Bên cạnh kết quả đạt được của Cục Hải quan TP Đà Nẵng trong những năm qua, thì vẫn còn một số những hạn chế và khó khăn vướng mắc chưa thực hiện được, tiềm ẩn những nguy cơ thất thu thuế trong công tác hải quan và quản lý thuế XNK, cụ thể:
* Về công tác giám sát, quản lý thuế XNK :
Số thuế phải nộp của một loại hàng hóa nhập khẩu liên quan đến mã số thuế, thuế suất nhập khẩu, trị giá tính thuế và tỷ giá; Vì thế, nếu thực hiện không đúng quy định về xác định mã số thuế, thuế suất nhập khẩu, trị giá tính thuế và tỷ giá sẽ dẫn đến thất thu thuế cho ngân sách nhà nước.
Trong thực tế cho thấy việc áp nhầm mã số thuế dẫn đến mức thuế suất khác nhau, hoặc áp nhầm giá tính thuế, tỷ giá tính thuế ... do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ kẻ hở của Biểu thuế nhập khẩu. Thuế nhập khẩu của nước ta là loại thuế vừa đánh theo tính chất hàng hóa, vừa đánh theo tính chất sử dụng. Chẳng hạn, mặt hàng thép hợp kim có thuế suất nhập khẩu là 10%, nhưng nếu là thép phế liệu thì có thuế suất nhập khẩu là 0%, lợi dụng sơ sở này, doanh nghiệp tìm mọi cách để trốn thuế như ký kết hợp đồng với nước ngoài thu gom Sắt, thép nhiều kích cỡ, chủng loại (gọi là sắt, thép thứ phẩm) để nhập khẩu và khai báo là sắt, thép phế liệu để trốn thuế. Như trường hợp nhập khẩu sắt, thép của Công ty TNHH Thép Quốc Tuấn vừa qua là một điển hình; hay như xe đạp đua có thuế suất nhập khẩu là 05%, trong khi đó xe đạp thường có thuế suất là 80%,.... Đây là sơ hở, bất hợp lý trong Biểu thuế để cho các đối tượng nhập khẩu lợi dụng trốn thuế.
89
Ngoài ra, việc thiếu trách nhiệm hoặc thiếu năng lực của một bộ phận nhỏ cán bộ, công chức hải quan trong việc nghiên cứu, thực thi chính sách thuế; việc kiểm tra hàng hóa sai so với thực tế nhập khẩu hoặc xác định sai tên hàng; áp sai trị giá tính thuế, sai tỷ giá tính thuế do không cập nhật thông tin hoặc do không nghiên cứu kỹ chính sách sẽ dẫn đến xác định số thuế phải nộp sai gây thất thu thuế cho ngân sách nhà nước.
Một số trường hợp tên hàng hoá ghi trên các chứng từ không phù hợp với hợp đồng thương mại. Chẳng hạn, tên hàng hoá ghi trên các loại chứng từ như: Bill, Invoice, Packing list, C/O.... là “thép thứ phẩm”, nhưng trong hợp đồng thương mại và bản chứng thư giám định hàng hoá lại ghi là “ thép phế liệu” để được tính thuế theo chế độ ưu đãi. Đây là vấn đề rất nhạy cảm, dễ bị lợi dụng gây thất thu thuế; Do đó, việc kiểm tra sơ sài ghi chép của doanh nghiệp dẫn đến sơ hở sẽ gây thất thu thuế.
Một số trường hợp khác, kiểm hoá viên không đủ khả năng để nhận biết đặc điểm, tính chất hàng hoá nhưng không trưng cầu giám định để làm cơ sở áp mã tính thuế như đối với các loại tinh dầu, phụ tùng, linh kiện máy móc…Chẳng hạn, đối với Thép cần phải trưng cầu giám định để biết chính xác hàm lượng các-bon, mạ (tráng) hoặc không mạ ( tráng) kim loại khác, cán nóng hay chưa qua cán nóng; trường hợp này phải có kết quả giám định mới có thể phân loại, áp mã số chính xác được.
Đối với công tác tính thuế: nhiều trường hợp mô tả hàng hóa không chi tiết để làm căn cứ áp giá tính thuế, áp thuế suất dẫn đến xác định số thuế sai, hoặc phải kiểm tra lại mới xác định được mã số thuế chính xác làm căn cứ cho việc tính thuế. Điều này sẽ gây phiền hà, chậm trễ trong thông quan hàng hóa của doanh nghiệp.
Hệ thống thông tin dữ liệu giá tính thuế mặc dù được Tổng cục Hải quan chia sẻ nhưng vẫn còn thiếu, Phòng tham mưu về trị giá chưa xây dựng được kế hoạch thu thập thông tin giá đối với một số mặt hàng trọng điểm như: Ô tô du lịch, Sắt thép... để xây dựng cơ sở dữ liệu giá cung cấp, chia sẻ cho các Chi cục trực thuộc để phục vụ cho công tác xác định trị giá tính thuế chính xác, tránh thất thu thuế.
90
Tình trạng doanh nghiệp lợi dụng chính sách ân hạn thuế để chây ỳ, trốn thuế như: xin thành lập doanh nghiệp để hoạt động cầm chừng, sau đó nhập khẩu với số lượng hàng hóa lớn và giải tán doanh nghiệp để trốn thuế; hay mượn địa điểm kinh doanh để nhập khẩu hàng hóa, sau đó chuyển địa điểm kinh doanh đi nơi khác và không khai báo với cơ quan Hải quan để trốn thuế; nhiều trường hợp doanh nghiệp dựa vào thời gian ân hạn thuế kéo dài để chây ỳ không nộp thuế, đây là kẽ hở cho những doanh nghiệp thiếu ý thức chấp hành pháp luật, cố tình dây dưa nợ thuế, coi việc nợ thuế là chuyện thường tình; nợ thuế để rồi bỏ trốn, giải thể hoặc chờ đến ngày được xóa nợ.
* Công tác kiểm tra, thanh tra và kiểm tra sau thông quan.
Hoạt động kiểm tra, thanh tra được tăng cường, nhưng hiệu quả chưa cao. Công tác kiểm tra, thanh tra chỉ tập hợp các vụ việc có đơn thư khiếu tố, khiếu nại hoặc những vấn đề nổi cộm kiểm tra, thanh tra theo định kỳ, mà chưa tập trung xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề và mang tính chuyên sâu.
Một số Chi cục trực thuộc chưa quan tâm đúng mức, thậm chí buông lỏng công tác kiểm tra, thanh tra và công tác kiểm tra sau thông quan, phúc tập hồ sơ. Thậm chí một số đơn vị tổ chức phúc tập hình thức, chiếu lệ hoặc không quan tâm đến công tác phúc tập và “khoán trắng” cho cán bộ thừa hành. Điển hình có đơn vị báo cáo phúc tập hay báo cáo công tác KTSTQ qua thời gian dài không phản ánh được tình hình, dấu hiệu nghi vấn gian lận thương mại hay vi phạm chính sách XNK, nhưng khi thanh tra Cục kiểm tra thì phát hiện sai sót vi phạm, thậm chí truy thu hàng trăm triệu đồng tiền thuế thất thu.
Thông tin về doanh nghiệp để phục vu cho công tác KTSTQ còn yếu, chưa phối hợp chặt chẽ với Cục thuế địa phương để xây dựng mạng trao đổi cung cấp thông tin phục vụ cho công tác KTSTQ. Bên cạnh đó, kỹ năng thu thập, phân tích thông tin, kỹ năng kiểm tra sau thông quan vẫn là điểm yếu của nhiều cán bộ, công chức. Một bộ phận đáng kể cán bộ, công chức làm công tác KTSTQ nhưng thiếu các kiến thức cần thiết cho KTSTQ như kế toán, kiểm toán, thanh toán, thương mại, khả năng sử dụng vi tính,... dẫn đến sự thiếu tự tin, hiệu quả thấp.
91
* Công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại: Tuy đạt được một số kết quả như trên, nhưng so với yêu cầu của tình hình thì hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế của đơn vị vẫn còn một số hạn chế như: công tác điều tra nắm tình hình địa bàn, đối tượng vi phạm chưa đạt yêu cầu đề ra là nắm chắc, nắm đầy đủ diễn biến tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại. Công tác chống buôn lậu, chống gian lận trốn thuế còn mang tính bị động do việc thu thập, xử lý thông tin còn hạn chế, thiếu những thông tin mang tính định hướng. Khả năng hoạt động kiểm soát công khai lẫn hoạt động bí mật, đi sâu khám phá những vụ việc phức tạp, trọng tâm, trọng điểm chưa cao.
* Về tình trạng nợ đọng thuế.
Qua phần số liệu thực trạng cho ta thấy tình hình nợ đọng tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng giảm xuống hàng năm. Cụ thể tính đến ngày 31/12/2013, tổng số nợ thuế quá hạn tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng là: 11 tỷ đồng so với năm 2012, tổng số nợ thuế giảm 68%, nợ đọng này là do kết quả của công tác điều tra chống buôn lậu và ấn định thuế. Điều này đã chứng tỏ công tác đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng có hiệu quả, góp phần tăng thu Ngân sách Nhà nước, ổn định tình hình kinh tế.
* Về vai trò của công tác phúc tập hồ sơ hải quan.
+ Chưa coi phúc tập là khâu quan trọng của kiểm tra hồ sơ hải quan thay cho kiểm tra trong thông quan; khả năng phát hiện các chứng từ bất hợp pháp và gian lận trong phúc tập còn thấp.
+ Chưa xây dựng được cẩm nang phục vụ cho công tác kiểm tra sau thông quan và thanh tra thuế. Chưa thật nhạy bén, năng động trong hoạt động và chỉ đạo hoạt động nghiệp vụ. Cán bộ làm công tác phúc tập hồ sơ chưa có nhiều kinh nghiệm do thường xuyên phải luân chuyển công tác theo quy định của Ngành. Thiếu các kỹ năng hành chính như lập biên bản, xác định hành vi vi phạm, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại ...
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế: * Nguyên nhân khách quan:
92
-Chính sách pháp luật thuế đối với hàng hóa XK, NK vẫn còn có kẽ hở, hạn chế : Biểu thuế hiện hành do quy định quá chi ly phức tạp, nhưng không đầy đủ, một loại hàng hóa nhưng có thể vận dụng vào các mã số thuế khác nhau. Thuế nhập khẩu chủ yếu đánh vào mục đích sử dụng mà không đánh vào tính chất hàng hóa dẫn đến những mặt hàng cùng tính chất nhưng mức chịu thuế lệch nhau lớn. Chẳng hạn: Xe đạp đua có thế suất 05%, nhưng xe đạp thường thuế suất 80%; sắt thép hợp kim có thuế suất là 10%, nhưng sắt thép phế liệu có thuế suất là 0%;... do đó, doanh nghiệp dễ lợi dụng, tìm mọi cách trốn thuế gây thất thu cho ngân sách nhà nước.
Việc kiểm tra tính hợp lệ, chính xác của C/O để được hưởng các chế độ ưu đãi thực hiện rất khó khăn do bên nước ngoài cung cấp mẫu dấu, mẫu chữ ký, tên người có thẩm quyền ký đều là bản copy sao gửi nên không rõ ràng cụ thể để tra cứu, dẫn đến sai sót khi áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt để tính thuế.
Sự chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và chính quyền địa phương chưa kịp thời, chưa sát với thực tiễn công tác của đơn vị. Việc giao chỉ tiêu thu thuế hàng năm cho đơn vị còn mang tính chủ quan, thiếu luận cứ khoa học. Vẫn còn tư tưởng đặt nặng vấn đề thu ngân sách nhưng thiếu quan tâm đến kiến tạo, nuôi dưỡng nguồn thu.
-Ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của một số doanh nghiệp XNK còn thấp
Một số DN đã lợi dụng chính sách ân hạn thuế: trong thời gian được ân hạn thuế DN đã nhập ồ ạt nhiều lô hàng, có số thuế từ trăm triệu đến vài tỷ đồng. Sau đó DN ngừng hoạt động, giải thể... để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế. Một số doanh nghiệp khác lợi dụng việc cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thông thoáng cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp đã cố tình thực hiện không đúng quy định, khai báo sai, gian lận thuế. Sau khi bị cơ quan hải quan kiểm tra, phát hiện tiến hành truy thu tiền thuế thì các doanh nghiệp này chây ì không nộp.
-Nhiều khó khăn, trở ngại khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế.
Trích số dư tài khoản của doanh nghiệp tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng để nộp thuế là một biện pháp cưỡng chế đối với DN. Thực tế, biện pháp
93
này gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực thi. Một số ngân hàng và tổ chức tín dụng chưa hợp tác chặt chẽ với cơ quan hải quan vì muốn bảo vệ khách hàng. Một số trường hợp ngân hàng chấp nhận hợp tác với cơ quan hải quan thì tài khoản của DN không còn số dư. Do đó việc thu thuế từ biện pháp số dư tài khoản của DN tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng là không có hiệu quả.
* Nguyên nhân chủ quan.
- Việc quán triệt, hướng dẫn nghiệp vụ chưa sâu, chưa toàn diện; không ít đơn vị chưa thực sự coi trọng tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu văn bản pháp quy, nhất là những quy định hướng dẫn phức tạp, chi tiết về phân loại hàng hoá, mã số thuế... nên còn nhiều vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi cục nhưng chờ xin ý kiến cấp trên; một số trường hợp sai sót, giải quyết kéo dài, làm thất thu thuế.
- Việc tăng cường bố trí cán bộ chủ chốt và cán bộ có năng lực chuyên môn ở các đơn vị vừa thiếu vừa chưa hợp lý. Việc luân chuyển cán bộ công chức chưa kịp thời, thường xuyên, dẫn đến tình trạng có nơi thì cán bộ thừa vẫn thừa nhưng thiếu lại vẫn thiếu. Công tác kiểm tra thuế mức độ tự động hóa chưa cao.
- Trong những năm qua, tuy lực lượng cán bộ có tăng lên về số lượng nhưng chất lượng còn yếu kém. Nhất là trình độ hiểu biết về phân loại hàng hóa, áp mã, kiểm hoá, tính thuế, điều tra chống buôn lậu... chất lượng chưa cao, đặc biệt cán bộ chuyên ngành thuế vẫn còn thiếu, chênh lệch về trình độ nghiệp vụ ở các đơn vị vẫn còn khá lớn, trong đó vẫn còn hơn 20% cán bộ nhân viên không biết ngoại ngữ.
- Công tác hải quan chưa được quan tâm đúng mức, một số cấp lãnh đạo, ngành khác còn xem công tác phòng chống thất thu thuế XNK là của riêng Ngành Hải quan.
- Công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế chưa được tốt:
+ Hình thức tuyên truyền hỗ trợ còn đơn điệu, chủ yếu là phổ biến văn bản mới, số lượt được phổ biến hẹp, thời gian ngắn (tối đa là 01 buổi/01 Luật).
94
+ Nội dung tuyên truyền vẫn chỉ là phổ biến lại quy định của pháp luật mà chưa giải thích rõ bản chất của quy định đó nên chất lượng tuyên truyền chưa cao, người nộp thuế chưa hiểu và chưa nắm hết được quy định của pháp luật. Do chưa hiểu được bản chất của sự việc, quyền lợi trách nhiệm, nên người nộp thuế còn khai sai, thiếu trung thực, chây ỳ, gian lận, trốn tránh thuế.
- Phương pháp kiểm tra các căn cứ tính thuế hiện nay chưa phù hợp với yêu cầu mới, cụ thể:
+ Chưa xây dựng được hệ thống tra cứu mã số thuế hàng hoá khoa học và thuận tiện. Các nguyên tắc chung của hệ thống hài hoà mô tả và mã hàng hoá rất rõ ràng nhưng khó áp dụng thống nhất trong tất cả các trường hợp. Thực tế việc áp mã số thuế lại phụ thuộc nhiều vào nhận thức của từng cá nhân. Do đó, cùng một mặt hàng nhưng tại các đơn vị hải quan khác nhau lại phân loại và áp mã số thuế khác nhau.
+ Chưa chú ý đến việc tổng hợp và lưu giữ kết quả phân tích phân loại của cơ quan phân tích, phân loại và các mã thường xuyên xuất nhập khẩu qua địa bàn quản lý nên việc áp mã số đôi khi bị chậm trễ.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Qua thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật quản lý thuế XNK ở Việt Nam và ở Cục Hải quan TP Đà Nẵng, có thể rút ra những kết luận sau:
1. Luật Quản lý thuế được ban hành đã tạo lập cơ sở pháp lý để đổi mới một cách cơ bản cơ chế quản lý thuế ở Việt Nam, đã tạo ra một hệ thống pháp luật về quản lý thuế đồng bộ và có tính thống nhất cao; tạo sự thống nhất về mặt pháp lý, nâng cao tính minh bạch, tính thống nhất trong triển khai thực hiện công tác quản lý thuế; tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của Nhà nước, cộng đồng xã hội trong việc thực hiện quản lý thuế; tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ pháp luật về thuế, tự giác nộp đúng, đủ, kịp thời tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước.
2. Nhược điểm của pháp luật quản lý thuế hiện hành thể hiện nhược điểm chung của hệ thống pháp luật đó là: một số nội dung chưa cụ thể, chưa thật sự