Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động ( Nghiên cứu trường hợp huyện Quốc Oai, Hà Nội) (Trang 79 - 84)

2.3.2.1. Hạn chế

Mặc dù huyện Quốc Oai đã có nhiều nỗ lực trong việc hạn chế tác động tiêu cực của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động song đến nay hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế. Thể hiện:

Thứ nhất, hiệu quả hoạt động của chính quyền chưa cao. Số việc làm

được tăng lên hàng năm còn chậm trong khi Quốc Oai có rất nhiều lợi thế: nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của thủ đô Hà Nội, được bao bọc bởi rất nhiều các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị hiện đại, du lịch sinh thái đang

trong quá trình xây dựng; có nguồn lao động trẻ dồi dào; có nhiều làng nghề truyền thống với nhiều tiềm năng để phát triển,…Bên cạnh đó, số lao động bị thất nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao và đang có xu hướng ngày càng gia tăng trong lực lượng lao động; những tệ nạn xã hội nảy sinh do không có việc làm: trộm cắp, ma túy, mại dâm,…vẫn chưa được chính quyền tìm ra giải pháp hữu hiệu để giải quyết nên vẫn đang trở thành vấn đề nóng tại địa phương.

Thứ hai, những nội dung và biện pháp tuyên truyền về đào tạo nghề của

chính quyền địa phương chưa thật sự đi vào lòng dân do chưa xác định được trọng tâm tuyên truyền, vận động; nội dung, phương thức tuyên truyền còn chung chung, chưa phù hợp với đối tượng lao động nông thôn nên họ vẫn còn tâm lý, thói quen ỷ lại vào Nhà nước, vào chính quyền mà không muốn tham gia học nghề; các hoạt động quảng bá, tư vấn, hướng nghiệp học nghề, việc làm còn hạn chế, chưa gắn công tác tuyển sinh với cơ hội tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động và chiến lược phát triển KT-XH của địa phương.; hoạt động của hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm và các doanh nghiệp giới thiệu việc làm phối hợp với chính quyền chưa thực sự mang lại hiệu quả, chưa thực sự sát hợp với nhu cầu học nghề của người lao động tại địa phương.

Thứ ba, tình trạng số người trong độ tuổi lao động đặc biệt là lao động

trẻ rời quê hương lên thành phố làm ăn rất nhiều do chưa nhận được những chính sách đãi ngộ hợp lý từ chính quyền cộng với sức hấp dẫn từ môi trường làm việc cũng như môi trường sinh sống trên thành phố nên dẫn đến tình trạng già hóa lao động nông thôn. Đây đang trở thành một bài toán khó mà chính quyền huyện Quốc Oai hiện chưa tìm ra được lời giải.

Thứ tư, người lao động chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc

học nghề nên số lao động tham gia học nghề và đào tạo nghề chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số lao động chưa được đào tạo nghề, chưa tìm được việc làm.

Ngoài ra, họ còn chưa mạnh dạn tham gia, động viên con em học nghề, chủ yếu tham gia các lớp ngắn hạn dưới 03 tháng và tập trung vào nghề nông, lâm nghiệp. Nhiều lao động chưa coi việc học nghề là yếu tố cần thiết để tạo việc làm, tăng thu nhập, bảo đảm cuộc sống cho bản thân và gia đình.

2.3.2.2.Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan

Là một huyện ở ngoại thành thủ đô Hà Nội nên nói chung huyện Quốc Oai còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, kinh tế mặc dù trong những năm gần đây phát triển khá song thiếu tính bền vững; kỹ năng lao động trong vùng lạc hậu, năng suất thấp kéo dài qua nhiều thế hệ. Tác động, ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, trong nước, hầu hết các lĩnh vực sản xuất đều sụt giảm, đình trệ, sản xuất kinh doanh kém và không hiệu quả ảnh hưởng đến thị trường lao động, việc làm. Bên cạnh đó, khó khăn về điều kiện tự nhiên: gồm cả đồng bằng và miền núi cũng khiến chính quyền khó khăn hơn trong việc triển khai chính sách về việc làm một cách đồng bộ, hiệu quả.

* Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, việc phối hợp các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, cùng với

chính quyền địa phương trong việc giải quyết việc làm chưa thật sự đồng bộ. Nhận thức của các cấp, các ngành chưa đầy đủ; chưa quan tâm đúng mức đến công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho lao động nông thôn trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển KT- XH, xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Tư tưởng trông chờ, ỷ lại sự bao cấp, giúp đỡ của Trung ương còn nặng nề.

Thứ hai, công tác đào tạo nghề còn chưa thực sự gắn với điều kiện của địa

phương và nhu cầu của người học nghề, đào tạo nghề chưa thực sự có trọng tâm, trọng điểm; các mô hình đào tạo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp

mới chỉ được triển khai trên quy mô nhỏ, đào tạo nghề ngắn hạn do ngân sách cho đào tạo nghề có hạn mới chỉ đáp ứng được 20 - 50% nhu cầu vốn; tiến độ giải ngân chậm, khó khăn cho địa phương trong việc triển khai. Cơ cấu bố trí vốn chưa phù hợp: Tỷ lệ đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo chiếm phần lớn, tỷ lệ chi cho đào tạo nghề, chi hỗ trợ cho người học thấp. Vai trò tham gia đào tạo, dạy nghề của các doanh nghiệp cho nông dân còn rất hạn chế. Một số cơ sở chưa thu hút được đủ đối tượng, thiếu năng lực đào tạo, hoặc chưa được đầu tư đủ trang thiết bị, điều kiện thực hành... dẫn đến lãng phí.

Thứ ba, công tác thống kê số lượng, chất lượng nguồn lao động và

kiểm soát kết quả giải quyết việc làm còn nhiều khó khăn do việc cập nhật thông tin, báo cáo về lao động, việc làm ở các cơ sở không thường xuyên, thiếu chính xác, dẫn đến việc đánh giá kết quả giải quyết việc làm hàng năm cũng như việc dự báo về nhu cầu lao động chưa kịp thời, không đủ cơ sở dữ liệu. Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đối với chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa được các cấp, ngành, địa phương, cơ quan quan tâm thường xuyên; không có tiêu chí cụ thể, khoa học, khách quan để đánh giá kết quả và hiệu quả đào tạo nghề. Quá trình thực hiện vẫn còn sai sót, thất thoát, lãng phí.

Thứ tư, chính quyền địa phương chưa có những hướng dẫn cụ thể với

người lao động trong việc sử dụng tiền đền bù đất sao cho có hiệu quả, dẫn đến tình trạng là với số tiền lớn đó người lao động đã sử dụng sai mục đích. Thay vì đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh, học nghề thì họ lại lao vào những tệ nạn xã hội : cờ bạc, rượu chè, những cuộc vui thâu đêm suốt sáng,….vừa gây hại cho bản thân lại vừa gây mất ổn định trật tự xã hội ở địa phương.

Thứ năm, một nguyên nhân quan trọng không thể không kể đến chính là do bản thân người lao động chưa chủ động tìm việc làm, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như các kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp đang cần tuyển dụng lao động, thích ăn chơi hưởng thụ hơn là lao động nên dễ dàng rơi vào tình trạng thất nghiệp và các tệ nạn xã hội.

Chƣơng 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP,

NÔNG THÔN ĐẾN VIỆC LÀM CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI HUYỆN QUỐC OAI

Một phần của tài liệu Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động ( Nghiên cứu trường hợp huyện Quốc Oai, Hà Nội) (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)