Thực trạng pháp luật về quản lý thuế NK, thuế XK ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thực tiễn tại Cục hải quan thành phố Đà Nẵng (Trang 34)

2.1.1. Chủ thể thực hiện quản lý quản lí thuế XK, thuế NK ở Việt Nam :

Trước đây Hải quan Việt Nam trực thuộc Chính phủ, được phân định chức năng quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường, lệ phí hải quan; Từ ngày 04/09/2002, theo Quyết định số 113/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống cơ quan Hải quan được chuyển sát nhập vào Bộ Tài chính và trở thành đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính. Từ đó đến nay, cơ quan Hải quan đã qua 2 lần cơ cấu lại cho phù hợp với tình hình thực tế trong từng giai đoạn: năm 2002 với Nghị định số 96/2002/NĐ-CP ngày 19/11/20002 của Chính phủ và các Quyết định triển khai của Bộ trưởng Bộ Tài chính; gần nhất là năm 2010 với Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ và các Quyết định triển khai của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Theo đó, vị trí và chức năng của Tổng cục Hải quan được quy định là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan.

Hải quan là cơ quan trực tiếp thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam. Theo quy định tại Điều 11 Luật Hải quan đã được sửa đổi, bổ sung năm 2005, Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ "kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải; phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu”.

Nhiệm vụ của Hải quan liên quan đến quản lý nhà nước về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bao gồm [20]:

35

- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về: (i) các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hải quan; (ii) dự toán thu thuế xuất nhập khẩu hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định: dự thảo thông tư và các văn bản khác về hải quan.

- Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản quy phạm nội bộ, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Hải quan.

- Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan.

- Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các chủ trương, chính sách biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thảm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật hải quan;

Ngoài các vấn đề về vị trí pháp lý cũng như thẩm quyền của cơ quan Hải quan nêu trên, việc nghiên cứu các qui định về cơ cấu tổ chức cũng rất cần thiết.

Trong cơ cấu của ngành Hải quan, các đơn vị bộ phận phối hợp với nhau cùng thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo nhiệm vụ cụ thể.

Hệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam theo Quyết định số 02/2010/QĐ- TTg ngày 15/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm :

- Cơ quan Tổng cục Hải quan ở Trung ương: Là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, đứng đầu là Tổng cục trưởng, giúp việc cho Tổng cục trưởng có các Phó Tổng cục trưởng, các Vụ, Cục chuyên môn và các cơ quan sự nghiệp.

36

Các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc Tổng cục Hải quan (gồm 33 Cục) trong đó có Cục Hải quan TP Đà Nẵng: là tổ chức trực thuộc Tổng cục Hải quan, đứng đầu là Cục trưởng; giúp việc cho Cục trưởng có các Phó cục trưởng và các phòng chuyên môn. Cục Hải quan tỉnh, thành phố có các phòng chuyên môn: Phòng Giám sát quản lý về hải quan; Phòng Thuế xuất nhập khẩu; Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm; Phòng Quản lý rủi ro; Phòng Thanh tra; Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Tài vụ - Quản trị; Văn phòng; Trung tâm Dữ liệu và Công nghệ thông tin. Tùy theo quy mô của từng Cục mà mỗi Cục có số lượng phòng phù hợp.

Các Chi cục Hải quan; Chi cục Kiểm tra sau thông quan; Đội Kiểm soát Hải quan, đơn vị tương đương thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sự thay đổi lại cơ cấu tổ chức của Hải quan Việt Nam năm 2010 không khác nhiều so với cơ cấu tổ chức cũ. Điểm khác biệt giữa mô hình tổ chức cũ và mới của Hải quan Việt Nam đó là:

Thứ nhất, một số đơn vị tại khối cơ quan Tổng cục trước đây không có phòng thì nay đã được quy định có phòng, một số đơn vị được tổ chức thêm phòng;

Thứ hai, đổi tên đơn vị Vụ Kế hoạch – Tài chính thành Vụ Tài vụ - Quản trị;

Thứ ba, một số đơn vị được cơ cấu lại: Cục Giám sát và quản lý về hải quan được tổ chức lại trên cơ sở Vụ Giám sát và quản lý về hải quan; Cục Thuế xuất nhập khẩu được tổ chức lại trên cơ sở Vụ Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu; Trường Hải quan được tổ chức lại trên cơ sở Trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức Hải quan (được thành lập sau khi Trường Cao đẳng Hải quan sát nhập với Trường Cao đẳng Tài chính); Trung tâm phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu được tổ chức lại trên cơ sở 03 Trung tâm phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu miền Bắc, miền Trung, miền Nam.

Thiết nghĩ, tổ chức bộ máy quản lý thuế theo chức năng như ở Việt Nam hiện nay là phù hợp với điều kiện của nước ta, phù hợp với xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới. Việc phân định thẩm quyền cho cơ quan Hải quan quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, mà cụ thể là quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt… đối với những hàng

37

hóa xuất khẩu, nhập khẩu chịu thuế. Quy định này giúp cơ quan Hải quan kiểm soát chặt chẽ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vào Việt Nam đồng thời quản lý thuế hiệu quả đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Mô hình quản lý thuế ở Việt nam có ưu điểm là chuyên môn hóa sâu, tránh sự chuyên quyền của cơ quan nhà nước được giao quản lý thuế và bảo đảm sự giám sát lẫn nhau.

Theo quy định của pháp luật, cơ quan Hải quan đã xây dựng được bộ máy quản lý nhà nước đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành về cơ bản là phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay, tạo điều kiện để cơ quan Hải quan thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thuế. Đó là:

Thứ nhất, đã hình thành cơ bản bộ máy quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu từ cấp Tổng cục đến các Cục Hải quan địa phương để thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Mỗi bộ phận của cơ quan Tổng cục, Cục, Chi cục đều trực tiếp hoặc có liên quan đến quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và bảo đảm cho quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được thực thi tốt nhất.

Ở Tổng cục đến các Cục Hải quan địa phương, bộ phận Thuế xuất nhập khẩu (được gọi chung) có chức năng tham mưu, giúp việc trưởng đơn vị thực hiện quản lý nhà nước về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; trực tiếp tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn được giao và theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, chức năng tham mưu hỗ trợ tuyên truyền pháp luật thuế cũng do bộ phận Pháp chế (được gọi chung) thực hiện, chức năng thu thập quản lý thông tin về người nộp thuế, thực hiện cưỡng chế thuế thuộc bộ phận Điều tra chống buôn lậu, chức năng kiểm tra sau thông quan thuộc Kiểm tra sau thông quan.

Thứ hai, bộ máy quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã bước đầu được tổ chức theo hướng áp dụng phương thức quản lý rủi ro, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, tạo điều kiện để cơ quan Hải quan thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Hải quan điện tử đã được triển khai mở rộng trên nhiều phạm vi nhiều Cục Hải quan. Hải quan Việt Nam đã hình thành các bộ máy chuyên thu thập, xử lý dữ liệu thông tin về người khai hải quan, người nộp thuế ở cả 3 cấp Tổng cục, Cục, Chi cục.

38

2.1.2. Thực trạng pháp luật về thủ tục hành chính thuế:

Trước khi Luật Quản lý thuế được ban hành, các thủ tục hành chính thuế được quy định rải rác trong nhiều văn bản pháp luật như: pháp luật về cấp mã số thuế; pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế; pháp luật về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo; pháp luật về thanh tra…

Về cơ bản, các thủ tục hành chính thuế trước khi ban hành Luật Quản lý thuế đã được pháp luật quy định khá chi tiết, tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan Hải quan tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế được giao, bảo đảm nguyên tắc quản lý thuế bằng pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, pháp luật quy định về các thủ tục hành chính thuế còn tồn tại nhiều bất cập, cụ thể:

- Phần lớn các thủ tục hành chính thuế được quy định chủ yếu trong các văn bản dưới luật, hiệu lực pháp lý không cao;

- Các quy định về thủ tục hành chính thuế còn phức tạp, tản mạn, chưa bảo đảm tính hệ thống, thống nhất;

- Pháp luật quản lý thuế chưa minh bạch, một số thủ tục hành chính thuế còn quy định chưa cụ thể, rõ ràng hoặc chưa có tính khả thi. Chẳng hạn, các thủ tục hành chính phát sinh trong nội bộ cơ quan hải quan, các thủ tục hành chính giữa cơ quan hải quan với các cơ quan nhà nước khác và với các tổ chức cá nhân có liên quan. Pháp luật chưa quy định thủ tục và trách nhiệm cung cấp thông tin của người nộp thuế, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cho cơ quan hải quan để phục vụ cho việc quản lý thuế; thủ tục trong ấn định thuế; thủ tục trong việc thực hiện quyền yêu cầu cơ quan hải quan giữ bí mật thông tin và trách nhiệm bồi thường của cơ quan hải quan đối với người nộp thuế khi cơ quan hải quan hoặc công chức thuế thực hiện không đúng quy định, làm thiệt hại đến lợi ích của họ. Pháp luật chưa quy định rõ thủ tục và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong thực hiện quản lý thuế..

Khi Luật Quản lý thuế được ban hành ngày 29/11/2006 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành, sửa đổi nhiều các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này. Theo đó đã

39

thống nhất được các quy định về quản lý thuế nói chung và các thủ tục hành chính thuế nói riêng. Bởi vậy, đã khắc phục được những hạn chế của các quy định về thủ tục hành chính thuế trước đây, góp phần nâng cao trách nhiệm, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế, tạo điều kiện cho người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật thuế.

* Về đăng ký thuế:

Đăng ký thuế là việc người nộp thuế thực hiện khai báo sự hiện diện của mình và nghĩa vụ phải nộp một hoặc một số loại thuế với cơ quan hải quan. Luật quản lý thuế hiện hành năm 2006 và Luật sửa đổi bổ sung một số Điều củaLuật quản lý thuế năm 2012 đã quy định các nội dung gồm: Đối tượng phải đăng ký thuế, thời hạn đăng ký thuế, hồ sơ đăng ký thuế, địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế …. Ngoài ra, pháp luật quản lý thuế còn quy định về mã số thuế và việc sử dụng mã số thuế đối với người nộp thuế; quy định các trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế và thủ tục chấm dứt mã số thuế và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuế…

So với trước đây, thủ tục đăng ký thuế đã có nhiều cải cách quan trọng. Đó là việc thống nhất áp dụng mã số thuế giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế, tiếp đến thống nhất mã số đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế thành một mã số DN.

* Về khai thuế, tính thuế

Pháp luật quản lý thuế hiện hành đã quy định khá đầy đủ, rõ ràng, chi tiết các nội dung về kê khai, tính thuế, cụ thể: Nguyên tắc khai thuế, tính thuế: Người nộp thuế tự kê khai, tự tính số tiền thuế phải nộp trong hồ sơ khai thuế của mình nộp cho cơ quan hải quan, trừ trường hợp bị ấn định ….

Việc tự khai, tự tính thuế vừa là quyền vừa trách nhiệm của người nộp thuế. Pháp luật có quy định về các trường hợp không được hoặc không phải tự khai, tự tính thuế với lý do khác nhau (Điều 30, 37, 39 Luật quản lý thuế năm 2006) như là người nộp thuế không tự tính được số thuế phải nộp, hoặc trường hợp người nộp thuế bị ấn định thuế.

40

Đối với trường hợp người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế thuộc diện bị ấn định thuế, người nộp thuế mặc dù có quyền được tự khai thuế, tính thuế nhưng họ đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật buộc cơ quan hải quan phảiấn định thuế. Thực chất đối với trường hợp này, nhà nước tước bỏ quyền tự khai, tự tính thuế của người nộp thuế này do họ có hành vi vi phạm.

Về trách nhiệm, người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu và nộp đủ các loại chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan hải quan. Tờ khai thuế là căn cứ pháp lý thể hiện hành vi tính toán số thuế phải nộp của người có nghĩa vụ thuế. Tờ khai thuế cung cấp những thông tin cần thiết cho cơ quan hải quan thực thi nhiệm vụ quản lý thuế. Hồ sơ khai thuế bao gồm tờ khai thuế và các tài liệu liên quan.

Về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế được quy định thống nhất giúp người nộp thuế dễ hiểu, dễ thực hiện. Về nơi nộp hồ sơ khai thuế là cơ quan hải quan quản lý trực tiếp, người nộp thuế có thể nộp hồ sơ khai thuế trực tiếp tại cơ quan hải quan hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ khai thuế điện tử khi có đủ điều kiện.

Trường hợp người nộp thuế nếu phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan hải quan có sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì được

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thực tiễn tại Cục hải quan thành phố Đà Nẵng (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)