Phân tích dư nợ theo lĩnh vực đầu tư

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam – chi nhánh kiên giang (Trang 45 - 48)

- Dư nợ thể hiện được sự tăng giảm của doanh số cho vay và doanh số thu nợ trong một thời kỳ, đồng thời nó cũng thể hiện khoản nợ còn lại phải thu của Ngân hàng. Dư nợ của ngân hàng gia tăng chưa chắc đã thể hiện được sự hiệu quả về hoạt động tín dụng của Ngân hàng mà có thể do doanh số cho vay ra thấp và công tác thu hồi nợ kém hiệu quả làm cho dư nợ gia tăng. Đối với

Nguồn: Bảng báo cáo tình hình hoạt động TDĐT tại NHPTVN Chi nhánh Kiên Giang 2011- 2013. NĂM CHÊNH LỆCH 2011 2012 2013 2012 so với 2011 2013 so với 2012 CHỈ TIÊU Số Tiền Tỷ trọng Số Tiền Tỷ trọng Số Tiền Tỷ trọng Số Tiền % Số Tiền % CN Phục vụ SX và XD 346.801 66,11 410.287 71,35 342.958 69,15 63.486 18,31 (67.329) (16,41) Nông-Lâm-Thủy sản 38.221 3,99 12.898 2,24 6.399 1,29 (25.323) (66,25) (6.499) (50,39) An sinh xã hội 11.528 2,20 7.934 1,38 3.120 0,63 (3.594) (31,18) (4.814) (60,68) Môi trường 145.291 27,70 143.926 25,03 143.465 28,93 (1.365) (0,94) (461) (0,32) TỔNG 541.841 100 575.045 100 495.942 100 33.204 6,13 (79.103) (13,76)

- Quan sát qua bảng số liệu dư nợ theo lĩnh vực đầu tư ta thấy dư nợ của lĩnh vực CN phục vụ sản xuất và xây dựng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu dư nợ theo lĩnh vực đầu tư của Ngân hàng bởi vì lĩnh vực này tập trung một số lượng lớn những dự án đầu tư bao gồm: Dây chuyền Xi măng Hà tiên 2.2, đầu tư mua tàu hút bùn, đầu tư xây dựng nhà máy Clinker Hà tiên, đầu tư mua Xà lan vận chuyển hàng hóa của XNXD Thủy lợi Bá Phúc, đầu tư đóng mới Xà lan vận chuyển hàng hóa của DNTN XDGTTL Kiên Thành, đầu tư mở rộng phân xưởng chế biến nước mắm của DNTN Hải Hương, ĐTXD mở rộng SXNM nước đá, ĐTXD MRSXNM nước đá Bình An, ĐTXD CSSX nước mắm Khải Hoàn. Không những tập trung nhiều dự án mà dư nợ trên một số dự án của lĩnh vực này còn rất cao vì thế làm cho dư nợ nhóm này cao. Cụ thể như Dây chuyền Xi măng Hà Tiên luôn có dư nợ rất cao qua các năm. Năm 2011 dư nợ tổng cộng lĩnh vực CN phục vụ sản xuất và xây dựng là 346.801 triệu đồng chiếm 66.11% trong toàn bộ dư nợ thì dự án dây chuyền xi măng Hà Tiên có dư nợ 323.647 triệu đồng.

Dư nợ lĩnh vực Môi trường cũng chiếm tỷ trọng khá cao qua các năm tuy lĩnh vực này chỉ có một dự án là dự án ĐTXD nhà máy xử lý rác TP Rạch Giá do dự án này là dự án lớn, số vốn đầu tư của dự án này lên tới 228.431 triệu đồng. Tổng số vốn vay NHPT của dự án này là 140.000 triệu đồng. Qua 3 năm thì dư nợ của lĩnh vực này sấp xỉ bằng nhau. Không có biến động nhiều là do Chi nhánh đã hoàn thành giải ngân cho dự án nhà máy xử lý rác TP Rạch Giá kể từ năm 2012 nhưng chủ đầu tư không thể trả được nợ cho nên đã làm cho dư nợ không có sự thay đổi.

- Nhìn vào bảng số liệu 4.4 ta thấy hầu hết dư nợ các lĩnh vực đều giảm qua các năm. Riêng năm 2012 dư nợ lĩnh vực CN phục vụ sản xuất và xây dựng tăng cao. Lý do, giải ngân vẫn duy trì ở mức cao do dự án Dây chuyền xi măng Hà Tiên được đầu tư với quy mô lớn vẫn được NHPTVN Chi nhánh Kiên Giang tiếp tục giải ngân số vốn lớn trong năm 2012, còn thu hồi nợ với dự án này lại giảm.

- Sang năm 2013 do khối lượng hoàn thành của Dây chuyền Xi măng Hà Tiên không còn nhiều nên Chi nhánh chỉ giải ngân số vốn còn lại chỉ là 18.700 triệu đồng, đồng thời thu hồi nợ của lĩnh vực này cũng tăng cao hơn so với năm 2012 cho nên dư nợ năm 2013 đã giảm khá mạnh.

càng thấp. Dư nợ năm 2011 rất cao bởi vì trong năm này Chi nhánh còn dư nợ của dự án đầu tư xí nghiệp chế biến lương thực Vĩnh Thắng với 17.275 triệu đồng. Sang năm 2012 và 2013 thì dư nợ đều giảm mạnh do không có khoản cho vay mới và đến năm 2013 thì Chi nhánh đã có nhiều dự án hết dư nợ chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Chi nhánh được thực hiện tốt. Tuy nhiên dư nợ giảm cũng thể hiện quy mô tín dụng của chi nhánh ở lĩnh vực thế mạnh này đang giảm. Kiên Giang là tỉnh có tiềm năng lớn về Nông – Lâm – Thủy sản nên nhu cầu đầu tư vẫn sẽ cao vì vậy chi nhánh cần tập trung nhiều hơn cho lĩnh vực này.

- Lĩnh vực an sinh xã hội cũng có hai dự án là cấp nước Dương Đông Phú Quốc và TT châm cứu an dưỡng. Hai dự án này cũng đã được giải ngân toàn bộ số vốn và nhìn quả bảng số liệu 4.4 ta thấy dư nợ của lĩnh vực này giảm mạnh qua các năm chứng tỏ công tác thu hồi nợ đối với lĩnh vực này được thực hiện tốt.

Tóm lại, dư nợ tín dụng đầu tư theo NĐ75 của Chính phủ tại NHPTVN – Chi nhánh Kiên Giang vẫn ở mức cao nhưng đã có sự sụt giảm mạnh. Điều này thực sự không tốt bởi vì dư nợ giảm chứng tỏ quy mô tín dụng giảm. Biện pháp để tăng trưởng dư nợ tín dụng một cách hiệu quả nhất đó là tăng cường doanh số cho vay. Tăng trưởng dư nợ tín dụng đi đôi với sự tăng trưởng doanh số cho vay và tăng trưởng doanh số thu nợ thì hoạt động tín dụng mới đạt hiệu quả tốt nhất. Trong thời gian tới thì Chi nhánh phải rất tích nỗ lực để tăng trưởng dự nợ theo chiều hướng này góp phần làm tăng quy mô tín dụng chung của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam – chi nhánh kiên giang (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)