Nội dung pháp luật mua bán nợ xấu của NHTM

Một phần của tài liệu Pháp luật về mua bán nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 41 - 45)

Nội dung pháp luật mua bán nợ xấu của NHTM bao gồm các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục mua bán nợ xấu; chủ thể tham gia mua bán nợ xấu; hợp đồng mua bán nợ xấu, xử lý TSBĐ và việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong việc mua bán nợ xấu. Trong đó trình tự thủ tục mua bán nợ xấu là các bƣớc tiến hành để các bên đạt đƣợc mục đích mua, bán nợ xấu. Theo quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam thì tƣơng ứng với phƣơng thức mua bán nợ thông qua đấu giá và phƣơng thức mua bán nợ trên cơ sở thoả thuận trực tiếp thì trình tự thủ tục mua bán sẽ khác nhau. Tuỳ vào tình trạng khoản nợ, các NHTM sẽ lựa chọn hình thức bán nợ sao cho phù hợp nhất.

Chủ thể tham gia bán nợ xấu ở đây là các NHTM có các khoản nợ xấu cần bán. Bên mua nợ có thể là các cá nhân, tổ chức có nhu cầu mua nợ. Do nợ

34

xấu có tính thanh khoản kém và thủ tục xử lý nợ rất rƣờm rà, phức tạp đòi hỏi nguồn vốn lớn, nhiều kinh nghiệm nên trên thực tế các tổ chức là chủ thể phổ biến trong quan hệ này.

Hợp đồng mua bán nợ xấu bao gồm hai vấn đề là hình thức và nội dung. Trong đó, hình thức của hợp đồng là biểu hiện ý chí ra bên ngoài của bên mua và bên bán. Do việc mua bán nợ không đơn giản, có liên quan đến nhiều yếu tố nhƣ: TSBĐ cho khoản nợ là bất động sản, bên đi vay, bên vay và chủ nợ mới… nên thông thƣờng hợp đồng mua bán nợ xấu đƣợc thể hiện bằng văn bản. Nội dung của hợp đồng bao gồm các điều khoản về chủ thể tham gia hợp đồng; đối tƣợng của hợp đồng; giá mua bán và phƣơng thức thanh toán; các hình thức bảo đảm cho khoản nợ đƣợc mua, bán; thời hạn có hiệu lực của hợp đồng; phƣơng thức và thủ tục chuyển giao hồ sơ khoản nợ đƣợc mua bán… Do hợp đồng là sự thể hiện ý chí của hai bên nên trong quá trình soạn thảo các bên có thể dự liệu chi tiết các tình huống có thể phát sinh đồng thời thoả thuận về các nội dung khác nhƣng không đƣợc trái pháp luật.

Tài sản bảo đảm là một nội dung cần phải đề cập trong hoạt động mua bán nợ xấu. Trong quá trình cấp tín dụng của NHTM, các NHTM thƣờng yêu cầu bên đi vay có TSBĐ cho các khoản vay của mình. Khi không trả đƣợc nợ, ngân hàng sẽ xử lý TSBĐ để thu lại gốc và lãi. Khi mua nợ xấu đƣợc bảo đảm bằng TSBĐ thì chủ nợ mới buộc phải xử lý các loại TSBĐ này để thu hồi nợ.

Việc giải quyết tranh chấp khi có phát sinh trong hoạt động mua bán nợ xấu là một trong những nội dung quan trọng góp phần lành mạnh hoá hoạt động mua bán này. Các phƣơng thức giải quyết tranh chấp hiện nay bao gồm: hoà giải, thƣơng lƣợng, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và qua con đƣờng khởi kiện tại Toà án. Một trong những phƣơng thức giải quyết tranh chấp phổ biến hiện nay là thông qua con đƣờng Toà án. Tuy nhiên con đƣờng giải quyết này hiện nay còn nhiều bất cập, gây ảnh hƣởng lớn đến việc xử lý nợ xấu trong thực tế.

35

Kết luận Chƣơng 1

Trong Chƣơng 1, tác giả đã trình bày những vấn đề lí luận cơ bản về nợ xấu và mua bán nợ xấu của các NHTM. Trong đó làm rõ quan điểm về nợ xấu của NHTM hiện nay tại Việt Nam cũng nhƣ nhiều quốc gia trên thế giới, sự cần thiết cũng nhƣ các phƣơng thức xử lý nợ xấu và hoạt động mua bán nợ xấu. Cho dù có nhiều quan điểm và cách phân loại khác nhau, nợ xấu ở đâu cũng bị coi là nguy cơ hàng đầu đem đến bất ổn cho nền kinh tế. Chính vì thế khuôn khổ pháp lý cho nợ xấu luôn chiếm một vị trí quan trọng. Tại Việt Nam, các quy định về phân loại nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro đã đƣợc ban hành và liên tục hoàn thiện. Những bƣớc tiến đó là đáng kể nhƣng còn quá nhỏ bé so với những tiến bộ của thế giới và chƣa đủ để góp phần khắc phục tình trạng nợ xấu tăng cao cùng với thiếu minh bạch thông tin nhƣ hiện nay. Những lý luận trên chính là cở sở giúp chúng ta đi sâu nghiên cứu thực trạng pháp luật về hoạt động mua bán nợ xấu hiện nay nhƣ thế nào ở chƣơng tiếp theo của luận văn.

36

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Bàn về hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt Nam trƣớc tiên phải kể đến Bộ luật dân sự năm 2005, Luật Ngân hàng Nhà nƣớc, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010… đây là những văn bản pháp lý quan trọng, tạo nền tảng cho hoạt động mua bán nợ. Tuy nhiên, các văn bản này mới chỉ dừng lại ở việc điều chỉnh chung, chƣa tạo ra khung pháp lý rõ ràng, cụ thể cho một loại hình mua bán đặc thù trong lĩnh vực ngân hàng. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động này, ngày 19/4/1999 Ngân hàng Nhà nƣớc đã ban hành Quy chế mua bán nợ của các TCTD kèm theo Quyết định số 140/1999/QĐ-NHNN14 (sau đây gọi tắt là Quy chế 140), quy định tƣơng đối cụ thể về phạm vi, phƣơng thức, trình tự thủ tục… mua bán nợ. Sau một thời gian dài tồn tại, cùng với sự phát triển và nở rộ của các NHTM cũng nhƣ các hình thức, giao dịch bảo đảm, ngày 21/12/2006, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ký Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN ban hành Quy chế mua, bán nợ của các TCTD (sau đây gọi tắt là Quy chế 59) thay thế cho Quy chế 140. Hiện nay, một lần nữa NHNN đang dự thảo Quy chế mua bán nợ để góp phần hoàn thiện hơn pháp luật về mua bán nợ xấu.

Bên cạnh đó, tham gia vào hoạt động mua bán nợ xấu không thể không kể đến các chủ thể mua nợ phổ biến hiện nay đó là các AMC, DATC và VAMC. Tƣơng ứng với mỗi chủ thể này, pháp luật có những quy định riêng về việc thành lập, cơ cấu tổ chức, nguồn vốn, hoạt động… là cơ sở để các công ty này thực hiện việc mua bán nợ xấu. Các văn bản điều chỉnh nhóm chủ thể này có thể kể đến: Quyết định số 1389/2001/QĐ-NHNN ngày 07/11/2001 của ngân hàng Nhà nƣớc về việc ban hành quy định về việc thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thƣơng mại, Quyết định số 1390/2001/QĐ-NHNN ngày 07/11/2001 của Ngân hàng Nhà nƣớc về việc

37

ban hành quy định về hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc Ngân hàng thƣơng mại, Thông tƣ số 33/2010/TT-BTC ngày 11/3/2010 của Bộ tài chính về ban hành điều lệ, tổ chức và hoạt động của Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, Thông tƣ số 19/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành ngày 06/9/2013 quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Nghị định số 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/5/2013 về thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Thông tƣ số 20/2013/TT-NHNN ngày 9/9/2013 của NHNN về cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam…

Ngoài ra, liên quan đến hoạt động mua bán nợ xấu hiện nay còn có các văn bản quy phạm pháp luật khác điều chỉnh. Ví dụ nhƣ: liên quan đến trình tự thủ tục mua bán nợ bằng phƣơng thức bán đấu giá có Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 4/3/2010 về bán đấu giá tài sản và Thông tƣ số 23/2010/TT-BTP ngày 6/12/2010 hƣớng dẫn Nghị định số 17/2010/NĐ-CP. Liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm cho các khoản nợ có Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP…

Một phần của tài liệu Pháp luật về mua bán nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)