Trong điều kiện phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp nước ta bất kể thuộc thành phần kinh tế nào hiện đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội đất nước phát triển, góp phần nâng cao uy tín và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, muốn các doanh nghiệp hoạt động đúng hướng, có hiệu quả cao lại rất cần đến công tác quản lý nhà nước trong đó có việc hỗ trợ và tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp.
Hệ thống pháp luật hiện tại của chúng ta có ba vấn đề lớn sau đây:
Thứ nhất, ngay từ khi xây dựng, nhiều quy định đã không phản ánh
thực tế, hoặc cản trở doanh nghiệp phát triển, hoặc tạo ra những hệ lụy sau này.
Thứ hai, nhiều quy định có sức sống quá ngắn, nhanh chóng trở
nên lạc hậu với đòi hỏi của cuộc sống, gây cản trở tới sự phát triển của doanh nghiệp.
Thứ ba, hệ thống văn bản còn thiếu nhiều quy định điều chỉnh các vấn
đề phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp, gây lúng túng cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý.
Luật doanh nghiệp 2005 cũng đã bộc lộ nhiều sự bất cập, chưa phản ánh được sự phát triển, thay đổi của xã hội. Sự bất cập, thiếu thống nhất của một số các quy định của luật doanh nghiệp cần phải được sửa đổi ,bổ sung kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và yêu cầu của quản lý nhà nước. Trong đó, có chế định quan trọng về đại diện.