quyền phát mại tài sản để thu hồi nợ vay theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế việc ký hợp đồng thế chấp sau đầu tư chỉ mang tính hình thức, chủ yếu là để hợp thức hóa về các thủ tục đảm bảo tiền vay. Nhiều tài sản trên sổ sách có giá trị rất lớn nhưng giá trị thực tế rất nhỏ và tính thanh khoản rất thấp. Và trên thực tế đối với những dự án đang tồn tại những khoản nợ khó đòi tại Chi nhánh trong 3 năm qua thì không có khoản nào mà Ngân hàng phải xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.

+ Trình độ, năng lực của chủ đầu tư: Một số chủ đầu tư, do trình độ còn hạn chế nên ngay từ khâu chuẩn bị lập dự án đã thể hiện những bất cập như: những vấn đề về trình tự thủ tục lập dự án không tuân thủ theo quy định; những thông tin, dữ liệu làm cơ sở lập dự án không đủ thuyết phục, không lường trước được những tác động từ nền kinh tế ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án…nên thường những dự án này khi hoàn thành đưa vào sử dụng thì không mang lại hiệu quả như tính toán ban đầu. Chủ đầu tư Dự án Nhà máy xử lý rác TP Rạch Giá do không lường trước được nguồn cung rác nên hoạt động không hết công suất vì thiếu nguồn rác để xử lý.

+ Việc trích lập quỹ dự phòng chỉ dựa vào một tiêu chí duy nhất là 0,5% trên tổng dư nợ bình quân. Việc trích lập này không đảm bảo được tính chủ động của ngân hàng khi xử lý rủi ro vì khi nguồn xử lý rủi ro không đủ bù đắp thì phải thông qua Bộ tài chính trình Chính phủ phê duyệt.

Nhìn chung doanh số thu nợ theo NĐ75 của Chính phủ đạt kết quả tốt, chi nhánh đã thu hồi nợ hầu hết các dự án đúng như kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, vẫn còn một số dự án không thể hoàn thành nghĩa vụ trả nợ như kế hoạch đề ra đáng kể nhất là dự án Nhà máy xử lý rác TP Rách Giá. Chi nhánh cần tích cực tìm ra những nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng này và tìm ra cách giải quyết phù hợp góp phần làm gia tăng kết quả thu hồi nợ của Ngân hàng.

Thu nợ lãi

Hoàn thành kế hoạch thu hồi nợ lãi là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác thu nợ của ngân hàng và được thực hiện từ khi bắt đầu giải ngân cho đến hết thời hạn cho vay.

Nguồn: Bảng báo cáo tình hình hoạt động TDĐT của NHPTVN Chi nhánh Kiên Giang 2011-2013 2011 2012 2013 Kế Hoạch Thực hiện Hoàn thành Kế Hoạch Thực hiện Hoàn thành Kế Hoạch Thực hiện Hoàn thành CHỈ TIÊU

Số Tiền Số Tiền (%) Số Tiền Số Tiền (%) Số Tiền Số Tiền (%)

CN Phục vụ SX và XD 20.472 23.532 114,95 33.724 35.560 105,44 32.756 38.137 116,43

Nông -Lâm -Thủy sản 2.827 2.980 105,41 2.143 2.353 90,2 2.497 859 34,4

An sinh xã hội 1.052 994 94,49 729 747 97,53 488 478 97,95

Môi trường 9.924 9.571 96,46 11.162 871 7,8 20.217 5.375 26,59

TỔNG 34.275 37.077 108,18 47.758 39.531 83,77 55.958 44.849 80,15

Bảng 4.5: Mức độ hoàn thành kế hoạch thu nợ lãi theo lĩnh vực đầu tư từ 2011-2013 của NHPTVN

- Thu nợ lãi năm 2011 được hoàn thành tốt. Thu nợ lãi vượt kế hoạch 8,18%, nhiều dự án vượt kế hoạch thu nợ, trong đó Dây chuyền xi măng Hà Tiên của lĩnh vực CN phục vụ sản xuất và xây dựng có mức vượt kế hoạch đáng kể nhất. Tuy nhiên vấn đề thu nợ lãi của ngân hàng vẫn có một số vấn đề cần quan tâm. Năm 2011 ngân hàng không đặt kế hoạch chỉ tiêu thu nợ lãi đối với dự án ĐT mua tàu hút bùn và nhà máy chế biến bột cá của công ty TNHH Trường Phú bởi vì ngân hàng đánh giá khả năng thu nợ là đối với hai dự này là rất thấp, thực tế thì sang năm 2012 thì ngân hàng đã khoanh nợ đối với dự án đầu tư hút bùn.

Năm 2012 thu nợ lãi vượt kế hoạch ở hầu hết các lĩnh vực. Tuy nhiên ở lĩnh vực môi trường thì kết quả thu hồi nợ lãi từ dự án ĐTXD Nhà máy xử lý rác TP Rạch Giá rất kém chỉ đạt 7,8% kế hoạch đề ra. Ta đã biết dự án này đã không hoàn thành thành nghĩa vụ trả nợ gốc như đã phân tích ở trên, đồng thời cũng không thể hoàn trả lãi cho nên Chi nhánh cần có những giải pháp hợp lý để xử lý. Năm 2013 lĩnh vực Nông – Lâm – Thủy sản không hoàn thành kế hoạch thu lãi. Nguyên nhân chủ yếu là do việc không hoàn thành trả nợ của dự án ĐTXD Nhà máy chế biến bột cá của Công ty TNHH Trường Phú, không trả lãi đủ do án hoạt động cầm chừng, không ổn định. Việc không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ lãi chứng tỏ là dự án đang gặp nhiều khó khăn vì vậy Ngân hàng cần có biện pháp để xử lý món nợ này.

+ Dự án ĐTXD Nhà máy xử lý rác TP Rạch Giá thuộc lĩnh vực Môi trường, từ năm 2012 thì dự án này đã không thể trả lãi cho Ngân hàng nhưng do ngân hàng nhận định năm 2013 dự án này có khả năng hoạt động tốt trở lại nên đã đặt ra kế hoạch thu nợ đối với dự án này vào năm 2013. Tuy nhiên do gặp nhiều khó khăn về nguyên đầu vào nhiều nên năm 2013 dự án này không trả nợ gốc và lãi đúng theo kế hoạch đề ra. Điều này cho thấy thực tế về tình hình hoạt động của dự án đã không diễn ra đúng như đánh giá của Ngân hàng do đó có thể gây ra sự chậm trễ trong việc xử lý đối với số nợ của dự án này.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH KIÊN GIANG (Trang 40 -45 )

×