Bảng 4.15 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần vật liệu xây dựng 720 (Trang 64 - 69)

- Về lợi nhuận

60 Bảng 4.15 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Bảng 4.15 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán

CHỈ TIÊU ĐVT

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 6/2012 6/2013 2011/2010 2012/2011 6-2013/ 6-2012 6-2012

1. Tiền và các khoản tương

đương tiền Triệu đồng 8.040,91 2.423,69 3.226,47 2.714,18 3.325,53 (5.617,22) 802,78 611,35 2. Các khoản phải thu Triệu đồng 4.733,54 7.320,76 8.371,96 7.987,45 8.569,27 2.587,22 1.051,20 581,82 3. Hàng tồn kho Triệu đồng 3.758,17 9.304,90 11.864,94 10.299,98 12.008,48 5.546,73 2.560,04 1.708,5 4. Nợ ngắn hạn Triệu đồng 4.172,17 4.340,53 4.755,02 4.405,88 4.680,12 168,36 414,49 274,24 5. Tài sản ngắn hạn Triệu đồng 16.641,34 19.658,02 23.975,63 21.554,91 24.441,06 3.016,68 4.317,61 2.886,15 Vốn luân chuyển Triệu đồng 12.469,17 15.317,49 19.220,61 17.149,03 19.760,94 2.848,32 3.903,12 2.611,91 Khả năng thanh toán vốn

lưu động Lần 0,48 0,12 0,13 0,13 0,14 (0,36) 0,01 0,01 Khả năng thanh toán hiện

hành Lần 3,99 4,53 5,04 4,89 5,22 0,54 0,51 0,33 Khả năng thanh toán nhanh Lần 3,09 2,39 2,55 2,55 2,66 (0,7) 0,16 0,11 Khả năng thanh toán vốn

bằng tiền Lần 1,93 0,56 0,68 0,62 0,71 (1,37) 0,12 0,09

61

4.4.1.2 Khả năng thanh toán vốn lưu động

Hệ số khả năng thanh toán vốn lưu động cho ta thấy được khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh hay chậm của tài sản ngắn hạn. Qua bảng số liệu ta thấy khả năng thanh toán vốn lưu động của công ty có xu hướng giảm dần qua các năm.

Năm 2010 là 0,48 lần

Đến năm 2011 thì giảm mạnh còn 0,12 lần giảm 0,36 lần so với năm 2010. Năm 2012 đạt 0,13 lần tăng 0,01 lần so với năm 2011

Sáu tháng đầu năm 2012 là 0,13 lần

Đến sáu tháng đầu năm 2013 tăng lên 0,14 lần.

Chỉ tiêu này giảm mạnh vào năm 2011 và có xu hướng tăng nhẹ trong các năm còn lại nhưng vẫn ở mức tương đối thấp, vì kinh nghiệm thực tế đã chứng minh nếu khả năng thanh toán vốn lưu động < 0,1 khi đó công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán vì những tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền thấp. Điều này cho thấy khả năng thanh toán vốn lưu động của công ty không cao. Công ty vẫn chưa thực hiện tốt trong việc xử lý các khoản nợ khi đến hạn của mình.

4.4.1.3 Khả năng thanh toán hiện hành

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành cho thấy công ty có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn để đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn, ta có tình hình khả năng thanh toán hiện hành qua các năm như sau:

Năm 2010 khả năng thanh toán hiện hành là 3,99 lần, cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo 3,99 đồng tài sản ngắn hạn.

Năm 2011 hệ số này là 4,53 lần, tăng 0,54 lần so với năm 2010 và cao hơn mức bình quân ngành năm 2011 = 0,78 lần2.

Đến năm 2012 là 5,04 đồng tăng 0,51 lần so với năm 2011.

Sáu tháng đầu năm 2013 là 5,22 lần, tức là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo tới 5,22 đồng tài sản ngắn hạn, tăng 0,33 lần so với sáu tháng đầu năm 2012.. Nguyên nhân làm cho khả năng thanh toán hiện hành tăng là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn.

Như vậy ta thấy chỉ tiêu này qua ba năm luôn lớn hơn 1, đây là biểu hiện khả quan trong tình hình thanh toán hiện hành và công ty có thể hoàn toàn đáp ứng tốt việc chi trả các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, tỷ số này còn quá cao,

62

không chỉ vì thế mà công ty chủ quan trong việc thu hồi nợ vì trong tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao vẫn là nợ khách hàng và hàng tồn kho.

Trong tài sản ngắn hạn bao gồm những khoản mục có khả năng thanh khoản cao và những khoản mục có khả năng thanh khoản thấp, nên hệ số khả năng thanh toán hiện hành chưa phản ánh chính xác khả năng thanh toán của công ty. Để đánh giá kỹ hơn về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty ta tiếp tục phân tích hệ số khả năng thanh toán nhanh.

4.4.1.4 Khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh cho ta biết khả năng thanh toán thật sự của công ty và được tính toán trên tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền khi loại trừ khoản mục hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu thanh toán cần thiết.

Năm 2010 khả năng thanh toán nhanh là 3,09 lần, cho biết một đồng nợ ngắn hạn có 3,09 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo.

Năm 2011 hệ số này là 2,39 lần, giảm 0,7 lần so với năm 2010 cao hơn mức bình quân ngành = 0,41 lần3. Nguyên nhân là do tỷ trọng hàng tồn kho trong năm 2012 tăng cao và tỷ trọng các loại tài sản còn lại giảm đi.

Năm 2012 là 2,55 lần, tăng 0,16 lần so với năm 2011

Sáu tháng đầu năm 2013 là 2,66 lần, tăng 0,11 lần so với sáu tháng đầu năm 2012. Hệ số thanh toán nhanh có xu hướng tăng trở lại là do sự gia tăng của tài sản ngắn hạn sau khi trừ đi hàng tồn kho tăng mạnh hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn.

Theo số liệu tính toán trên ta thấy các năm qua khả năng thanh toán nhanh của công ty còn khá cao, có xu hướng giảm xuống vào năm 2011 và tăng nhẹ trong năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013, đây là một dấu hiệu không tốt lắm. Do đó, công ty cần phải tìm biện pháp thích hợp để giảm lượng hàng tồn kho và tăng cường việc thu hồi công nợ ở các khoản phải thu nhằm giảm hệ số khả năng thanh toán nhanh xuống ở mức hợp lý nhất.

4.4.1.5 Khả năng thanh toán vốn bằng tiền

Khả năng thanh toán vốn bằng tiền là chỉ tiêu cho thấy mức độ đáp ứng nhu cầu chi trả bằng tiền mặt đối với các món nợ ngắn hạn của công ty. Tỷ số này thể hiện một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng vốn bằng tiền.

63

Qua các năm hoạt động ta thấy chỉ tiêu này vẫn còn khá cao, và đang có xu hướng tăng cụ thể

Năm 2011 đạt 0,56 lần, giảm 1,37 lần so với năm 2010 có nghĩa là đối với 1 đồng nợ ngắn hạn thì công ty chỉ có khả năng đáp ứng nhu cầu chi trả bằng tiền mặt là 0,56 đồng ở năm 2011. Nguyên nhân là do lượng tiền mặt của công ty giảm mạnh trong năm 2011 chỉ còn 2.423,69 triệu đồng do công ty mở rộng hoạt động kinh doanh.

Đến năm 2012, chỉ tiêu này đạt 0,68 lần tăng 0,12 lần so với năm 2011. Sáu tháng đầu năm 2013 đạt 0,71 lần, tăng 0,09 lần so với sáu tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân làm cho khả năng thanh toán vốn bằng tiền tăng trở lại là do lượng tiền mặt của công ty tăng trở lại.

Tóm lại: Ta thấy khả năng thanh toán của công ty trong các năm qua là khá

tốt, tổng tài sản ngắn hạn có dư để trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Ta thấy khả năng thanh toán vốn bằng tiền các năm qua có xu hướng tăng, chứng tỏ khả năng thanh toán bằng tiền của công ty ngày càng tốt hơn.

4.4.2 Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là đánh giá trình độ sử dụng các nguồn nhân lực và vật lực để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động là một vấn đề hết sức phức tạp để đánh giá chính xác và khoa học ta cần phân tích các tỷ số sau:

4.4.2.1 Tỷ số vòng quay hàng tồn kho

Số vòng luân chuyển hàng tồn kho phản ánh mối quan hệ giữa khối lượng hàng hóa đã bán với hàng hóa dự trữ trong kho. Nó thể hiện số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân được bán trong kỳ. Số ngày của một vòng phản ánh độ dài của thời gian dự trữ hàng hóa và sự cung ứng hàng dự trữ cho số ngày ấy.

Số vòng quay hàng tồn kho năm 2010 là 9,16 vòng nghĩa là trung bình hàng hóa mua về và bán ra được 9,16 lần trong năm, tương ứng mỗi lần là 40 ngày.

Năm 2011 tốc độ luân chuyển hàng tồn kho là 6,02 vòng, mỗi vòng là 60 ngày, giảm 3,14 vòng so với năm 2010.

Năm 2012 số vòng quay hàng tồn kho là 4,26 vòng, mỗi vòng là 85 ngày, giảm 1,76 vòng so với năm 2012.

Đến sáu tháng đầu năm 2013 tốc độ luân chuyển hàng tồn kho là 2,74 vòng, lại giảm 0,6 vòng so với sáu tháng đầu năm 2012, tương ứng mỗi vòng là 132 ngày.

64

Nguyên nhân làm cho vòng quay hàng tồn kho giảm trong ba năm gần đây là do công ty đã tăng lượng hàng tồn kho nhằm thực hiện chính sách mở rộng quy mô với phương châm đáp ứng nhu cầu kịp thời cho khách hàng.

Tóm lại: Qua kết quả phân tích cho thấy trong những năm qua với số vòng

quay hàng tồn kho ngày càng giảm và số ngày của một vòng quay càng tăng, điều này thể hiện tình hình tài chính của công ty không tốt lắm. Do đó, công ty cần tính toán lại lượng hàng tồn kho cho phù hợp nhằm làm giảm những chi phí không cần thiết phát sinh liên quan đến hàng tồn kho, đẩy nhanh quá trình chuyển thành tiền của hàng hóa đảm bảo cho nhu cầu thanh toán và nâng cao vòng quay hàng tồn kho của công ty, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty

4.4.2.2 Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các khoản phải thu, nghĩa là để thu được các khoản phải thu thì cần một khoảng thời gian bao lâu. Nó phản ánh hiệu quả quản lý khoản phải thu và chính sách tín dụng của công ty đối với khách hàng.

Ta thấy kỳ thu tiền bình quân có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể: Năm 2011 là 47 ngày tăng 19 ngày so với năm 2010.

Năm 2012 là 56 ngày tăng 9 ngày so với năm 2011.

Sáu tháng đầu năm 2013 là 84 ngày tăng 4 ngày so với sáu tháng đầu năm 2012.

Nguyên nhân làm cho kỳ thu tiền bình quân tăng trong các năm qua là do công ty không rút ngắn được thời gian thanh toán với khách hàng thường xuyên trả tiền không đúng hạn.

Tóm lại: Kỳ thu tiền bình quân tăng cho thấy việc thu tiền bán hàng của

công ty chưa thực sự khả quan, điều này làm cho vốn bị chiếm dụng ngày càng tăng. Công ty cần áp dụng những chính sách phù hợp để tạo động lực cho khách hàng thanh toán tiền sớm.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần vật liệu xây dựng 720 (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)