Pháp luật của Thái Lan

Một phần của tài liệu Người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam (Trang 27)

Pháp luật Thái Lan quy định pháp nhân hoạt động không nhất thiết chỉ thông qua một người đại diện, mà có thể nhiều người quản lý trong pháp nhân đều có thẩm quyền đại diện cho pháp nhân tham gia các giao dịch nhân danh pháp nhân đó. “Ý chí của một pháp nhân được bày tỏ thông qua những người đại diện của pháp nhân đó” [6, Điều 80]. Theo quy định này, một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện, mỗi người đại diện phụ trách những hoạt động nhất định của pháp nhân, và có quyền nhân danh pháp nhân trong hoạt động của mình. Đồng thời pháp luật cũng gắn trách nhiệm của pháp nhân đối với các hoạt động đó:

Một pháp nhân buộc phải bồi thường về bất cứ thiệt hại nào, do người quản lý hoặc những người đại diện khác của pháp nhân gây ra cho những người khác trong khi thi hành nhiệm vụ của mình, đồng thời dành quyền khiếu nại những người gây ra thiệt hại đó [6, Điều 76 Các quyển I-VI].

Ở Việt Nam, hiện nay chỉ có loại hình công ty hợp danh có quy định này, theo đó các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau trong việc nhân danh công ty thực hiện các giao dịch với bên thứ ba. Quy định này tạo cho các doanh nghiệp chủ động trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, nhất là những doanh nghiệp lớn.

Vấn đề quan trọng là gắn trách nhiệm của những người đại diện của pháp nhân trong quá trình nhân danh pháp nhân thực hiện các giao dịch. Pháp luật Thái Lan quy định trách nhiệm của người đại diện như sau:

Nếu thiệt hại gây ra cho những người khác là do một hành vi không nằm trong phạm vi mục đích hoạt động của pháp nhân, thì những thành viên hoặc những người quản lý tán thành hành vi đó, những người quản lý và những người đại diện khác thực thi hành vi đó phải liên đới chịu bồi thường [6, Điều 76 Các quyển I-VI].

Nếu pháp nhân chối bỏ trách nhiệm bằng cách thay đổi các văn bản nội bộ của mình, trong trường hợp này, pháp luật Thái Lan đã quy định cụ thể:

“Bất cứ sự hạn chế hoặc sửa đổi nào về quyền hạn đại diện của những người quản lý, không được thiết lập nhằm chống lại những người thứ ba có thiện chí” [6, Điều 76 Các quyển I-VI].. Quy định này rất tiến bộ và có nhiều ưu điểm, sẽ tránh những hành động của những người quản lý trong nội bộ công ty đưa ra những quyết định như sửa đổi điều lệ, các văn bản nội bộ nhằm thay đổi quyền hạn của người đại diện mục đích để gây bất lợi hoặc chối bỏ trách nhiệm đối với bên thứ ba.

Bài học đối với các quy định trong pháp luật Việt Nam, cần quy định trách nhiệm của pháp nhân trong trường hợp những người quản lý thực hiện những hoạt động sửa đổi quyền hạn của người đại diện mang tính nội bộ, nhưng lại ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của bên thứ ba. Cụ thể theo hướng “Bất cứ sự hạn chế hoặc sửa đổi nào về quyền hạn đại diện của những người quản lý, không được thiết lập nhằm chống lại những người thứ ba có thiện chí”.

1.3.2. Pháp luật công ty của Pháp

Pháp luật của Pháp đưa ra các điều kiện trở thành thành viên hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị và chức danh tổng giám đốc công ty:

Vấn đề kiêm nhiệm của thành viên hội đồng quản trị, theo pháp luật của Pháp, thì một thể nhân không thể cùng một lúc tham gia vào trên tám hội đồng quản trị của các công ty vô danh có trụ sở trên đất Pháp. Vấn đề này trong pháp

luật Việt Nam không có quy định. Lý giải cho vấn đề này, các nhà luật học của Pháp cho rằng:

Ngay cả khi nhiệm vụ quản trị viên chỉ cần sự có mặt của ông ta ở các cuộc họp 3 tháng một kỳ của hội đồng quản trị, nghĩa là không cần sự có mặt thường xuyên ở trụ sở công ty, thì nhà lập pháp cũng thấy rằng nếu tham gia quá 8 hội đồng quản trị, thì cũng không thể làm việc một các nghiêm túc được [12, tr.19].

Thành viên của Hội đồng quản trị có bắt buộc phải là thể nhân hay không ? Pháp luật Pháp có quy định:

Một pháp nhân cũng có thể làm quản trị viên như một thể nhân: vậy là một công ty có thể được phép quản lý một công ty khác với yêu cầu duy nhất bổ nhiệm mộ “đại diện thường trực” luôn có mặt tại trụ sở của công ty. Đại diện này cũng phải có những điều kiện như một quản trị viên là thể nhân [12, tr.19].

Tổng giám đốc theo luật năm 1966 là người được công ty ủy nhiệm. Giúp đỡ chủ tịch và có nhiệm vụ thay mặt công ty với người ngoài. Đàm phán các hợp đồng, thay mặt công ty ký các hợp đồng, là nguyên đơn trước tòa án, khi cần còn là người giao dịch với cơ quan hành chính, thuế:

Đôi khi điều lệ hạn chế quyền hạn của chủ tịch kiêm tổng giám đốc bằng các đòi hỏi phải có sự đồng ý trước hội đồng quản trị, nếu giá trị hợp đồng ký vượt quá một mức nào đó. Nhưng giới hạn này không có giá trị với người ngoài, người ngoài vẫn có quyền đòi phải thi hành hợp đồng dù chưa có ý kiến của hội đồng quản trị…Một chủ tịch – tổng giám đốc không thể đến mức khiến cho ông ta trở thành một người thừa hành, làm lu mờ quyền hạn riêng của ông ta ở cương vị điều hành chung [12, tr.19].

Trong pháp luật Việt Nam, Luật Doanh nghiệp quy định tại Điều 120 về các “Hợp đồng, giao dịch phải được đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị chấp thuận”. Nếu người đại diện theo pháp luật của công ty thực hiện các giao dịch thuộc Điều 120 mà không có sự chấp của đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị thì giao dịch đó bị coi là vượt quá thẩm quyền và có thể bị tuyên vô hiệu. Bên thứ ba không thể bắt công ty thực hiện nghĩa vụ của mình, mà chỉ có thể yêu cầu người đại diện theo pháp luật chịu trách nhiệm cá nhân mà thôi. Quy định trong pháp luật của Pháp nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên thứ ba, là bên được coi là yếu thế đối với các vấn đề nội bộ của công ty.

Bài học cho các nhà làm luật Việt Nam là các quy định trong pháp luật Việt Nam cần rõ ràng hơn về trách nhiệm của công ty trong các giao dịch đối với bên thứ ba, là bên yếu thế trong quan hệ. Pháp luật Việt Nam quy định các trường hợp công ty được coi là biết đến các giao dịch do người đại diện công ty tham gia, từ đó xem xét trách nhiệm là của công ty hay của cá nhân người đại diện. Tuy nhiên, cần phải ghi nhận và xem xét quy định trong pháp luật Pháp cho rằng, trong quá trình hoạt động các cơ quan như đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị buộc phải biết các hoạt động của người đại diện. Vì thế, trong mọi trường hợp thì công ty vẫn phải thực hiện trách nhiệm đối với bên thứ ba khi người đại diện tham gia xác lập.

1.3.3. Pháp luật của Nhật Bản

Luật Công ty Nhật Bản là sự kết hợp đặc biệt giữa truyền thống luật dân sự của Đức (có một vài yếu tố của Pháp) với luật công ty của Mỹ và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội, văn hóa Nhật Bản . Nền tảng pháp lý cho các loại hình công ty ở Nhật Bản là Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại có từ khá lâu đời và sau đó được sửa đổi bổ sung khá nhiều lần.

Với việc ban hành Luật Công ty mới trong tháng 6/2005 (Japanese Company Act 2006-JCA 2006) là đỉnh cao của những nỗ lực gần đây của Nhật Bản để tái cấu trúc lại và làm mới khuôn khổ hệ thống pháp luật công ty của mình. Về nguyên tắc trong công ty cổ phần không cần thiết lập hội đồng quản trị. Tuy nhiên, Luật công ty quy định có 3 loại công ty cổ phần phải thiết lập hội đồng quản trị đó là công ty đại chúng, công ty có thiết lập Ban kiểm soát và công ty có thiết lập các ủy ban. Trong công ty cổ phần có thiết lập Hội đồng quản trị thì phải bầu một thành viên làm đại diện Hội đồng quản trị.

Trong trường hợp công ty có nhiều người điều hành, thì Hội đồng quản trị sẽ xác định mối quan hệ giữa những người điều hành, xác định công việc và nhiệm vụ của từng người trong thực hiện nghị quyết của Hội đồng quản trị.

Luật cũng quy định về giám đốc và ban giám đốc:

Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý và điều hành kinh doanh của một công ty cổ phần (Kabushiki Kaisha). Trong ban giám đốc, ít nhất phải có một giám đốc đại diện cho công ty do các thành viên trong ban giám đốc bầu ra. Thông thường Ban giám đốc đưa ra quyết định về các vấn đề quan trọng và sẽ giám sát các giám đốc phụ trách từng phân ban hay từng bộ phận cụ thể theo đúng với điều lệ công ty cũng như các quy chế nội bộ khác [61, tr220-221].

Theo Luật công ty Nhật Bản, về nguyên tắc trong công ty cổ phần không cần thiết lập hội đồng quản trị. Tuy nhiên, Luật công ty qui định có 3 loại công ty cổ phần phải thiết lập hội đồng quản trị đó là công ty đại chúng, công ty có thiết lập ban kiểm soát và công ty có thiết lập các ủy ban (Điều 327 Khoản 1). Còn công ty có thiết lập ban kiểm soát là công ty cổ phần buộc phải thiết lập ban kiểm soát là công ty đại chúng trừ công ty có thiết lập các ủy ban (Điều 328 Khoản 1). Còn đối với những công ty cổ phần không cần thiết phải thiết lập ban kiểm soát thì cũng có thể thỏa thuận thành lập ban

kiểm soát (Điều 326, Khoản 2). Trong công ty cổ phần có thiết lập hội đồng quản trị thì phải bầu một thành viên làm đại diện hội đồng quản trị (Điều 362, Khoản 3).

Trong công ty cổ phần có thiết lập các ủy ban thì có đại diện điều hành, còn trong công ty cổ phần chỉ có một người điều hành thì người này trở thành đại diện điều hành (Luật công ty Điều 420 Khoản 1). Trong trường hợp công ty có nhiều người điều hành, thì hội đồng quản trị sẽ xác định mối quan hệ giữa những người điều hành, xác định công việc và nhiệm vụ của từng người trong thực hiện Nghị quyết của hội đồng quản trị (Điều 416 Khoản 1 Mục 1).

Ở Việt Nam, chủ tịch hội đồng quản trị do đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị bầu ra. Trong trường hợp hội đồng quản trị bầu ra chủ tịch hội đồng quản trị thì Chủ tịch được bầu trong số đó có thể kiêm nhiệm giám đốc hoặc tổng giám đốc (Luật doanh nghiệp Điều 111), giám đốc hoặc tổng giám đốc có thể là đại diện theo pháp luật trong trường hợp Điều lệ công ty không qui định chủ tịch hội đồng quản trị là đại diện theo pháp luật (Điều 116, Khoản 1). Còn ở Nhật Bản, đại diện hội đồng quản trị là đại diện công ty, điều hành hoạt động trong công ty, tiến hành giao dịch và ký kết hợp đồng với bên ngoài.

Theo pháp luật Việt Nam thì khi đăng ký thành lập công ty, luật buộc kê khai trong điều lệ công ty và trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp ai là người đại diện theo pháp luật, các thông tin về người đại diện theo pháp luật, chức danh và kèm theo bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện theo pháp luật.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua các nghiên cứu tại Chương 1, tác giả rút ra một số kết luận như sau: Chế định đại diện là một chế định truyền thống và là trung tâm của pháp luật dân sự và doanh nghiệp, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội và trong cơ cấu pháp lý. Trong đời sống hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội thì việc hoàn thiện chế định đại diện là một xu thế tất yếu, phù hợp với sự phát triển của cuộc sống.

Công ty với tư cách là một pháp nhân (thực thể giả tạo) thực hiện các quyền và nghĩa vụ bởi những hành động của người đại diện của mình. Thông qua người đại diện, pháp nhân tham gia xác lập các giao dịch dân sự, được hưởng các quyền và phải gánh vách các nghĩa vụ với bên thứ ba. Vì thế, hoạt động của người đại diện phải tuân thủ phạm vi thẩm quyền được quy định tại điều lệ và pháp luật.

Việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt tư cách người đại diện và phạm vi thẩm quyền mà người đại diện cho pháp nhân có thể tiến hành phải tuân thủ quy định của pháp luật và của điều lệ pháp nhân. Công ty cổ phần là loại hình pháp nhân phổ biến hiện nay, bởi những ưu điểm được các nhà đầu tư lựa chọn, đầu tư.

Các nội dung cơ sở lý luận về pháp nhân và đại diện theo pháp luật của pháp nhân của chương I này, là tiền đề để phân tích những thực trạng tồn tại của pháp luật Việt Nam, đồng thời đưa ra những giải pháp hoàn thiện chế định người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần ở các chương sau.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM

2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần công ty cổ phần

2.1.1. Các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn

Theo quy định hiện nay của pháp luật Việt Nam về người đại diện theo pháp luật của công ty nói chung và công ty cổ phần nói riêng, phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại luật doanh nghiệp, điều lệ công ty. Người đại diện theo pháp luật phải đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh (tại thời điểm đăng ký thành lập hoặc khi có sự thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty). Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là mục quan trọng trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Theo quy định của pháp luật, các tiêu chuẩn, điều kiện đối với người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần như sau:

Thứ nhất, Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần phải giữ một trong các chức danh là giám đốc (tổng giám đốc) hoặc chủ tịch hội đồng quản trị của công ty. Thuật ngữ mà Bộ luật dân sự sử dụng “người đứng đầu” của pháp nhân.

Nếu người đại diện theo pháp luật của công ty là giám đốc hoặc tổng giám đốc. giám đốc hoặc tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Theo điểm h, khoản 2, Điều 108 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định về thẩm quyền của Hội đồng quản trị trong việc thành lập chức danh giám đốc

hoặc tổng giám đốc “Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định…”. Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với chức danh giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty.

Điều kiện người đại diện theo pháp luật phải giữ các chức vụ “đứng đầu công ty” là một quy định cứng nhắc, không linh hoạt của Luật doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp nên để doanh nghiệp có toàn quyền quyết định ai và giữ chức danh gì làm đại diện theo pháp luật của công ty sao cho phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp hoặc lĩnh vực hoạt động.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 116, Điều 57 của Luật doanh nghiệp 2005; Điều 15 của Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp, các tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu Người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam (Trang 27)