Tăng cƣờng công tác giám sát vốn Nhà nƣớc đầu tƣ vào DN

Một phần của tài liệu Pháp luật về đầu tư vốn của nhà nước vào các doanh nghiệp ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 89 - 93)

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước đầu tư tại DN có hiệu quả, cần tăng cường công tác quản lý, giám sát từ nhiều chủ thể khác nhau.

Thứ nhất, tăng cường cơ chế giám sát của chủ sở hữu Nhà nước.

Hiện nay, cơ quan trực tiếp và chủ yếu nhất thực hiện việc quản lý, giám sát vốn Nhà nước tại DN là ĐDCSH. Do vậy, trước hết phải tăng cường, nâng cao cơ chế giám sát của ĐDCSH. Việc quản lý, giám sát DNNN trong quá trình hoạt động do các bộ, địa phương chịu trách nhiệm chính, phù hợp với chức năng nhiệm vụ được Chính phủ phân công. Với các DN có vốn Nhà nước khác, SCIC thực hiện việc quản lý, giám sát thông qua cơ chế người đại diện. Tuy nhiên, việc điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày do hội đồng

quản trị, ban giám đốc thực hiện, do vậy chủ sở hữu, ĐDCSH cũng gặp những khó khăn khi giám sát, quản lý việc sử dụng vốn của DN.

Tại nhiều quốc gia, cơ chế giám sát của Hội đồng quản trị đã được áp dụng thay cho cơ chế giám sát của chủ sở hữu. Theo đó, Hội đồng quản trị có nghĩa vụ cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho chủ sở hữu theo hợp đồng quản lý đã được kí kết giữa Hội đồng quản trị và chủ sở hữu. Chúng ta cũng có thể học hỏi, tiếp thu cách làm này bên cạnh việc nâng cao hiệu quả cơ chế giám sát của chủ sở hữu Nhà nước.

Thứ hai, tăng cường sự giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Như đã phân tích ở chương 2, hiện nay có nhiều cơ quan thực hiện chức năng quản lý, giám sát vốn Nhà nước tại DN. Tuy nhiên, hiện chúng ta chưa có một cơ quan đầu mối thống nhất để thực hiện giám sát vốn Nhà nước đầu tư tại DN.

Về vấn đề này cũng có nhiều ý kiến đề xuất khác nhau, chẳng hạn nên phân cấp và trả về các bộ như ý kiến đề xuất của Bộ Kế hoạch và đầu tư, hay là nên tập trung về một mối thống nhất là Tổng cục giám sát, quản lý vốn Nhà nước theo ý kiến của Bộ Tài chính hay củng cố vai trò của SCIC?

Theo ý kiến của tác giả, hiện nay việc tập trung vào một mối là Tổng cục giám sát, quản lý vốn Nhà nước là hợp lí hơn cả. Vì Tổng cục được nâng cấp từ Cục tài chính DN, đã có sẵn những tiền đề cần thiết. Trong khi đó, nếu phân cấp trả về các bộ sẽ làm cho bộ máy giám sát vốn Nhà nước tại DN vốn đã cồng kềnh càng cồng kềnh hơn và không tránh khỏi việc chồng chéo thẩm quyền giữa các cơ quan. Đối với SCIC, tuy trong quá trình hoạt động đã phát huy được nhiều ưu điểm nhưng mô hình SCIC còn nhiều hạn chế về nhân lực, kinh nghiệm, nếu phân công cho SCIC làm đầu mối giám sát vào thời điểm này sẽ là một nhiệm vụ “quá sức”, chúng ta vẫn cần thêm thời gian để thử nghiệm vai trò và hiệu quả cũng như hoàn thiện mô hình này SCIC.

Tuy nhiên, việc thành lập Tổng cục Quản lý, giám sát tài chính DN cũng có nhiều điểm đáng lưu ý. Trước đây, chúng ta đã thành lập Tổng cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại DN trực thuộc Bộ Tài chính để quản lý, giám sát vốn Nhà nước tại DN theo Nghị định số 34-CP ngày 27/5/1995; tuy nhiên, cơ quan này được trao quá nhiều nhiệm vụ và can thiệp sâu vào hoạt động của DN; đương nhiên Tổng cục không phát huy được hiệu quả hoạt động. Ngày 28/8/1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 84/1999/NĐ-CP quy định tổ chức lại Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại DN. Theo đó, Tổng cục được tổ chức và biên chế lại thành Cục tài chính DN thuộc Bộ Tài chính. So với Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước, Cục tài chính DN thu gọn hơn về tổ chức cũng như thẩm quyền. Cục có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý Nhà nước về tài chính DN, tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể; cơ chế, chính sách tài chính phục vụ chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại DNNN

chức kinh tế của Nhà nước thành DN

thực hiện quản lý tài chính về đầu tư trực tiếp nước ngoài; thực hiện quyền, nghĩa vụ ĐDCSH phần vốn Nhà nước tại DN theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Do đó, cần xác định mục tiêu nâng cấp Cục Tài chính DN lên Tổng cục Quản lý, giám sát tài chính DN để tăng cường công tác quản lý, giám sát tài chính DN, đảm bảo chỉ đạo tập trung thống nhất của Nhà nước về tài chính DN. Đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại DN chứ không phải là gia tăng sự can thiệp hành chính, gây cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hạn chế quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của DN. Việc nâng cấp này phải gắn với cơ chế phân công, phân cấp về quyền chủ sở hữu tại các DN có vốn Nhà nước của Chính phủ trong thời gian tới, không quay lại mô hình Tổng cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại DN trước đây. Theo đó, Tổng cục Quản lý, giám sát tài chính DN sẽ tập trung

vào công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, hướng dẫn và kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tổng hợp, phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động DNNN trên cơ sở báo cáo phân tích đánh giá hiệu quả DN của các bộ, ngành, địa phương. Trong đó, để đảm bảo sự chỉ đạo tập trung, thống nhất, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý, giám sát tài chính DN, Tổng cục Quản lý, giám sát tài chính DN cần được bổ sung một số quyền đặc thù để thực thi các chức năng, nhiệm vụ được giao (bao gồm cả các quyền về công tác cán bộ, quyền tiếp cận thông tin, quyền thực hiện giám sát đặc biệt).

Hiện nay, Đề án thành lập Tổng cục Quản lý và giám sát vốn Nhà nước tại DN đã được Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ. Nếu được phê duyệt, hy vọng đây sẽ là mô hình giám sát vốn Nhà nước hiệu quả.

Thứ ba, tăng cường sự giám sát của nhân dân thông qua các cơ quan

đại diện.

Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, vì vậy mọi hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đều phải đặt dưới sự giám sát của nhân dân. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, nhân dân còn thiếu các công cụ hữu hiệu để thực thi được quyền giám sát của mình.

Trong lĩnh vực đầu tư vốn Nhà nước vào DN, về nguyên tắc, nguồn vốn Nhà nước đầu tư vào các DN là tài sản của nhân dân nên việc sử dụng tài sản đó phải do nhân dân giám sát. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện nay người dân cũng chưa có công cụ hữu hiệu để thực hiện quyền này. Các văn bản quy phạm pháp luật cũng chưa quy định cụ thể về vấn đề này. Cơ sở quan trọng nhất để người dân thực hiện quyền này là việc công khai báo cáo tài chính của các DN có vốn đầu tư Nhà nước cũng như các báo cáo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Song, tình trạng thiếu minh bạch trong hoạt động tài chính công ở Việt Nam hiện nay diễn ra khá phổ biến. Một bộ phận ít người dân tiếp cận một số thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng mà

không được tiếp cận với các nguồn thông tin được công bố chính thức, từ đó dẫn đến việc giám sát của nhân dân đối với hoạt động tài chính công nói chung và việc sử dụng vốn của Nhà nước đầu tư vào các DN nói riêng hầu như chưa được thực hiện. Vì vậy, pháp luật cần quy định cơ chế công khai, minh bạch thông tin để người dân thực hiện quyền giám sát của mình. Đồng thời các cơ quan Nhà nước cũng phải nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ này.

Hiến pháp năm 1992 quy định Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền giám sát tối cao đối với mọi hoạt động của bộ máy Nhà nước (Điều 83). Như vậy, vấn đề đầu tư vốn của Nhà nước vào DN đương nhiên thuộc thẩm quyền giám sát tối cao của Quốc hội. Khoản 3 Điều 168 Luật DN quy định: “Định kì hàng năm Chính phủ trình Quốc hội báo cáo tổng hợp về thực trạng kinh doanh vốn sở hữu Nhà nước, thực trạng bảo toàn và phát triển giá trị vốn đầu

tư và tài sản sở hữu Nhà nước tại DN”. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động

giám sát thông qua xem xét báo cáo chưa đạt hiệu quả cao và không kịp thời. Vì vậy, cần đặt ra cơ chế giám sát đặc thù của Quốc hội đối với Chính phủ và tăng cường giải trình của Chính phủ trước Quốc hội trong việc thực hiện quyền chủ sở hữu Nhà nước đối với DNNN nói riêng và hoạt động đầu tư, kinh doanh vốn Nhà nước nói chung. Theo quy định của Luật kiểm toán năm 2010 cơ quan kiểm toán chuyển sang trực thuộc Quốc hội, cần phát huy hơn nữa vai trò của công cụ kiểm toán để Quốc hội giám sát hoạt động này.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đầu tư vốn của nhà nước vào các doanh nghiệp ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)