Về thẩm quyền thực hiện đầu tư vốn Nhà nước vào DN

Một phần của tài liệu Pháp luật về đầu tư vốn của nhà nước vào các doanh nghiệp ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 39 - 43)

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 99/2012/NĐ-CP: Chính phủ trực tiếp thực hiện hoặc phân công cho Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ); phân cấp cho Ủy UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là UBND tỉnh); giao cho Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, người đại diện thực hiện các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước. Theo đó, chủ sở hữu Nhà nước có quyền quyết định đầu tư vốn điều lệ và nghĩa vụ đầu tư đủ vốn điều lệ cho DN.

Cụ thể, nghĩa vụ đầu tư vốn điều lệ được phân cấp thực hiện như sau:

Bộ Tài chính có nghĩa vụ đầu tư đủ vốn điều lệ sau khi cấp có thẩm quyền quyết định mức vốn điều lệ đối với các TĐKTNN và công ty thuộc Bộ quản lý ngành.

UBND cấp tỉnh có nghĩa vụ đầu tư đủ vốn điều lệ đối với công ty thuộc UBND cấp tỉnh.

lệ đối với công ty con 100% vốn do mình quyết định thành lập (Điều 15 Nghị định số 99/2012/NĐ-CP).

SCIC có quyền đầu tư vốn vào những ngành, lĩnh vực quan trọng mà Nhà nước cần chi phối để thành lập DN mới; góp vốn vào các tổ chức kinh tế khác.

Từ việc khảo cứu những quy định trên, có thể đưa ra một số ý kiến nhận xét, bình luận như sau:

Thứ nhất, các quy định hiện hành của Việt Nam về chủ thể có thẩm

quyền đầu tư vốn Nhà nước vào DN đang bộc lộ những bất cập so với thực tiễn cải cách kinh tế ở Việt Nam, cũng như lạc hậu so với thông lệ chung của nhiều nước trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư vốn Nhà nước vào DN. Điều này được lý giải bởi các lý do sau:

Một là, có sự phân tán về thẩm quyền quyết định đầu tư vốn Nhà nước

vào DN, thiếu tính tập trung vào một đầu mối dẫn đến nguy cơ gây lãng phí nguồn lực trong quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào DN ở Việt Nam.

Điều này được thể hiện rõ trong nội dung quy định tại các Điều 68 Luật Đầu tư, Điều 3 Quyết định số 151/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ, Điều 5 Nghị định số 99/2012/NĐ-CP của Chính Phủ. Các điều luật này khẳng định vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước vào tổ chức kinh tế được thực hiện thông qua SCIC song trên thực tế, chưa có cơ chế đầu tư thống nhất thông qua SCIC. Việc đầu tư vốn vào các tổ chức kinh tế vẫn do nhiều cơ quan, nhiều đầu mối thực hiện. Đặc biệt là sự tham gia quá nhiều của các cơ quan hành chính Nhà nước vào việc đầu tư và quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại DN nên tính hiệu quả thấp, gây lãng phí nguồn vốn đầu tư.

Hai là, xu hướng phổ biến hiện nay trên thế giới là tập trung vào một

đầu mối duy nhất như mô hình công ty quản lý vốn Nhà nước Temasek (Singapore), Khazanah của Malaysia hay Ủy ban giám sát tài chính và quản lý tài sản Nhà nước của Quốc vụ viện Trung Quốc (SASAC).

Temasek được thành lập từ năm 1974, với tư cách pháp lý là một công ty. Chính phủ cam kết về mặt chính sách là để Temasek hoạt động trên cơ sở thương mại, hoàn toàn tách biệt với vai trò lập pháp hay phục vụ lợi ích cộng đồng. Tuy thuộc sở hữu Nhà nước nhưng Temasek không chịu sự điều hành của Nhà nước với hoạt động đầu tư, thoái vốn hay bất kỳ quyết định kinh doanh nào khác. Temasek đầu tư trên nguyên tắc thương mại, với tư cách là chủ sở hữu tài sản. Điều lệ Công ty được công khai, báo cáo thường niên của Temasek được phát hành ra công chúng từ năm 2004… Temasek tiến cử các cá nhân có năng lực tham gia HĐQT các công ty, nhằm chia sẻ về các quy trình hoạt động của HĐQT cũng như cách thực hành tốt nhất. Trong những năm 1980, Temasek khởi động việc cổ phần hóa các công ty trong danh mục đầu tư của mình và thoái vốn tại một số công ty này. Trong những năm 1990, Chính phủ Singapore đã chuyển đổi mô hình hoạt động của các cơ quan kinh tế sang mô hình DN, rồi chuyển cho Temasek quản lý. Các công ty trực thuộc Temasek được tái cơ cấu quyết liệt và nhanh chóng, giám đốc được chọn từ khu vực tư nhân, có uy tín và thành tích [17].

Cùng với quá trình mở cửa nền kinh tế, Trung Quốc đã thực hiện cải cách mạnh mẽ mô hình DNNN. Cùng với việc chuyển hình thức, hoạt động của DNNN theo quy định của Luật công ty như mọi loại hình DN khác, cách thức quản lý DN cũng có sự thay đổi. Những nỗ lực trong việc tách rời chức năng sở hữu và quản lý được thực hiện.

của Nhà

nước trong DN”

DN

đầu tư

nước trong DN.

Nhà nước trong DN

động kinh doanh của DN

DN trung ương đã được tách khỏi quyền kiểm soát của cơ quan hành chính và đặt DN dưới sự giám sát thống nhất của một tổ chức báo cáo trực tiếp tới Quốc vụ viện Trung Quốc [2].

Thứ hai, hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam có liên

quan đến đầu tư vốn Nhà nước vào DN đều quy định thẩm quyền đầu tư vốn Nhà nước thuộc về các cơ quan quản lý Nhà nước, các cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan Nhà nước (Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh) mà chưa có cơ chế tham gia của cơ quan đại diện để đảm bảo sự giám sát của nhân dân, đặc biệt là sự giám sát của Quốc hội. Đây là một thiếu sót lớn, có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường như đã từng xảy ra đối với việc quản lý vốn đầu tư tại các TĐKTNN trong thời gian qua.

Thứ ba, vấn đề chủ thể có thẩm quyền đầu tư vốn của Nhà nước vào

DN hiện quy định ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Luật Đầu tư, Nghị định số 99/2012, Quyết định số 151/2005/QĐ-TTg, Nghị định số 71/2013/NĐ-CP… Điều này vừa gây ra sự trùng lặp vừa gây khó khăn cho việc tra cứu, áp dụng. Vì vậy cần có văn bản luật quy định thống nhất và có hệ thống về vấn đề này.

Tóm lại, từ những phân tích trên đây về thực trạng pháp luật Việt Nam cũng như qua khảo sát mô hình thành công trên thế giới, Việt Nam có thể tiếp thu những kinh nghiệm nhất định cho việc xây dựng mô hình chủ thể thực hiện đầu tư vốn Nhà nước vào DN. Theo đó cần đi theo xu hướng tập trung thẩm quyền đầu tư vào một đầu mối duy nhất bằng cách hạn chế và tiến tới loại bỏ thẩm quyền đầu tư vốn Nhà nước của các cơ quan hành chính Nhà nước, củng cố vai trò và đổi mới cơ chế tổ chức, hoạt động của SCIC theo mô hình tổng công ty đầu tư độc lập, không có sự can thiệp từ phía các cơ quan Nhà nước trong hoạt động đầu tư. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý vấn đề giám sát của cơ quan đại diện. Nên chăng, pháp luật cần quy định Quốc hội có quyền tham gia vào quy trình đầu tư vốn Nhà nước vào DN bằng việc phê duyệt các chủ trương, dự án quan trọng của quốc gia để quyền giám sát tối cao của Quốc hội được thực thi hiệu quả trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đầu tư vốn của nhà nước vào các doanh nghiệp ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)