Quy định về thụ hƣởng quyền lợi đầu tƣ

Một phần của tài liệu Pháp luật về đầu tư vốn của nhà nước vào các doanh nghiệp ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 63 - 66)

Quyền lợi của nhà đầu tư nói chung khi đầu tư vào các DN có thể được nhìn nhận trên hai phương diện là quyền quản lý DN và quyền hưởng lợi nhuận từ kết quả kinh doanh. Nhà nước đầu tư vốn vào các DN với tư cách là nhà đầu tư cũng được thụ hưởng hai nhóm quyền lợi này. Cụ thể là:

• Các quyền liên quan đến hoạt động quản lý DN

Điều 3 Nghị định số 25/2005/NĐ-CP quy định Nhà nước là chủ sở hữu đối với công ty TNHH một thành viên do mình nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ. Khoản 5 Điều 3 Nghị định này quy định chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên 100% vốn Nhà nước có các quyền, nghĩa vụ quy định tại các Điều 64, 65 và 66 Luật DN, Nghị định này và Điều lệ công ty. Các quyền này bao gồm: (i) Quyết định thành lập, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải

thể và yêu cầu phá sản DN; (ii) Phê duyệt điều lệ, sửa đổi và bổ sung điều lệ; (iii) Quyết định cơ cấu tổ chức công ty; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật chủ tịch và thành viên hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty, kiểm soát viên, tổng giám đốc (giám đốc) công ty.

Như vậy, vì là chủ sở hữu duy nhất đối với công ty TNHH một thành viên nên chủ sở hữu – Nhà nước có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến việc tổ chức, quản lý công ty. Với tư cách là thành viên công ty TNHH có hai thành viên trở lên, cơ quan thực hiện chức năng ĐDCSH Nhà nước có quyền cử người đại diện để tham gia quản lý công ty. Với tư cách là cổ đông CTCP, cơ quan thực hiện chức năng ĐDCSH Nhà nước cử người đại diện thực hiện các quyền của cổ đông theo quy định của Luật DN. Việc thực hiện quyền của thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên, cổ đông CTCP sẽ được thực hiện theo các quy định của Luật DN.

• Về phân chia lợi nhuận từ DN có vốn đầu tư của Nhà nước

Lợi nhuận là mục tiêu quan trọng của mọi nhà đầu tư. Trước đây, Điều 27 Quy chế quản lý tài chính CTNN ban hành kèm theo Nghị định số 09/2009 quy định khá cụ thể về vấn đề phân phối lợi nhuận của CTNN. Theo đó, lợi nhuận thực hiện của công ty sau khi bù lỗ năm trước theo quy định của Luật Thuế thu nhập DN và nộp thuế thu nhập DN được phân phối như sau: Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng (nếu có); bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế; trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính (khi số dư quỹ bằng 25% vốn điều lệ thì không trích nữa); Trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế theo tỷ lệ đã được Nhà nước quy định với công ty đặc thù mà pháp luật quy định phải trích lập. Số còn lại sau khi trích lập các quỹ này được phân phối theo tỷ lệ giữa vốn Nhà nước đầu tư tại CTNN và vốn công ty huy động bình quân trong năm.

Theo đó, vốn do công ty tự huy động là số tiền công ty huy động do phát hành trái phiếu, tín phiếu, vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trên cơ sở công ty tự chịu trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi cho người cho vay theo cam kết, trừ các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ, Bộ Tài chính, các khoản vay được hỗ trợ lãi suất.

Nghị định số 71/2013/NĐ-CP đã dành 1 mục (mục 2) để quy định về vấn đề doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH một thành viên do Nhà nước là chủ sở hữu. Trong đó, Điều 38 quy định cụ thể về việc phân phối thu nhập: Lợi nhuận của DN sau khi bù lỗ năm trước theo quy định của Luật thuế thu nhập DN, trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định, nộp thuế thu nhập DN, phần lợi nhuận còn lại được phân phối như sau: chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo hợp đồng nếu có, bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế, trích các quỹ đầu tư phát triển, khen thưởng phúc lợi, quỹ thưởng viên chức quản lý DN, số còn lại được nộp về Quỹ hỗ trợ và sắp xếp DN. Nghị định cũng quy định cụ thể về mục đích sử dụng các loại quỹ trên.

Theo quy định của Luật DN, thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên và cổ đông CTCP được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Một vấn đề cũng cần được quan tâm là cơ chế trả tiền lương cho Ban điều hành của DN. Vấn đề này hiện được quy định ở nhiều văn bản như: Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính; Thông tư số 27/2010/TT-BLĐTBXH ngày 14/9/2010 của Bộ Lao động thương binh và xã hội; Thông tư số 117/2010/TT-BTC ngày 5/8/2010 của Bộ Tài chính; Thông tư số 138/2010/TT-BTC ngày 17/9/2010 của Bộ Tài chính. Và mới nhất là Nghị định số 50/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ; Nghị định số

51/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ; Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013.

Về vấn đề phân phối lợi nhuận và tiền thưởng cho các viên chức quản lý DN Nhà nước: Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 51/2013/NĐ-CP quy định:

“Tiền thưởng của viên chức quản lý được xác định theo năm tương ứng với hiệu quả sản xuất, kinh doanh, kết quả quản lý, điều hành hoặc kiểm soát, được trả một phần vào cuối năm, phần còn lại sau khi kết thúc nhiệm kỳ”.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đầu tư vốn của nhà nước vào các doanh nghiệp ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)