Chủ thể tham gia hợp đồng mua bán nợ xấu của NHT Mở Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về mua bán nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 54 - 63)

Trong hoạt động mua bán nợ xấu, NHTM có quyền bán khoản nợ xấu của mình cho một chủ thể khác, tham gia vào quan hệ hợp đồng mua bán nợ xấu. Điều này xuất phát từ bản chất của hoạt động mua bán nợ xấu là việc mua bán quyền đòi nợ (quyền đòi nợ là một loại tài sản đặc biệt đã đƣợc ghi nhận trong Bộ luật dân sự). Quyền đòi nợ là một trong những quyền tài sản mà theo đó quyền này đƣợc trị giá bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự. Việc bán một khoản nợ xấu là một thủ tục phức tạp vì bản chất quyền đòi nợ là một loại quyền tài sản trong đó việc định giá các khoản nợ đó không đơn giản và nó có liên quan đến nhiều ngƣời khác nhƣ bên nợ, bên chủ nợ và các bên mua nợ. Về nguyên tắc, khi đã bán nợ xấu, quyền đòi nợ và các quyền khác liên quan đến các khoản nợ xấu sẽ đƣợc chuyển giao hoàn toàn cho bên mua nợ và bên mua nợ sẽ trở thành chủ nợ mới của con nợ.

Bên bán trong quan hệ mua bán nợ xấu ở đây là các NHTM muốn bán quyền đòi các khoản nợ xấu vì mục đích làm sạch bảng cân đối kế toán, giúp lành mạnh hoá hoạt động của ngân hàng. Còn bên mua có thể là các cá nhân, các công ty mua bán nợ, các cá nhân và tổ chức nƣớc ngoài… với nhu cầu mua các khoản nợ xấu để kiếm lời.

Nhƣ vậy có thể thấy trong mối quan hệ giữa bên bán nợ và bên mua nợ trong hợp đồng mua bán nợ xấu thì chủ thể tham gia bán nợ hạn chế hơn, chỉ bao gồm các NHTM có các khoản nợ xấu cần bán. Trái lại, theo quy định của pháp luật hiện hành thì chủ thể mua nợ trong loại hình giao dịch này đa dạng

47

hơn rất nhiều. Từ cá nhân cho đến tổ chức trong hoặc ngoài nƣớc. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy tham gia với tƣ cách bên mua lại các khoản nợ xấu của các NHTM mới chủ yếu có các AMC của chính các ngân hàng đó hoặc giữa các AMC của các NHTM với nhau, DATC và VAMC. Các chủ thể khác trong đó có cá nhân chƣa thấy sự tham gia vào các loại giao dịch này. Nguyên nhân của việc này có thể lý giải: i) Việc mua bán nợ xấu thực chất là việc chuyển quyền đòi nợ từ bên bán đồng thời chuyển các rủi ro sang cho bên mua. Nếu bên mua không phải là một chủ thể có hệ thống tổ chức quy mô với kinh nghiệm xử lý nợ và nguồn vốn đáng kể thì việc xử lý nợ không thể hiện thực hoá. ii) Do đặc trƣng về thị trƣờng mua bán nợ xấu của Việt Nam hiện nay còn non trẻ, các món nợ cũng nhƣ khả năng xử lý chúng không dễ thành công trong thực tiễn nên có rất ít các loại chủ thể tham gia mua nợ xấu, chính vì vậy không có cơ hội cho chủ thể là các cá nhân tham gia vào việc mua nợ. iii) Do rào cản về pháp luật và thủ tục liên quan đến hoạt động mua bán nợ xấu.

Nhƣ trên đã phân tích thì tham gia chính vào thị trƣờng mua bán nợ xấu hiện nay có Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc NHTM (AMC), Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp (DATC) và Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).

Công ty mua bán nợ trực thuộc các NHTM (AMC)

AMC đƣợc thành lập theo Quyết định số 1389/2001/QĐ-NHNN ngày 07/11/2001 của Thống đốc ngân hàng Nhà nƣớc về việc ban hành quy định về việc thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc NHTM. Theo đó “Ngân hàng thương mại được thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có”. Các NHTM đƣợc thành lập AMC là các NHTM nhà nƣớc hoặc các NHTM cổ phần. Theo Điều 3 quy định ban hành kèm theo

48

thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản theo quy định tại Điều 1 Quy định này khi có đủ các điều kiện sau: 1. Đã có thời gian hoạt động ít nhất 3 năm kể từ ngày khai trương hoạt động; 2. Có nhu cầu thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản”. Quy định này tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các NHTM nhà nƣớc và NHTM cổ phần thành lập các AMC, khuyến khích các ngân hàng thành lập các Công ty mua bán nợ trực thuộc để tự giải quyết tình trạng nợ xấu của mình. Theo thống kê của PG Bank, tính đến năm 2011 có 27 công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) trực thuộc ngân hàng thƣơng mại. Bên cạnh đó, có một số ngân hàng thƣơng mại đã đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc chấp thuận thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) nhƣng chƣa chính thức đi vào hoạt động (VietABank, Vietbank, Seabank). Ngoài ra, có một công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc Bộ Tài chính là DATC và có khá nhiều công ty tƣ nhân, cổ phần đƣợc thành lập nhằm thực hiện một số chức năng của AMC nhƣ: tƣ vấn thủ tục thu hồi nợ, xử lý nợ, đòi nợ…

Các văn bản pháp luật hiện hành quy định về hoạt động của AMC là: Quyết định số 150/2001/QĐ-TTg ngày 5/10/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thƣơng mại; Quyết định 1389/2001/QĐ-NHNN, ban hành quy định về việc thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thƣơng mại; Quyết định số 1390/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc ngân hàng Nhà nƣớc ban hành điều lệ mẫu về tổ chức hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thƣơng mại và Thông tƣ số 27/2002/TT-BTC hƣớng dẫn chế độ tài chính đối với công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thƣơng mại.

Khác với DATC và VAMC là những công ty mua bán nợ có nguồn vốn đƣợc cấp phần lớn từ ngân sách Nhà nƣớc. Các AMC chủ yếu thông qua hình

49

thức vốn cổ phần và góp vốn để thành lập AMC. Vốn đƣợc huy động từ việc phát hành cổ phiếu theo quy định của Luật doanh nghiệp. Bên cạnh đó AMC có thể huy động vốn từ các NHTM qua việc bán trái phiếu cho các ngân hàng thƣơng mại để nhận đƣợc tiền mặt, những khoản nợ mà ngân hàng chuyển giao qua cho AMC hoặc thông qua vay của ngân hàng, các tổ chức, cá nhân…

Về hoạt động của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản: Tại Điều 10 Quyết định số 1390/2001/QĐ-NHNN quy định về nội dung hoạt động của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc NHTM nhƣ sau: i) Tiếp nhận, quản lý các khoản nợ tồn đọng (nợ có TSBĐ và nợ không có TSBĐ) và tài sản bảo đảm nợ vay (tài sản thế chấp, cầm cố; tài sản gán nợ; tài sản Toà án giao ngân hàng) liên quan đến các khoản nợ để xử lý, thu hồi vốn nhanh nhất. ii) Hoàn thiện hồ sơ có liên quan đến các khoản nợ theo quy định của pháp luật trình Ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính NHTM của Chính phủ xem xét, trình Thủ tƣớng Chính phủ cho phép NHTM xoá nợ cho khách hàng (đối với nhóm nợ không có TSBĐ và không có đối tƣợng để thu hồi). iii) Chủ động bán các TSBĐ nợ vay thuộc quyền định đoạt của NHTM theo giá thị trƣờng. iv) Cơ cấu lại nợ tồn đọng bằng các biện pháp: giãn nợ, miễn giảm lãi suất, đầu tƣ thêm, chuyển đổi nợ thành vốn góp. v) Xử lý tài sản bảo đảm nợ vay bằng các biện pháp thích hợp: cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, khai thác kinh doanh… vi) Thực hiện các hoạt động khác theo uỷ quyền của NHTM theo quy định của pháp luật. vii) Mua bán nợ tồn đọng của tổ chức tín dụng khác, của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của NHTM khác theo quy định của pháp luật.

Về hoạt động mua bán nợ của AMC: Trƣớc tiên các AMC sẽ mua lại nợ xấu từ ngân hàng. Việc tiếp nhận nợ có thể tiến hành dƣới các hình thức khác nhau: ngân hàng có thể uỷ thác cho công ty; ngân hàng mua trái phiếu công ty, sau đó công ty dùng số tiền đó để mua lại nợ của chính ngân hàng

50

nhƣng phổ biến nhất có lẽ là công ty trực tiếp mua lại nợ cần xử lý của ngân hàng. Sau khi mua nợ xấu, các AMC sẽ tiến hành xử lý nợ và TSBĐ. Trong hầu hết các trƣờng hợp AMC không thể bán các khoản nợ này đi đƣợc mà tiến hành một loạt các nghiệp vụ xử lý nợ. Trƣớc hết, công ty sẽ tiến hành phân tích, phân loại các khoản nợ theo nhiều tiêu thức khác nhau để đánh giá tình trạng của món nợ, con nợ và TSBĐ nếu có. Đây là khâu rất quan trọng vì nó sẽ quyết định tính đúng đắn và tối ƣu của phƣơng thức xử lý công ty sẽ dùng cho khoản nợ sau này. Đối với khoản nợ mà công ty nhận thấy còn có khả năng thu hồi, công ty sẽ tiến hành phân tích kỹ tình hình tài chính hiện tại của con nợ và đề ra biện pháp cơ cấu lại khoản nợ theo phƣơng hƣớng hợp lý, tạo điều kiện giúp con nợ vực dậy tình hình kinh doanh. Các khoản nợ đƣợc bán ra trên thị trƣờng theo mức giá thoả thuận giữa bên mua và AMC. Bên mua thƣờng là đơn vị có mối quan hệ, hoặc quan tâm đặc biệt tới doanh nghiệp nợ, nhìn thấy ở khoản nợ này một cơ hội kinh doanh có thể tận dụng đƣợc. Phƣơng thức xử lý khác cũng hay đƣợc các AMC sử dụng đó là chuyển nợ thành cổ phần của doanh nghiệp, nhƣ vậy công ty có quyền can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp đó, buộc doanh nghiệp phải thực hiện những biện pháp cần thiết để khôi phục lại tình hình tài chính cho doanh nghiệp. Đối với các tài sản cầm cố, thế chấp công ty có thể xử lý bằng nhiều cách khác nhau. Công ty có thể tiến hành sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán trên thị trƣờng. Công ty có thể đƣa tài sản vào hoạt động kinh doanh của bản thân công ty, hay đem tài sản góp vốn, liên doanh…

Công ty mua bán nợ trực thuộc Nhà nƣớc hay Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC)

DATC đƣợc thành lập theo Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg ngày

5/6/2003 của Thủ tƣớng Chính phủ.Theo Điều 3 Quyết định số 109/2003/QĐ-

51

động theo mô hình công ty Nhà nước”. DATC đƣợc lập nên chủ yếu nhằm mục tiêu xử lý nợ tồn đọng khó đòi chứ không hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Với đặc thù xử lý là những khoản nợ tồn đọng và tài sản thế chấp với khả năng thu hồi lại giá trị thấp, các chi phí bỏ ra để tối ƣu hoá các khoản nợ trƣớc khi đem bán lại không hề nhỏ nên để hoạt động đƣợc công ty này cần có lƣợng vốn lớn. Tuy nhiên vốn hoạt động là một vấn đề khó khăn cho hoạt động của công ty. Bên cạnh đó DATC hầu nhƣ không thể tạo ra lợi nhuận nên rất khó duy trì đƣợc hoạt động nếu không có sự hỗ trợ vốn từ bên ngoài. Khi bị phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ bên ngoài thì sự chủ động và hiệu quả của công ty sẽ bị giảm sút, nhất là khi đó lại là nguồn vốn do Chính phủ cấp. Do vậy, việc cho phép DATC đƣợc huy động thêm các nguồn vốn khác nhƣ: vốn bổ sung từ lợi nhuận, vay tín dụng, phát hành trái phiếu… đã tạo điều kiện cho công ty có khả năng tự tạo nguồn vốn, duy trì hoạt động. Tuy nhiên, việc vay tín dụng, phát hành trái phiếu là việc tham gia vào thị trƣờng tín dụng nên tiềm ẩn những rủi ro từ hệ thống tài chính đồng thời việc không tách bạch này mâu thuẫn với mục tiêu của công ty là bảo đảm an toàn cho hệ thống tài chính.

Khác với AMC, phạm vi hoạt động của DATC rất rộng lớn, đối tƣợng xử lý không phân biệt thành phần kinh tế trong đó đặt trọng tâm xử lý chính là khu vực doanh nghiệp Nhà nƣớc đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ đắc lực cho hệ thống các NHTM lành mạnh tình hình tài chính.

Hoạt động của DATC bao gồm: i) Mua các khoản nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp bằng các hình thức: thoả thuận trực tiếp, đấu thầu, đấu giá hoặc theo chỉ định của Thủ tƣớng Chính phủ. ii) Tiến hành xử lý các khoản nợ và tài sản đã mua nhƣ: Tổ chức đòi nợ; bán các khoản nợ; sử dụng các khoản nợ; tài sản để đầu tƣ dƣới các hình thức: góp vốn cổ phần, hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật; bảo quản, sửa chữa, nâng cấp tài sản

52

để bán, cho thuê, đầu tƣ, tổ chức sản xúât kinh doanh, liên doanh khai thác tài sản. iii) Các hoạt động khác nhƣ: huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu mua nợ; Tƣ vấn, môi giới xử lý nợ và tài sản tồn đọng; Kinh doanh những ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.

Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC)

Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam đƣợc thành lập theo Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 của Chính phủ quy định về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của VAMC bao gồm: Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 của Chính phủ quy định về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Thông tƣ số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/9/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC, Thông tƣ số 20/2013/TT- NHNN ngày 09/9/2013 của NHNN về cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam đã tạo lập cơ sở pháp lý tƣơng đối hoàn chỉnh cho hoạt động mua bán, xử lý nợ xấu của công ty VAMC.

Theo Điều 9 của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP thì vốn điều lệ của Công ty là 500 tỷ đồng Việt Nam. Cũng giống nhƣ DATC, VAMC hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Các hoạt động của VAMC bao gồm: i) Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng. ii) Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm. iii) Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay. iv) Đầu tƣ, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã đƣợc Công ty Quản lý tài sản thu nợ. v) Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến

53

khoản nợ xấu và bảo đảm tiền vay. vi) Tƣ vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản. vii) Đầu tƣ tài chính, góp vốn, mua cổ phần. viii) Tổ chức bán đấu giá tài sản. ix) Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của tổ chức tín dụng. x) Hoạt động khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Công ty Quản lý tài sản sau khi đƣợc Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc cho phép.

Một phần của tài liệu Pháp luật về mua bán nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 54 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)