Quy định về quy trình đầu tƣ

Một phần của tài liệu Pháp luật về đầu tư vốn của nhà nước vào các doanh nghiệp ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 45 - 47)

Như đã nói ở trên, Nhà nước đầu tư vào DN dưới 5 hình thức, trong đó hai hình thức đầu tư khá phổ biến là đầu tư thành lập DN mới và góp vốn vào

các DN đang hoạt động. Dưới đây sẽ tập trung phân tích quy trình đầu tư của hai hình thức này.

• Về quy trình đầu tư vốn thành lập mới DN 100% vốn Nhà nước

Truớc đây, Luật DN Nhà nước có quy định rõ những ngành lĩnh vực, địa bàn được thành lập mới CTNN, đó là: ngành, lĩnh vực cung cấp sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho xã hội; ngành, lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và toàn bộ nền kinh tế, đòi hỏi đầu tư lớn; ngành, lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao; địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Luật DNNN cũng quy định rõ việc thành lập mới CTNN phải tuân theo các thủ tục chặt chẽ, bao gồm các bước: (1) Đề nghị thành lập CTNN; (2) Lập hội đồng thẩm định; (3) Quyết định thành lập CTNN; (4) Đăng kí kinh doanh.

Hiện nay, theo quy định tại Điều 50 về thủ tục đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế thì nhà đầu tư trong nước có dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế sẽ thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật DN, pháp luật có liên quan và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của Luật này. Cụ thể, Luật Đầu tư quy định dự án đầu tư phải qua thủ tục đăng ký đầu tư, thẩm tra dự án đầu tư và đăng ký kinh doanh. Việc đăng ký kinh doanh sẽ được thực hiện theo quy định của Luật DN 2005.

• Về quy trình đầu tư vốn Nhà nước vào các DN khác

Việc đầu tư vốn Nhà nước vào các DN khác chủ yếu là để duy trì hoặc tăng tỷ lệ vốn Nhà nước tại các DN hoạt động kinh doanh cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích, trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng hoặc các DN hoạt động kinh doanh có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế các ngành, lãnh thổ và thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ. Khoản 3 Điều 4 Nghị định số

71/2013/NĐ-CP quy định đầu tư vốn Nhà nước để góp vốn thành lập DN, hợp tác kinh doanh với các thành phần kinh tế khác phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm định và chấp thuận. Theo đó, việc đầu tư vốn Nhà nước tại các DN khác sẽ do Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh (Điều 7 Nghị định số 71/2013/NĐ-CP) và SCIC thực hiện. Khi đó, Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh, SCIC thực hiện các quyền, trách nhiệm đối với phần vốn của Nhà nước đầu tư tại DN với tư cách là cổ đông, thành viên góp vốn, bên liên doanh theo quy định của Luật DN và điều lệ DN thông qua người đại diện.

Thủ tục đầu tư vốn vào các DN cũng được tiến hành tương tự như thủ tục đầu tư DN mới có 100% vốn Nhà nước. Người có thẩm quyền ra quyết định đầu tư vốn góp vào DN. Dựa trên quyết định của người có thẩm quyền, chủ sở hữu Nhà nước thực hiện việc liên doanh, liên kết, góp vốn đầu tư thành lập DN hoặc góp vốn vào DN khác.

Khi đó, với tư cách là nhà đầu tư, Nhà nước thông qua các chủ thể có thẩm quyền sẽ liên kết với các chủ thể khác thực hiện đầu tư vốn thành lập DN theo thủ tục thành lập DN của Luật DN. Khi góp vốn vào các DN khác, chủ đầu tư Nhà nước sẽ kí hợp đồng góp vốn với DN và thực hiện việc chuyển giao tài sản góp vốn theo quy định của Luật DN.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đầu tư vốn của nhà nước vào các doanh nghiệp ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)