0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Phân tích doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH KIÊN GIANG (Trang 53 -53 )

- NHPTVN Chi nhánh Kiên Giang đang cho vay hai Chương trình của Chính phủ là KCHKM và TNVL. Tuy nhiên hiệu quả hoạt động của hai Chương trình này hoàn toàn khác nhau.

Nguồn: Bảng báo cáo tình hình TDĐT tại NHPTVN Chi nhánh Kiên Giang 2011 - 2013

- Doanh số thu nợ đối với Chương trình KCHKM luôn tăng mạnh qua các năm do chương trình này hoạt động hiệu quả. Sự gia tăng này chứng tỏ sự nỗ lực và cố gắng trong công tác thu hồi nợ đi kèm với sự hoạt động hiệu quả của Chương trình.

- Ngược lại Chương trình Tôn nền vượt lũ thì hoạt động kém hiệu quả vì Chương trình này gặp nhiều khó khăn. Hiện tại, Ngân sách tỉnh đã để phát sinh nợ quá hạn vào cuối năm 2013 là 11.940 triệu đồng, theo kế hoạch thu nợ được NHPT giao năm 2014 là 8.065 triệu đồng. Do đó khả năng Ngân sách, Sở Tài chính tỉnh Kiên Giang sẽ tiếp tục để phát sinh thêm nợ quá hạn tại Chi nhánh. Hiện tại, Chi nhánh chưa có biện pháp khuyến khích và xử lý các đơn vị vay vốn theo Chương trình của Chính phủ trả nợ: Thông qua NHPTVN - Chi nhánh Kiên Giang, tổng số vốn tín dụng ĐTPT cho vay theo Chương trình chỉ định của Chính phủ chiếm 30% vốn vay. Đối với những dự án này, nguồn trả nợ là từ ngân sách địa phương nên việc trả nợ tùy thuộc vào kế hoạch bố trí nguồn trả nợ của các cơ quan thẩm quyền có liên quan, Chi nhánh chỉ có thể đôn đốc, theo dõi và đề nghị các cơ quan thẩm quyền bố trí trả nợ, còn việc áp dụng các biện pháp như khuyến khích hoặc xử lý nợ đối với các đơn vị này vượt ngoài tầm của Chi nhánh. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho công tác thu nợ đối với các Chương trình của Chính phủ gặp nhiều khó khăn.

NĂM CHÊNH LỆCH 2012 so với 2011 2013 so với 2012 CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 Số tiền (%) Số tiền (%) CT KCHKM 23.750 26.250 50.500 2.500 10,53 24.250 92,38 CT TNVL 11.949 11.949 0 0 0 (11.949) (100) Tổng 35.699 38.199 50.500 2.500 7,00 12320 32,20

Bảng 4.10: Tình hình thu nợ theo Chương trình của Chính phủ

gọi đại diện cho nhiều hoạt động trong đó bao gồm: Kiên cố hóa kênh mương, xây dựng đường giao thông nông thôn, xây dựng các công trình thủy lợi. Chương trình tôn nền vượt lũ thì có nhiều hoạt động như xây dựng đê bao, san lấp mặt bằng, giao thông, xây dựng hệ thống điện nước.

Nguồn: Bảng báo cáo tình hình TDĐT tại NHPTVN Chi nhánh Kiên Giang 2011 - 2013

- Năm 2012 và năm 2013 Chi nhánh thực hiện cho vay Chương trình KCHKM với số vốn cao và luôn tăng trưởng. Sự gia tăng dư nợ chỉ đơn thuần là do Chương trình này hoạt động hiệu quả nên ngân hàng thực hiện cho vay với số lượng lớn.

- Dư nợ Chương trình TNVL ít biến động qua các năm và chủ yếu do những năm trước đó chuyển sang không có dư nợ mới. Năm 2013 Ngân hàng không giải ngân cho Chương trình này nhưng dư nợ vẫn bằng với năm 2012 do không thể thu hồi thêm được nợ.

4.3.4 Phân tích nợ quá hạn

Cho vay theo Chương trình của Chính phủ là việc NHPT thực hiện cho vay theo yêu cầu của Chính phủ để cung cấp nguồn vốn TDĐT đến với những ngành nghề, lĩnh vực, vùng miền... có điều kiện khó khăn hoặc khó có thể tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng thương mại cho nên khả năng xảy ra rủi ro đối với khoản tín dụng này là tương đối cao. Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực của tập thể Chi nhánh NHPTVN tỉnh Kiên Giang trong việc giám sát hoạt động của chương trình, tích cực thực hiện công tác thu hồi nợ đạt hiệu quả cao nên nợ quá hạn của các Chương trình của Chính phủ được kiểm soát ở mức thấp và cũng chỉ mới dừng lại ở nợ nhóm phát sinh từ chương trình tôn nền vượt lũ cụm tuyến dân cư ĐBSCL năm 2013 và không có nợ quá hạn phát sinh từ nợ nhóm 1. NĂM CHÊNH LỆCH 2012 so với 2011 2013 so với 2012 CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 Số tiền (%) Số tiền (%) CT KCHKM 101.250 155.000 249.500 53.750 53,09 94.500 60,97 CT TNVL 81.824 69.875 69.875 (11.949) (14,60) 0 0 TỔNG 183.074 224.875 319.375 41.801 22,83 94.500 42,02

Bảng 4.11: Tình hình dư nợ TDĐT theo Chương trình Chính phủ

Bảng 4.12: Tình hình nợ quá hạn theo chương trình Chính phủ tại NHPTVN Chi nhánh Kiên Giang 2011-2013.

Đvt: Triệu đồng NĂM CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 Nợ Quá Hạn 0 0 11.940 CT KCHKM 0 0 0 CT TNVL 0 0 11.940

Nguồn: Bảng báo cáo tình hình TDĐT của NHPTVN chi nhánh Kiên Giang

- Chương trình tôn nền vượt lũ nhằm xây dựng các cụm tuyến dân cư vùng ngập lũ của đồng bằng sông Cửu long bao gồm những công tác như: Xây dựng đê bao thị trấn. San lấp mặt bằng, giao thông và thoát nước, cấp điện, cấp nước trong cụm dân cư. Lắp dựng nhà và bố trí dân vào cụm tuyến dân cư, xây dựng chợ, xây dựng bãi chôn lấp rác.

- Chương trình tôn nền vượt lũ nhận được những thuận lợi từ cơ chế ưu đãi của Chính phủ như không phải lập dự án đầu tư, được phép chỉ định thầu và cho ứng trước 50% giá trị sau khi ký hợp đồng. Đồng thời Bộ tài chính, Kho bạc Nhà nước, UBND tỉnh thường xuyên quan tâm, kiểm tra và chỉ đạo, hướng dẫn và đưa ra những giải pháp xử lý thích hợp giúp cho việc triển khai được thuận lợi. Nguồn vốn đầu tư theo kế hoạch được Ngân sách trung ương, NHPT bố trí đầy đủ, kịp thời cho chương trình. Tuy nhiên chương trình này hiện tại gặp nhiều khó khăn như:

+ Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp thoát nước còn chậm, việc lồng ghép các chương trình trong cụm, tuyến dân cư còn hạn chế như cấp điện nước.

+ Công tác lắp dựng thực hiện từ năm 2003 đến nay có thay đổi lớn về giá nhân công, máy thi công, giá vật liệu xây dựng cho nên chi phí xây dựng nhà tăng hơn so với dự kiến ban đầu.

+ Công tác bán đấu giá các lô nền sinh lợi để trả nợ ở một số Huyện còn rất chậm đến nay đã đến kỳ hạn trả nợ, tuy nhiên do người dân vào ở trong vùng ngập lũ chủ yếu là các hộ nghèo, không có khả năng trả nợ.

vào ở và kinh doanh mua bán, không phát huy được hiệu quả đầu tư theo kế hoạch đề ra.

+ Công tác thực hiện giải ngân chủ yếu qua Ngân sách tỉnh và được ngân sách tỉnh phân bổ kinh phí cho các huyện, thị và thành phố thực hiện. Do đó việc giám sát, kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn vay và hiệu quả thực hiện còn hạn chế.

- Do đó, năm 2013 Chương trình tôn nền vượt lũ của Chính phủ phát sinh một khoản nợ quá hạn 11.940 triệu đồng.

Tóm lại, hoạt động TDĐT theo chương trình Chính phủ giai đoạn 2011 - 2013 của chi nhánh NHPTVN tỉnh Kiên Giang đạt hiệu quả cao. Tình hình cho vay, dư nợ, thu nợ tăng trưởng qua các năm. Tuy có phát sinh nợ quá hạn nhưng chỉ mới phát sinh vào năm 2013 với tỷ lệ nợ quá hạn thấp. Chi nhánh cũng đã nhanh chóng đưa ra những giải pháp nhằm ngăn chặn cũng như hạn chế tối đa nợ quá hạn và tiếp tục xem xét khả năng hỗ trợ cho chương trình có nợ quá hạn tiếp tục hoạt động.

4.3.5 Phân tích hoạt động TDĐT theo Chương trình Chính phủ thông qua một số chỉ tiêu tài chính

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

a) Tỷ lệ nợ quá hạn

Chỉ có khoản nợ quá hạn của chương trình Tôn nền vượt lũ phát sinh vào năm 2013 và tỷ lệ cũng ở mức thấp. Điều này thể hiện được sự hiệu quả trong việc hạn chế nợ quá hạn. Chi nhánh cần phối hợp với các cơ quan khác để xử lý khoản nợ quá hạn của chương trình này để làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh.

CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ 2011 2012 2013

Doanh số cho vay Triệu đồng 31.040 80.000 145.000 Doanh số thu nợ Triệu đồng 35.699 38.199 50.500

Dư nợ Triệu đồng 183.074 224.875 319.375

Dư nợ bình quân Triệu đồng 185.403 203.975 272.125

Nợ quá hạn Triệu đồng 0 0 11.940

Nợ quá hạn/Tổng dư nợ % 0 0 3,74

Hệ số thu nợ % 115,01 47,75 34,83

Vòng quay vốn tín dụng Vòng 0,19 0,18 0,18

Bảng 4.13: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động TDĐT theo CTCP tại NHPTVN Chi nhánh Kiên Giang từ năm 2011 -2013

b) Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ giảm qua các năm là điều không tốt nhưng sự suy giảm này là có thể chấp nhận được do trong các năm qua chi nhánh đạt doanh số cho vay các chương trình Chính phủ khá cao mà việc thu hồi nợ của những khoản vay mới này được thực hiện trong một vài năm tới, doanh số thu nợ cũng tăng nhưng tăng ít hơn doanh số cho vay. Do đó, trong những năm kế tiếp chi nhánh cần nâng cao hơn nữa hiệu quả thu hồi nợ góp phần nâng cao hệ số thu hồi nợ của chi nhánh.

c) Vòng quay vốn tín dụng

Không có nhiều biến động qua các năm do tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ cũng tương ứng so với tốc độ tăng trưởng của dư nợ do khách hàng hoàn trả nợ đúng hạn như kế hoạch đã đề ra của ngân hàng. Do đó, nguồn vốn cho vay các chương trình của Chính phủ được luân chuyển đều đặn và hiệu quả. Chi nhánh cần phát huy hơn nữa để nâng cao vòng quay vốn tín dụng.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG

TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH KIÊN GIANG

5.1. NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHPTVN CHI NHÁNH KIÊN GIANG

5.1.1 Những mặt đạt được

Công tác thu nợ đạt kết quả khả quan: Chi nhánh đã hoàn thành tốt việc thu nợ đối với hầu hết các dự án và Chương trình của Chính phủ. Do đó, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ tồn tại ở mức thấp và trong giới hạn cho phép.

Dư nợ theo các Chương trình của Chính phủ tăng trưởng cao nhờ sự tăng cao của doanh số cho vay. Chứng tỏ quy mô tín dụng đối với các Chương trình của Chính phủ ngày càng được mở rộng.

Dư nợ các dự án theo Nghị định 75 của Chính phủ tuy có sụt giảm nhưng vẫn giữ được ở mức cao nhờ vào những dự án có quy mô lớn.

5.1.2 Những mặt hạn chế

Doanh số cho vay theo Nghị định 75 của Chính phủ có sự suy giảm mạnh. Phần lớn là do điều kiện kinh tế khó khăn dẫn đến việc khó tìm được những dự án đủ điều kiện vay vốn. Ngoài ra, là do quy trình, thủ tục cho vay còn phức tạp, tâm lý e ngại của khách hàng.

Công tác thu hồi nợ vẫn còn nhiều khó khăn phát sinh từ trình độ, năng lực còn yếu kém của chủ đầu tư cho đến những điều kiện khách quan như điều kiện sản xuất gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Còn một số dự án và Chương trình của Chính phủ mới phát sinh hoặc đã tồn tại nợ quá hạn một thời gian nhưng chưa được xử lý xong.

Dư nợ các dự án thuộc Nghị định 75 của Chính phủ có sự suy giảm khá mạnh xuất phát từ sự suy giảm của doanh số cho vay. Điều này sẽ làm hạn chế quy mô tín dụng của Ngân hàng từ đó sẽ hạn chế khả năng cung ứng nguồn vốn của Nhà nước hỗ trợ đầu tư phát triển đất nước.

5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI NHPTVN CHI NHÁNH KIÊN GIANG

5.2.1 Thực hiện một số giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả công tác thu hồi nợ và duy trì tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp

- Giải pháp này là làm cho tỷ lệ nợ quá hạn của NHPT Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang tại mọi thời điểm giảm xuống càng thấp càng tốt.

- Để thực hiện tiêu chí giảm nợ quá hạn tại NHPT Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang, cần phải thực hiện:

a) Xử lý nợ quá hạn

- Hiện tại nợ quá hạn của NHPTVN chi nhánh Kiên Giang tồn tại ở 5 dự án cho vay theo Nghị định 75 của Chính phủ và một Chương trình của Chính phủ là Tôn nền vượt lũ. Trước mắt phải tập trung xử lý các khoản nợ quá hạn này. Tổ chức phân tích nợ quá hạn, việc phân tích các khoản nợ quá hạn có ý nghĩa rất quan trọng giúp Chi nhánh nắm bắt được thực trạng nợ quá hạn chung và thực trạng từng khoản vay, từng nhóm khách hàng cụ thể. Trên cơ sở đó, có những biện pháp xử lý nợ thích hợp và có hiệu quả. Thông qua phân tích nợ, phải đề ra hướng giải quyết và biện pháp xử lý phù hợp đối với từng nhóm khách hàng và từng món vay, cụ thể:

- Thực hiện các biện pháp xử lý nợ thích hợp.

+ Song song với việc đôn đốc thu hồi nợ, cần phải thường xuyên tự kiểm tra, rà soát, phân tích tình hình từng trường hợp cụ thể để đề xuất biện pháp xử lý với Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Đây là những biện pháp xử lý nợ được áp dụng nhằm giúp các Doanh nghiệp có nợ quá hạn khắc phục khó khăn về tài chính, phục hồi sản xuất, duy trì ổn định sản xuất kinh doanh.

+ Áp dụng tích cực các biện pháp xử lý nợ theo qui định hiện hành để góp phần làm giảm nợ quá hạn, từng bước làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của Chi nhánh cũng như NHPT Việt Nam.

- Thực hiện định kỳ việc phân loại nợ vay vốn tín dụng đầu tư một cách chính xác để áp dụng các biện pháp thu và lập hồ sơ xử lý bảo đảm đầy đủ, chính xác, hợp pháp, hợp lệ, đúng đối tượng, đúng thời gian và đúng trình tự theo qui định.

- Đối với các chủ đầu tư cố tình chây ì trong việc trả nợ, Chi nhánh cần kiên quyết áp dụng biện pháp là xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ

tài chính nhận lại nợ của khách hàng để tiếp tục khai thác có hiệu quả tài sản đảm bảo khả năng trả nợ hoặc bán tài sản đảm bảo để khấu trừ nợ. Để việc thỏa thuận bán tài sản đảm bảo được nhanh chóng, Chi nhánh NHPT cần phối hợp với các Chi nhánh trong toàn hệ thống để hỗ trợ cho chủ đầu tư trong việc tìm khách hàng bán tài sản đảm bảo.

+ Kiểm tra, đánh giá lại tình hình tài sản đảm bảo, hồ sơ pháp lý để phối hợp với các ban ngành có liên quan tiến hành phát mãi tài sản thu hồi vốn.

+ Nếu chủ đầu tư không có thiện chí trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết thì cần đưa vụ việc ra tòa án để giải quyết. Hiện nay, trong quan hệ tín dụng, việc khởi kiện ra tòa đối với NHPT Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang còn một số hạn chế nhưng không vì thế mà chậm trễ hoặc trì hoãn trong việc khởi kiện chủ đầu tư ra tòa. Chi nhánh cần khẩn trương hoàn thiện các hồ sơ để khởi kiện khi chủ đầu tư vi phạm hợp đồng và thông qua đó tích lũy dần kinh nghiệm, tạo thói quen giải quyết các vụ việc qua tòa án. Mặt khác, việc khởi kiện chủ đầu tư ra tòa còn có tác dụng răn đe đối với các chủ đầu tư khác trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với Chi nhánh.

b) Ngăn ngừa nợ quá hạn

Một trong những thành công của việc nâng cao chất lượng tín dụng chính là biện pháp ngăn ngừa nợ quá hạn ngay từ lúc phát sinh món vay đầu tiên cho

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH KIÊN GIANG (Trang 53 -53 )

×