Khái quát hoạt động TDĐT thông qua một số chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam – chi nhánh kiên giang (Trang 34 - 36)

năm 2011 – 2013

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

a) Hệ số thu nợ

Quan sát bảng số liệu ta thấy hệ số thu nợ tăng liên tục qua các năm. Hệ số này thể hiện số vốn vay của khách hàng mà ngân hàng thu được trên 100 đồng cho vay nên hệ số này vẫn giữ được ở mức cao là điều tốt thể hiện được sự nỗ lực và quyết tâm cao của chi nhánh trong công tác thu hồi nợ. Chi nhánh cần có những biện pháp thích hợp để giữ hệ số này ở mức cao nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên kết quả thu hồi nợ của ngân hàng cũng còn rất nhiều khó khăn. Hệ số thu nợ cao và luôn tăng

CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ 2011 2012 2013

Doanh số cho vay Triệu đồng 249.572 218.142 163.700 Doanh số thu nợ Triệu đồng 145.488 143.137 148.303

Dư nợ Triệu đồng 724.915 799.920 815.317

Dư nợ bình quân Triệu đồng 672.873 762.418 807.619

Nợ quá hạn Triệu đồng 4.963 12.355 11.940 Nợ xấu Triệu đồng 4.963 12.355 12.838 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ % 1,50 1,54 3,04 Nợ xấu/Tổng dư nợ % 1,50 1,54 1,57 Hệ số thu nợ % 58,30 65,62 90,59 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 0,22 0,19 0,18

trưởng mạnh chủ yếu là do doanh số thu nợ cao đối với một số dự án lớn và vẫn còn một số dự án nhỏ không hoàn thành kế hoạch trả nợ cho Ngân hàng. Do đó, hệ số thu hồi nợ tăng trưởng là điều tốt tuy nhiên Ngân hàng cần phải quan tâm đến kết quả thu hồi nợ của toàn bộ những đối tượng vay vốn để đảm bảo sự cân đối trong hiệu quả thu hồi nợ của Ngân hàng.

b) Nợ xấu/ Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng và uy tín của Ngân hàng, đồng thời phản ánh mức độ rủi ro mà Ngân hàng phải gánh chịu. Tỷ lệ này càng thấp cho thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng cao, rủi ro tín dụng thấp và ngược lại.

Trong hoạt động tín dụng của bất cứ Ngân hàng thì lúc nào cũng có những rủi ro mà có rủi ro thì sẽ có nợ xấu. Hoạt động tín dụng đầu tư của NHPT cũng không phải là ngoại lệ. Trong các năm vừa qua hoạt động tín dụng đầu tư của NHPTVN Chi nhánh Kiên Giang cũng đã phát sinh những khoản nợ xấu.

Quan sát bảng số liệu ta thấy tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng qua các năm, đây là kết quả không mong muốn của Ngân hàng. Điều này cũng đáng lo ngại bởi vì trong 3 năm qua thì NHPTVN Chi nhánh Kiên Giang không có những hợp đồng tín dụng xin vay mới nào cho nên toàn bộ khoản nợ xấu trên phát sinh từ những hợp đồng tín dụng đã ký từ trước năm 2011. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh ở mức thấp và nằm trong giới hạn cho phép, điều này thể hiện được sự nỗ lực, cố gắng lớn của Ngân hàng trong việc hạn chế nợ xấu. Trước mắt là Chi nhánh cần quyết tâm hạn chế những khoản nợ xấu có thể phát sinh thêm, sau đó là khẩn trương tiến hành xử lý nợ xấu đã phát sinh theo đúng quy trình xử lý nợ xấu của Ngân hàng. Và trong thời gian tới Ngân hàng cần thận trọng hơn nữa trong công tác cho vay, thẩm định và đánh giá khách hàng.

c) Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ quá hạn gần như tương tự so với tỷ lệ nợ xấu bởi vì phần lớn nợ quá hạn hiện có của Ngân hàng đã bị xếp vào nhóm 3,4,5. Chỉ riêng năm 2013 là nợ quá hạn cao hơn so với nợ xấu do phát sinh nợ quá hạn nhóm 2 từ Chương trình tôn nền vượt lũ của Chính phủ.

d) Vòng quay vốn tín dụng

hiện không tốt khi vốn của ngân hàng luân chuyển ngày càng chậm. Chúng ta sẽ phân tích từng thành phần để biết được nguyên nhân trong những phần tiếp theo.

Trong hoạt động TDĐT của NHPTVN có 2 loại hình là cho vay theo NĐ75 của Chính phủ và cho vay theo Chương trình của Chính phủ. Hai loại hình này khác nhau về đặc điểm cho vay, điều kiện cho vay, lãi suất cho vay, số lượng các khoản cho vay và mức rủi ro nên để đánh giá được khách quan và chính xác hoạt động TDĐT thì cần phân tích chi tiết cho từng loại hình.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam – chi nhánh kiên giang (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)