Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật quản lý thuế XK, thuế NK:

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thực tiễn tại Cục hải quan thành phố Đà Nẵng (Trang 96 - 104)

Nhằm hoàn thiện pháp luật quản lý thuế XK, thuế NK, đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời vào Ngân sách Nhà nước; cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu; thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Luận văn xin có một số kiến nghị giải pháp như sau:

97

* Trong điều kiện hiện nay, cần cải cách Biểu thuế bằng cách đánh thuế theo tính chất hàng hoá, vừa đảm bảo tính chuẩn mực quốc tế của Biểu thuế, có cơ sở khoa học để xác định đúng tính chất hàng hoá, tính thuế đúng, không tạo kẻ hở về chính sách chế độ để một số đối tượng lợi dụng tìm cách lách mức thuế cao, áp dụng mức thuế thấp, gian lận trong khai báo, kiểm hoá, giám định... Đây là vấn đề cần thiết trong cải cách Biểu thuế hiện nay.

* Ban hành bổ sung, sửa đổi một số quy trình thủ tục, quy chế về quản lý thuế XNK; Luật Quản lý thuế hiện hành đã thống nhất toàn bộ thủ tục quản lý thuế và các khoản thu NSNN, tuy vậy trong quá trình thực hiện đã và đang phát sinh một số nội dung chưa cụ thể, chưa phù hợp, chưa theo kịp với thực tế phát sinh. Vì vậy, để tăng cường hiệu lực, tính khả thi cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung để đảm bảo thống nhất, đồng bộ các quy định trong Luật Quản lý thuế. Để quản lý thuế XK, thuế NK có hiệu quả, giám sát được việc thực thi pháp luật thuế, hệ thống quy trình quản lý thuế phải được ban hành đồng bộ, đầy đủ và dựa trên cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế của người nộp thuế. Từ thực trạng hiện hành của hệ thống các quy trình thu thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, vì vậy về lâu dài nên xây dựng thống nhất một quy trình thủ tục hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Quy trình này nên dựa trên cơ sở hợp nhất một số quy trình hiện hành như quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại, quy trình miễn, giảm, hoàn thuế, quy trình quản lý hàng gia công, quy trình quản lý hàng nhập khẩu sản xuất xuất khẩu. Nội dung của quy trình sẽ liệt kê các loại công việc phải làm khi làm thủ tục hải quan cho một lô hàng theo từng loại hình khác nhau và các bước công việc bắt buộc phải làm cho từng loại công việc đó để thống nhất trong toàn ngành tránh việc Hải quan nơi này làm khác Hải quan địa phương khác (từ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, xác định số tiền thuế phải nộp, kiểm tra thực tế hàng hóa, xác nhận thực xuất, thông quan hàng hóa, phúc tập hồ sơ, lưu hồ sơ).

Trước mắt, trong khi chưa xây dựng quy trình thủ tục chung, thì phải sửa đổi, bổ sung một số quy trình hiện hành đồng thời xây dựng mới một số quy trình, như: Xây dựng mới các quy trình gia hạn nộp thuế, xóa nợ tiền thuế; Xây dựng mới quy trình thanh tra thuế; Sửa đổi, bổ sung các quy trình miễn, giảm,

98

hoàn thuế; Sửa đổi, bổ sung quy trình kiểm tra sau thông quan.

Đối với quy chế, thì cần sửa đổi, bổ sung ban hành mới một số quy chế như: Sửa đổi, bổ sung quy chế hỗ trợ tuyên truyền cung cấp thông tin cho người khai hải quan, người nộp thuế; Xây dựng mới quy chế quản lý theo dõi nợ thuế, cưỡng chế thuế.

Yêu cầu cần có đối với các quy trình, quy chế: Nội dung quy trình phải quy định rõ các bước công việc phải làm từ khi tiếp nhận hồ sơ đến khi lưu hành văn bản, phù hợp với Luật Quản lý thuế, Luật Hải quan và các pháp luật có liên quan; Không chồng chéo, mâu thuẫn với quy trình thủ tục hải quan để áp dụng cho cả thủ tục hải quan thông thường và thủ tục hải quan điện tử.

* Xây dựng hệ thống pháp luật quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải theo hướng đảm bảo nguồn thu đáp ứng nhu cầu chi tiêu của ngân sách nhà nước trong điều kiện bảo hộ có chọn lọc và phải cắt giảm thuế theo các cam kết quốc tế (thông qua việc thực hiện các giải pháp chống gian lận, buôn lậu, kiểm tra, thanh tra thuế).

* Hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý thu nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

** Hoàn thiện quy định về khai thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thời gian kiểm tra, rà soát việc kê khai thuế để khai bổ sung, khuyến khích tính tự chấp hành tuân thủ pháp luật của đối tượng nộp thuế, đề nghị cho mở rộng thời gian doanh nghiệp được khai bổ sung là trong vòng 1 năm (365 ngày). Việc mở rộng thời gian theo hướng này cũng phù hợp với niên độ báo cáo tài chính, kế toán, quyết toán thuế của doanh nghiệp. Vì vậy, đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 2b Điều 34 Luật Quản lý thuế số 78 như sau: “b) Người nộp thuế tự phát hiện những sai sót trong kê khai, tính thuế, nộp thuế, miễn, giảm, hoàn thuế và tự giác khai báo với cơ quan hải quan trong thời gian 365 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng trước khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế, trừ các trường hợp nêu tại điểm a khoản này”.

Đồng thời sửa đổi các nội dung quy định về thời gian khai bổ sung trong thời hạn 60 ngày thành trong thời gian 365 ngày tại các điều liên quan trong Luật

99

Quản lý thuế số 78 năm 2006 (khoản 2 điều 106: xử lý đối với hành vi chậm nộp tiền thuế và khoản 6 điều 108: xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế).

** Hoàn thiện các quy định về quản lý nợ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Đầu tiên, đề nghị bổ sung quy định xóa nợ tiền thuế, tiền phạt trong Luật Quản lý thuế năm 2006, như: Bổ sung thêm quy định về trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt tại Điều 65: Các trường hợp gặp khó khăn đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định; Bổ sung quy định về thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền phạt tại Điều 67: Đối với các khoản nợ tiền thuế, tiền phạt mà cơ quan thuế đã áp dụng đầy đủ biện pháp cưỡng chế thi hành và quá 10 năm, nhưng không có khả năng thu hồi, Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Chính phủ xóa nợ.

Thứ hai, đối với quy định về biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, cần sửa đổi, bổ sung theo hướng:

+ Quy định rõ lại các biện pháp cưỡng chế, trao quyền cho cơ quan quản lý thuế căn cứ tình hình thực tế và mức độ vi phạm của người nộp thuế để áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp, đảm bảo tính hiệu quả, hiệu lực của việc cưỡng chế;

+ Quy định thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong việc quyết định không áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục nhập khẩu đối với một số trường hợp đặc biệt như: hàng hoá nhập khẩu phục vụ an ninh quốc phòng, hàng hoá là thực phẩm tươi sống, hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại và trong các trường hợp đặc biệt khác.

+ Không sử dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi mã số thuế, đình chỉ việc sử dụng hoá đơn; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập, hoạt động và giấy phép hành nghề đồng thời nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Điều 102 cho phù hợp để đảm bảo người nộp thuế bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính thuế vẫn có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh để có nguồn thu nhập trả nợ tiền thuế mà không phải dùng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế nhằm chấm dứt hoạt động kinh doanh của người nộp thuế.

100

** Hoàn thiện quy định của pháp luật về quản lý hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp đồng thời cũng tránh mất thời gian ở bước sau trong giải quyết hồ sơ hoàn thuế, đề nghị thời hạn giải quyết đối với hồ sơ hoàn thuế quy định tại Điều 60 Luật Quản lý thuế cần được sửa đổi theo hướng tăng thời gian, cụ thể: đối với trường hợp hoàn thuế trước, kiểm tra sau thì thời hạn giải quyết chậm nhất là mười ngày;

** Hoàn thiện quy định pháp luật về kiểm tra, thanh tra thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Để đồng bộ, phù hợp với Luật thanh tra năm 2010, cần sửa đổi một số quy định về thanh tra thuế trong Luật Quản lý thuế năm 2006 như: Bổ sung thêm quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra thuế tại Khoản 1 Điều 84 Luật Quản lý thuế năm 2006 - Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra thuế: thêm nhiệm vụ, quyền hạn “giám sát Đoàn thanh tra” và “yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản đó để phục vụ việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra có hành vi tẩu tán tài sản, không thực hiện quyết định thu hồi tiền, tài sản của Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế”.

Để công tác kiểm tra, thanh tra thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đạt hiệu quả cao thì trong thời gian tới cần đổi mới công tác kiểm tra, thanh tra thuế theo hướng sau đây:

+ Xây dựng cẩm nang về kiểm tra, thanh tra thuế trong đó tổng hợp các tình huống kiểm tra mẫu, cách thức phát hiện vi phạm, các vấn đề cần chú ý khi kiểm tra, khả năng phán đoán, tính nhạy bén trong quá trình kiểm tra, thanh tra thuế.

+ Xây dựng lực lượng kiểm tra, thanh tra thuế theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu. Nâng cao trình độ nghiệp vụ kiểm tra phát hiện gian lận thương mại qua giá, xuất xứ hàng hóa, các kỹ năng hành chính (lập biên bản, xác định hành vi phạm, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại) và kỹ năng xây dựng kế hoạch kiểm tra và thực hiện kế hoạch kiểm tra thuế; kinh nghiệm kiểm tra hồ sơ, chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo kế toán, phát hiện vi phạm.

101

+ Tăng cường áp dụng quản lý rủi ro trong công tác kiểm tra sau thông quan, phân loại các đối tượng để kiểm tra, thanh tra theo mức độ (1) Tuân thủ, (2) Chưa tuân thủ, (3) Cần kiểm tra thêm để khẳng định thuộc loại nào. Hoặc theo mức độ kiểm soát được hay chưa kiểm soát được, mức độ rủi ro: (1) Đã kiểm soát được, rủi ro thấp; (2) Chưa kiểm soát được, rủi ro cao; (3) Cần kiểm tra thêm để khẳng định thuộc loại nào. Kết quả phân loại được đưa vào cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro. Thực hiện kiểm tra, thanh tra thuế theo phương pháp tự chọn ngẫu nhiên của máy tính, không có sự can thiệp chủ quan của con người để đảm bảo tính khách quan trong lựa chọn đối tượng kiểm tra. Trên cơ sở phân loại và cơ sở dữ liệu có được, sẽ tập trung xác định và kiểm tra đối với những doanh nghiệp, loại hình và mặt hàng trọng điểm (rủi ro cao, chưa tuân thủ), trong đó chú trọng kiểm tra về giá, định mức hàng gia công và sản xuất - xuất khẩu, mã số hàng hoá, xuất xứ hàng hóa, các ưu đãi về thuế.

* Sửa đổi quy định về đối tƣợng không chịu thuế giá trị gia tăng, thời hạn nộp thuế

Đổi mới công tác quản lý thuế trong điều kiện hải quan hiện đại là thông thoáng, đơn giản hóa thủ tục nhưng phải đảm bảo tính hiệu quả, giảm nợ thuế quá hạn, chống trốn, tránh thuế và gian lận thuế. Để yêu cầu này có thể trở thành hiện thực, bên cạnh ý thức tuân thủ tốt pháp luật thuế của người nộp thuế, nỗ lực của cơ quan hải quan trong việc thực hiện, kiểm tra và áp dụng các biện pháp theo dõi nợ thuế, đôn đốc thu nộp thuế kịp thời, cần phải nghiên cứu để sửa đổi các quy định chưa phù hợp về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, thời hạn nộp thuế. Nội dung cụ thể như sau:

- Về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng: để đảm bảo thống nhất một thủ tục quản lý giữa thuế nhập khẩu với thuế giá trị gia tăng, khắc phục tình trạng trốn, tránh thuế trong điều kiện hiện nay, nên chuyển hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu, hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập … từ đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng và chịu sự quản lý về thời hạn nộp thuế, thời hạn thanh khoản… như thuế nhập khẩu. Giải quyết theo hướng này sẽ đơn giản hóa cho quá trình quản lý thuế (cùng một thao tác, quản lý được cả hai sắc thuế đối với một lô hàng nhập khẩu; trong khi

102

theo quy định hiện hành phải có nhiều thao tác khác nhau mới quản lý được). - Về thời hạn nộp thuế: Việc áp dụng thời hạn nộp thuế trong thời gian qua đã có những tác dụng tích cực nhất định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Tuy nhiên, với quá nhiều thời hạn nộp thuế tùy theo mục đích nhập khẩu hàng hóa (tiêu dùng hay sản xuất, sản xuất XK) và tính chất của hàng hóa (kinh doanh tạm nhập tái xuất hay tạm nhập tái xuất để thi công công trình, dự án sử dụng vốn ODA), cho thấy chính sách quá phức tạp, khó khăn cho thực hiện, có thể nảy sinh vi phạm bao gồm cả hành vi không cố ý. Đồng thời với việc nợ thuế xảy ra dường như là thường xuyên của năm, trong đó có nhiều khoản nợ khó có khả năng thu hồi cho thấy chính sách này thực sự là không hiệu quả.

Vì vậy, một trong những nội dung của đổi mới nhằm đạt được mục tiêu hiệu quả trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay là cần phải quy định lại thời hạn nộp thuế đối với loại hàng gia công, sản xuất xuất khẩu là trong vòng 90 ngày phải thanh khoản chứ không phải là 275 ngày và 01 năm.

* Sửa đổi các qui định về mức thuế suất, về phân loại hàng hóa, đảm bảo công khai, minh bạch, đơn giản, dễ thực hiện.

Nội dung sửa đổi bao gồm:

Sửa đổi lại mức thuế suất của các Biểu thuế theo hướng giảm số lượng các mức thuế suất. Trước khi sửa đổi phải thông báo công khai đến cộng đồng xã hội đế tránh biến động giá, giảm đầu cơ, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, tránh xáo trộn hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Cụ thể:

+ Về thuế nhập khẩu: Để khắc phục tình trạng một mặt hàng phân loại vào nhiều phân nhóm, có nhiều mức thuế suất khác nhau, bên cạnh việc phân loại hàng hóa, việc nghiên cứu để sửa đổi mức thuế suất của Biểu thuế theo hướng giảm bớt số lượng các mức thuế suất là hợp lý. Khi giảm số lượng mức thuế suất, độ vênh về mức thuế giữa các phân nhóm hàng không nhiều do đó sẽ giảm vướng mắc hơn so với hiện nay.

+ Về thuế giá trị gia tăng: chỉ nên quy định một mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với tất cả hàng NK (mức 10%). Trường hợp vẫn quy định 2 mức

103

thuế suất trở lên đối với hàng NK (5% và 10%), thì ghi rõ tên mặt hàng chịu thuế theo tên hàng của Biểu thuế NK hoặc 1 phân nhóm hàng cấp độ 10 chữ số chỉ quy định 1 mức thuế suất thuế giá trị gia tăng, không nên quy định theo mục đích sử dụng hoặc theo phân loại ngành của Việt Nam như hiện hành.

Tổng hợp, hướng dẫn việc phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế suất thuế XK, NK, tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng trong một thông tư. Xây dựng được cơ chế giải quyết các tranh chấp về phân loại hàng hóa ( gồm cả tranh chấp trong nước, ngoài nước).

* Về ấn định thuế

Nên có văn bản quy định cụ thể hướng dẫn việc sử dụng và cách sử dụng

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thực tiễn tại Cục hải quan thành phố Đà Nẵng (Trang 96 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)