Nên công khai các ứng cử viên được bố trí vào các vị trí lãnh đạo tập đoàn để người dân, dư luận có cơ chế giám sát phản biện, giúp “lọc được” các

Một phần của tài liệu Pháp luật về đầu tư vốn của nhà nước vào các doanh nghiệp ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 94 - 99)

đoàn để người dân, dư luận có cơ chế giám sát phản biện, giúp “lọc được” các cán bộ không đủ điều kiện.

- Dần áp dụng cơ chế thi tuyển cán bộ quản lý, lãnh đạo DN để đảm bảo sự công khai, minh bạch và hiệu quả.

3.2.5. Xứ lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình đầu tƣ vốn Nhà nƣớc vào DN đầu tƣ vốn Nhà nƣớc vào DN

Trong thời gian gần đây, đã có rất nhiều sai phạm xảy ra trong hoạt động của các Tập đoàn, Tổng CTNN mà tiêu biểu là những sai phạm nghiêm trọng của Vinashin, Vinalines mà những hậu quả của nó hiện nay vẫn hết sức nặng nề. Hoạt động kinh doanh thua lỗ của các DNNN diễn ra khá „phổ biến” song hầu như rất ít có vụ việc, cá nhân nào bị đưa ra xử lý theo quy định của pháp luật. Điều đó làm cho những hành vi vi phạm không được ngăn chặn kịp thời và pháp luật không được thực thi nghiêm túc. Đối với các DNNN làm ăn thua lỗ cũng không DN nào bị tuyên bố phá sản mà Nhà nước tìm mọi cách để cứu DN.

Theo tác giả, để nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư vốn Nhà nước đầu tư vào DN phải có những biện pháp xử lý mạnh tay đối với các cá nhân, cũng như các DN vi phạm. Theo đó, đối với các cá nhân vi phạm sẽ bị xử lý trách nhiệm kỷ luật, chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm. Đối với các DN làm ăn thua lỗ, có thể cho DN tuyên bố giải thể hoặc phá sản nếu không thể khắc phục được tình trạng thua lỗ hoặc chi phí bỏ ra cho việc khôi phục DN lớn hơn rất nhiều lần so với việc để DN chấm dứt hoạt

động. Bởi khi đã coi DNNN là thành phần kinh tế bình đẳng với các thành phần kinh tế khác thì cũng phải chấp nhận quy luật chung của nền kinh tế thị trường. Điều 14 Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với DN do Nhà nước làm chủ sở hữu và DN có vốn Nhà nước đã quy định biện pháp xử lý DN thuộc diện giám sát đặc biệt. Theo đó, đối với DN thuộc diện giám sát đặc biệt 02 năm liên tục vẫn thua lỗ thì phải thực hiện chuyển đổi sở hữu hoặc giải thể, phá sản theo quy định. Quy định này sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện vấn đề giải thể, phá sản đối với DNNN làm ăn thua lỗ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư vốn Nhà nước vào DN ở Việt Nam hiện nay phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, từ việc hoàn thiện cơ chế chính sách, xây dựng pháp luật đến nâng cao vai trò của các thiết chế thực thi. Trong đó, xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý là yêu cầu mang tính cơ bản, tất yếu nhất.

Việc hoàn thiện pháp luật phải đặt trong mối quan hệ tổng thể của hệ thống pháp luật. Bởi lĩnh vực đầu tư vốn của Nhà nước vào DN thuộc sự điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau như: Luật DN, Luật Đầu tư... Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả của các thiết chế thực thi là yêu cầu cần thiết. Trước hết là các thiết chế của chính các bên trong quan hệ đầu tư, cùng với đó là tăng cường sự giám sát của các chủ thể khác, đặc biệt là cửa cơ quan đại diện.

Như đã nói, cải cách DNNN cũng như pháp luật về vấn đề này đang là vướng mắc, “nút thắt” lớn nhất của quá trình cải cách nền kinh tế ở nước ta. Đó là nhiệm vụ lâu dài và không dễ thực hiện. Do đó, để thực hiện được các giải pháp trên đòi hỏi sự “chung tay” của mọi thiết chế trong xã hội.

KẾT LUẬN

Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định: “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và thúc đẩy các thành phần kinh tế khác cùng phát triển” [1]. Để kinh tế nhà nước thực sự phát huy vai trò tích cực đó phải có hành lang pháp lý thực sự vững chắc và một cơ chế thực thi hiệu quả.

Thực tế những năm qua ở Việt Nam, kinh tế nhà nước vẫn luôn giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào các DN luôn được chú trọng, cùng với đó là việc hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này. Nhiều quy định được sửa đổi, ban hành mới đáp ứng yêu cầu điều chỉnh của hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào DN gắn liền với quá trình cải cách DN nhà nước nói riêng và khối kinh tế nhà nước nói chung. Tuy nhiên, nhiều vấn đề còn bất cập, đòi hỏi phải được nghiên cứu kỹ lưỡng cả về lý luận cũng như khâu xây dựng pháp luật.

Qua quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã giải quyết một số vấn đề lý luận về đầu tư vốn nhà nước vào DN; tập trung phân tích các nội dung chủ yếu của pháp luật về vấn đề này cũng như chỉ ra một số điểm hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, nhiều thực tế nổi cộm liên quan đến vấn đề đầu tư vốn nhà nước vào DN cũng như tình hình hoạt động của các DN có vốn đầu tư của nhà nước cũng được tác giả đưa ra. Từ đó, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như cơ chế nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đầu tư vốn nhà nước vào DN.

Với những vấn đề được nêu trong đề tài, tác giả hy vọng sẽ đóng góp được những ý kiến thiết thực góp phần hoàn thiện pháp luật về đầu tư vốn Nhà nước vào các DN ở Việt Nam hiện nay./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Hoàng Văn Hải, Trần Thị Hồng Liên , “Mô hình Ủy ban giám sát và quản lý tài sản Nhà nước Trung Quốc”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN,

Kinh tế và Kinh doanh, (27), tr. 42-51.

3. Lê Hồng Hạnh (2004), Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước - những

vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Lê Văn Hưng (2003), Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật tổ chức, hoạt động và quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước ở

Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sỹ luật học, Hà Nội.

5. Nguyễn Duy Long (2012), “Cơ chế giám sát tài chính, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Tài chính, (9). 6. Lê Na (2012), Pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý vốn Nhà nước đầu

tư tại các doanh nghiệp, Luận văn Thạc sĩ luật học, Hà Nội.

7. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003.

8. SCIC, Bản tin người đại diện số 38/2013, tr. 5.

9. Lê Thị Thanh (2005), “Bản chất và hình thức pháp lý của công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước ở Việt Nam hiện nay, hướng phát triển”,

Tạp chí Luật học, (5), tr. 41-45.

10. Phạm Minh Tuấn (2007), Quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sỹ luật học, Hà Nội. 11. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình lý luận nhà nước và

12. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2009), Báo cáo tóm tắt kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước”.

13. Ủy ban kinh tế (2010), Báo cáo ý kiến về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/2009/QH12 ngày 27/11/2009 của Quốc hội về việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước.

14. Văn phòng Chính phủ, Thông báo về tình hình hoạt động và chủ trương, giải pháp để ổn định, phát triển Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, ngày 4/8/2010.

15. Phạm Tường Vân, Nguyễn Thị Hải Bình (2012), “Kinh nghiệm các nước về quản lý, giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp”, Tạp chí Tài

chính, (9).

16. Viện ngôn ngữ học (1999), Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

17. http://tinnhanhchungkhoan.vn/GL/N/CIAFBE/quan-ly-von-nha-nuoc:- co-che-nao-toi-uu.html 18. http://nhipcaudautu.vn/article.aspx?id=9972-dau-tu-kinh-doanh-von-nha- nuoc-thieu-trung-trong 19. http://nld.com.vn/2011092709278922p0c1002/sai-pham-tai-vinashin- thiet-hai-gan-907-ti-dong.htm 20. http://www.baomoi.com/Can-co-luat-quan-ly-von-dau-tu-cua-Nha- nuoc/45/7476092.epi 21. http://www.nhandan.org.vn/kinhte/nhan-dinh/item/19916602-t%C3%A1i- c%C6%A1-c%E1%BA%A5u-vinashin,-vinalines-g%E1%BA%B7p-kh% C3%B3.html

22. http://www.baomoi.com/Them-tai-mat-giam-sat-hieu-qua-von-nha-nuoc/ 45/9836962.epi 23. http://www.kinhte24h.com/view-gh/54/59855/ 24. http://nld.com.vn/cong-doan/luong-khung-o-dau-ra- 2013082809341663.htm 25. http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/khai-niem-phan-loai-va-ban-chat- cua-nguon-von-dau-tu.html 26. http://www.baomoi.com/Quan-ly-von-nha-nuoc-tai-doanh-nghiep-Ba- van-de-phai-doi-mat/45/3123116.epi

Một phần của tài liệu Pháp luật về đầu tư vốn của nhà nước vào các doanh nghiệp ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 94 - 99)