Pháp luật của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam (Trang 30 - 34)

Luật Công ty Nhật Bản là sự kết hợp đặc biệt giữa truyền thống luật dân sự của Đức (có một vài yếu tố của Pháp) với luật công ty của Mỹ và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội, văn hóa Nhật Bản . Nền tảng pháp lý cho các loại hình công ty ở Nhật Bản là Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại có từ khá lâu đời và sau đó được sửa đổi bổ sung khá nhiều lần.

Với việc ban hành Luật Công ty mới trong tháng 6/2005 (Japanese Company Act 2006-JCA 2006) là đỉnh cao của những nỗ lực gần đây của Nhật Bản để tái cấu trúc lại và làm mới khuôn khổ hệ thống pháp luật công ty của mình. Về nguyên tắc trong công ty cổ phần không cần thiết lập hội đồng quản trị. Tuy nhiên, Luật công ty quy định có 3 loại công ty cổ phần phải thiết lập hội đồng quản trị đó là công ty đại chúng, công ty có thiết lập Ban kiểm soát và công ty có thiết lập các ủy ban. Trong công ty cổ phần có thiết lập Hội đồng quản trị thì phải bầu một thành viên làm đại diện Hội đồng quản trị.

Trong trường hợp công ty có nhiều người điều hành, thì Hội đồng quản trị sẽ xác định mối quan hệ giữa những người điều hành, xác định công việc và nhiệm vụ của từng người trong thực hiện nghị quyết của Hội đồng quản trị.

Luật cũng quy định về giám đốc và ban giám đốc:

Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý và điều hành kinh doanh của một công ty cổ phần (Kabushiki Kaisha). Trong ban giám đốc, ít nhất phải có một giám đốc đại diện cho công ty do các thành viên trong ban giám đốc bầu ra. Thông thường Ban giám đốc đưa ra quyết định về các vấn đề quan trọng và sẽ giám sát các giám đốc phụ trách từng phân ban hay từng bộ phận cụ thể theo đúng với điều lệ công ty cũng như các quy chế nội bộ khác [61, tr220-221].

Theo Luật công ty Nhật Bản, về nguyên tắc trong công ty cổ phần không cần thiết lập hội đồng quản trị. Tuy nhiên, Luật công ty qui định có 3 loại công ty cổ phần phải thiết lập hội đồng quản trị đó là công ty đại chúng, công ty có thiết lập ban kiểm soát và công ty có thiết lập các ủy ban (Điều 327 Khoản 1). Còn công ty có thiết lập ban kiểm soát là công ty cổ phần buộc phải thiết lập ban kiểm soát là công ty đại chúng trừ công ty có thiết lập các ủy ban (Điều 328 Khoản 1). Còn đối với những công ty cổ phần không cần thiết phải thiết lập ban kiểm soát thì cũng có thể thỏa thuận thành lập ban

kiểm soát (Điều 326, Khoản 2). Trong công ty cổ phần có thiết lập hội đồng quản trị thì phải bầu một thành viên làm đại diện hội đồng quản trị (Điều 362, Khoản 3).

Trong công ty cổ phần có thiết lập các ủy ban thì có đại diện điều hành, còn trong công ty cổ phần chỉ có một người điều hành thì người này trở thành đại diện điều hành (Luật công ty Điều 420 Khoản 1). Trong trường hợp công ty có nhiều người điều hành, thì hội đồng quản trị sẽ xác định mối quan hệ giữa những người điều hành, xác định công việc và nhiệm vụ của từng người trong thực hiện Nghị quyết của hội đồng quản trị (Điều 416 Khoản 1 Mục 1).

Ở Việt Nam, chủ tịch hội đồng quản trị do đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị bầu ra. Trong trường hợp hội đồng quản trị bầu ra chủ tịch hội đồng quản trị thì Chủ tịch được bầu trong số đó có thể kiêm nhiệm giám đốc hoặc tổng giám đốc (Luật doanh nghiệp Điều 111), giám đốc hoặc tổng giám đốc có thể là đại diện theo pháp luật trong trường hợp Điều lệ công ty không qui định chủ tịch hội đồng quản trị là đại diện theo pháp luật (Điều 116, Khoản 1). Còn ở Nhật Bản, đại diện hội đồng quản trị là đại diện công ty, điều hành hoạt động trong công ty, tiến hành giao dịch và ký kết hợp đồng với bên ngoài.

Theo pháp luật Việt Nam thì khi đăng ký thành lập công ty, luật buộc kê khai trong điều lệ công ty và trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp ai là người đại diện theo pháp luật, các thông tin về người đại diện theo pháp luật, chức danh và kèm theo bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện theo pháp luật.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Qua các nghiên cứu tại Chương 1, tác giả rút ra một số kết luận như sau: Chế định đại diện là một chế định truyền thống và là trung tâm của pháp luật dân sự và doanh nghiệp, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội và trong cơ cấu pháp lý. Trong đời sống hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội thì việc hoàn thiện chế định đại diện là một xu thế tất yếu, phù hợp với sự phát triển của cuộc sống.

Công ty với tư cách là một pháp nhân (thực thể giả tạo) thực hiện các quyền và nghĩa vụ bởi những hành động của người đại diện của mình. Thông qua người đại diện, pháp nhân tham gia xác lập các giao dịch dân sự, được hưởng các quyền và phải gánh vách các nghĩa vụ với bên thứ ba. Vì thế, hoạt động của người đại diện phải tuân thủ phạm vi thẩm quyền được quy định tại điều lệ và pháp luật.

Việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt tư cách người đại diện và phạm vi thẩm quyền mà người đại diện cho pháp nhân có thể tiến hành phải tuân thủ quy định của pháp luật và của điều lệ pháp nhân. Công ty cổ phần là loại hình pháp nhân phổ biến hiện nay, bởi những ưu điểm được các nhà đầu tư lựa chọn, đầu tư.

Các nội dung cơ sở lý luận về pháp nhân và đại diện theo pháp luật của pháp nhân của chương I này, là tiền đề để phân tích những thực trạng tồn tại của pháp luật Việt Nam, đồng thời đưa ra những giải pháp hoàn thiện chế định người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần ở các chương sau.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ

Một phần của tài liệu Người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)