- Về lợi nhuận
65 Bảng 4.16 Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động
Bảng 4.16 Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động
CHỈ TIÊU ĐVT
Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 6/2012 6/2013 2011/2010 2012/2011 6-2013/
6-2012
Giá vốn hàng bán Triệu đồng 36.555,99 39.288,57 45.116,75 29.245,56 30.875,08 2.732,58 5.828,18 1.629,52
Hàng tồn kho bình quân Triệu đồng 3.992,71 6.531,54 10.584,92 8.745,55 11.264,23 2.538,83 4.053,38 2.518,68
Các khoản phải thu bình quân Triệu đồng 3.417,31 6.027,15 7.846,36 6.993,31 8.278,36 2.609,84 1.819,21 1.285,05
Doanh thu thuần Triệu đồng 44.394,60 49.205,10 56.345,71 35.173,66 37.328,46 4.810,50 7.140,61 2.154,80
Doanh thu bình quân một ngày Triệu đồng 123,32 136,68 156,52 97,70 103,69 13,36 19,84 5,99
Tổng tài sản cố định bình quân Triệu đồng 2.101,92 2.555,25 2.753,24 2.619,74 2.925,78 453,33 197,99 306,04
Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 22.417,14 24.786,20 28.575,18 25.616,63 29.829,81 2.369,06 3.788,98 4.213,18 Tài sản ngắn hạn bình quân Triệu đồng 16.150,31 18.136,18 21.816,83 18.945,41 22.997,99 1.985,87 3.680,65 4.052,58 Vốn chủ sở hữu bình quân Triệu đồng 18.570,68 20.467,24 23.984,93 21.583,90 25.250,07 1.896,56 3.517,69 3.666,17
1. Vòng quay hàng tồn kho Vòng 9,16 6,02 4,26 3,34 2,74 (3,14) (1,76) (0,60)
2. Số ngày làm việc trong năm Ngày 360 360 360 360 360 - - -
3. Kỳ thu tiền bình quân Ngày 27,71 46,86 55,63 79,94 83,95 19,15 8,77 4,01
4. Vòng quay tài sản cố định Vòng 21,12 19,26 20,47 13,43 12,93 (1,86) 1,21 (0,5)
5. Vòng quay tổng tài sản Vòng 1,98 1,99 1,97 1,37 1,25 0,01 (0,02) (0,12)
6. Vòng quay vốn chủ sở hữu Vòng 2,39 2,40 2,35 1,63 1,48 0,01 (0,05) (0.15)
6. Vòng quay khoản phải thu Vòng 12,99 8,16 7,18 5,03 1,06 (4,83) (0,98) (3,97)
7. Vòng quay vốn lưu động Vòng 2,75 2,71 2,58 1,86 1,62 0,04 (0,13) (0,24)
66
4.4.2.3 Vòng quay tài sản cố định
Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định như máy móc, thiết bị và nhà xưởng, nó cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Vòng quay tài sản cố định năm 2010 là 21,12 vòng, có nghĩa là một đồng tài sản cố định sẽ tạo ra được 21,12 đồng doanh thu.
Năm 2011 vòng quay tài sản cố định đã giảm xuống còn 19,26 vòng, giảm 1,86 vòng so với năm 2010 và cao hơn mức bình quân ngành = 2,18 vòng4.
Năm 2012 vòng quay tài sản cố định là 20,47 vòng tăng 1,21 vòng so với năm 2011.
Đến sáu tháng đầu năm 2013 vòng quay tài sản cố định tiếp tục giảm với tốc độ chậm hơn đạt 12,93 vòng, giảm 0,5 vòng so với sáu tháng đầu năm 2012.
Nguyên nhân tạo nên sự biến động này là do tốc độ tăng doanh thu chậm hơn so với tốc độ tăng của tài sản cố định.
Tóm lại: Qua phân tích trên ta thấy vòng quay tài sản cố định trong các
năm qua có xu hướng tăng giảm, đây là một dấu hiệu không khả quan cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty là chưa đạt hiệu quả tốt. Do đó công ty cần phải có biện pháp nâng cao doanh thu của mình hơn nữa nhằm khai thác tối đa năng suất của tài sản cố định để tránh tình trạng gây lãng phí.
4.4.2.4 Vòng quay tổng tài sản
Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp mà không phân biệt đó là tài sản lưu động hay tài sản cố định. Nó cho biết một đồng tài sản sẽ tạo được bao nhiêu đồng doanh thu, ta có vòng quay tổng tài sản của công ty qua các năm như sau:
Năm 2010 số vòng quay tổng tài sản là 1,98 vòng, tức là một đồng tài sản đã tạo được 1,98 đồng doanh thu.
Năm 2011 số vòng quay tổng tài sản đã tăng lên 1,99 vòng, giảm 0,01 vòng so với năm 2010 và cao hơn mức bình quân ngành = 0,7 vòng5
. Nguyên nhân làm cho số vòng quay tổng tài sản tăng lên là do tốc độ tăng của tổng tài sản chậm hơn so với tốc độ tăng của doanh thu.
Năm 2012 số vòng quay lại giảm xuống còn 1,97 vòng, giảm 0,02 vòng so với năm 2011
Sáu tháng đầu năm 2013 số vòng quay tiếp tục giảm còn 1,25 vòng, giảm 0,12 vòng so với sáu tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân làm cho số vòng quay tổng tài sản giảm là do tốc độ tăng của tổng tài sản nhanh hơn so với doanh thu
Tóm lại: Qua phân tích ta thấy vòng quay tổng tài sản là khá cao và có xu
hướng tăng, giảm qua các năm nhưng biến động không nhiều. Đây là dấu hiệu
4
http://www.cophieu68.vn/category_finance.php
67
tương đối tốt, phản ánh hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của công ty là có hiệu quả. Tuy nhiên trong sáu tháng đầu năm 2013 chỉ tiêu này giảm mạnh. Do đó trong tương lai công ty cần gia tăng doanh thu hoặc bán đi những tài sản ứ đọng không cần thiết.
4.4.2.5 Vòng quay vốn chủ sở hữu
Vòng quay vốn chủ sở hữu còn được gọi là hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu. Đây là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định vì nó biểu hiện mối quan hệ giữa doanh thu và vốn chủ sở hữu. Số vòng quay vốn chủ sở hữu sẽ cho biết một đồng vốn cố định bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Qua bảng 4.16 ta thấy vòng quay vốn chủ sở hữu qua các năm như sau: Năm 2010, số vòng quay vốn chủ sở hữu là 2,39 vòng, tức là cứ một đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra 2,39 đồng doanh thu.
Đến năm 2011, số vòng quay vốn chủ sở hữu là 2,4 vòng tăng 0,01 vòng so với năm 2010 và thấp hơn mức bình quân ngành = 2,69 vòng6
.
Năm 2012, số vòng quay giảm còn 2, 35 vòng giảm 0,05 vòng so với năm 2011.
Đến sáu tháng đầu năm 2013, số vòng quay là 1,48 vòng giảm 0,15 vòng so với sáu tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân làm cho số vòng quay tổng tài sản giảm là do tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu nhanh hơn so với doanh thu
Tóm lại: Qua phân tích ta thấy số vòng quay vốn chủ sở hữu có xu hướng
tăng giảm qua các năm, điều này cho thấy công ty sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu của mình chưa thực sự tốt.
4.4.2.6 Vòng quay khoản phải thu
Ta thấy vòng quay khoản phải thu có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể: Năm 2010 là 12,99 vòng
Năm 2011 là 8,16 vòng Năm 2012 là 7,18 vòng
Sáu tháng đầu năm 2012 là 5,03 vòng Sáu tháng đầu năm 2013 là 1,06 vòng
Vậy là từ năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013 số vòng quay khoản phải thu giảm mạnh. Nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng lên không đáng kể trong khi đó khoản phải thu thì lại tăng đáng kể, khách hàng thanh toán chậm làm cho khoản phải thu tăng cao dẫn đến vòng quay các khoản phải thu giảm.
Tóm lại: Số vòng quay khoản phải thu của công có xu hướng giảm qua các
năm qua đã cho thấy khả năng thu hồi vốn của công ty chưa có hiệu quả cao, thời gian thu tiền chậm dần qua ba năm và vốn công ty bị tồn động cao.
68
4.4.2.7 Vòng quay vốn lưu động
Chỉ tiêu này thể hiện trong một đồng vốn lưu động sẽ có bao nhiêu đồng doanh thu, ta có số vòng quay vốn lưu động qua các năm như sau:
Năm 2010 số vòng quay vốn lưu động là 2,75 vòng, thời gian một vòng quay vốn lưu động là 131 ngày. Cho thấy cứ một đồng vốn lưu động bỏ ra thì công ty sẽ thu về 2,75 đồng doanh thu và để tạo ra được 2,75 đồng doanh thu công ty phải mất 131 ngày.
Năm 2011 số vòng quay vốn lưu động là 2,71 vòng, giảm 0,04 vòng so với năm 2010 và một vòng quay vốn lưu động mất 133 ngày.
Năm 2012 số vòng quay vốn lưu động là 2,58 vòng, giảm 0,13 vòng so với năm 2011 và một vòng quay vốn lưu động mất 140 ngày
Sáu tháng đầu năm 2013 số vòng quay vốn lưu động là 1,62 vòng giảm 0,24 vòng so với sáu tháng đầu năm 2012 và mất 222 ngày. Nguyên nhân là do vốn lưu động có xu hướng ngày càng giảm.
Tóm lại: Qua phân tích trên ta thấy, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của
công ty qua các năm có xu hướng giảm, số ngày để thu hồi được vốn lưu động của công ty vẫn còn cao, đây là dấu hiệu không tốt. Công ty cần phải có chính sách thích hợp nhằm tăng vòng quay vốn lưu động để tiết kiệm vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
4.4.3 Nhóm chỉ tiêu quản trị nợ
Phân tích nhóm chỉ tiêu quản trị nợ là một trong những yêu cầu rất cần thiết khi phân tích tình hình tài chính của công ty. Thông qua việc phân tích chỉ tiêu này chúng ta có thể thấy được mối quan hệ giữa tình hình nợ của công ty so với tổng tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu cũng như khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính của công ty đối với các khoản đi vay như thế nào, để kịp thời điều chỉnh khi công ty có nguy cơ mất khả năng thanh toán.
4.4.3.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Tỷ số này cho biết tổng tài sản của công ty được hình thành từ nợ phải trả bao nhiêu %. Ta có tỷ số nợ trên tổng tài sản qua các năm như sau:
Năm 2010 tỷ số nợ trên tổng tài sản là 18,49%
Năm 2011 tỷ số này là 16,51% , giảm 1,98% so với năm 2010, nguyên nhân là do tốc độ tăng của tổng tài sản nhanh hơn so với tổng nợ phải trả.
Năm 2012 là 15,68%, giảm 0,83% so với năm 2011
Sáu tháng đầu năm 2013 tỷ số này là 15,03 %, tăng 0,68% so với sáu tháng đầu năm 2012.
Qua phân tích trên ta thấy nợ phải trả chiếm một tỷ lệ tương đối trong hoạt động kinh doanh của công ty, hay nói cách khác mức độ đóng góp vốn chủ sở hữu là tương đối tốt. Công ty cần duy trì tỷ số nợ trên tổng tài sản ở mức tương đối để tránh rủi ro cao vì khả năng thanh toán của công ty chưa thực sự tốt.