Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động ( Nghiên cứu trường hợp huyện Quốc Oai, Hà Nội) (Trang 40 - 77)

việc làm của người lao động

+ Làm cho một bộ phận lao động nông nghiệp rơi vào tình trạng thất nghiệp

Quy hoạch sử dụng đất theo hướng chuyển đổi mục đích sử dụng từ phục vụ sản xuất nông nghiệp sang phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ sẽ làm cho một bộ phận không nhỏ những người lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp mất việc làm và buộc phải chuyển đổi việc làm. Đối với những đối tượng này mất đất canh tác đồng nghĩa với mất tư liệu sản xuất trong khi đa số họ lại có trình độ học vấn thấp, không có tay nghề, không có vốn để tự tổ chức việc làm. Hơn nữa, do trong cách làm, cách nghĩ và lối sống của họ vẫn còn mang nặng sắc thái của nông thôn làng xã truyền thống nên rất hạn chế trong việc thích ứng với yêu cầu của quá trình CNH, HĐH.

Cũng do CNH, HĐH thúc đẩy quá trình sắp xếp, cơ cấu lại các đơn vị kinh tế, các doanh nghiệp nhất là các DNNN và thực hiện thay thế lao động thủ công bằng lao động cơ khí, phát triển tự động hóa ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề, nên đã làm giảm chỗ làm việc yêu cầu trình độ lao động thấp. Do đó, xuất hiện một bộ phận không nhỏ lao động dôi dư không đáp ứng được nhu cầu của sản xuất sẽ bị mất việc. Những người này đa số là đã lớn tuổi hoặc là có trình độ thấp, sức khỏe không đảm bảo, khả năng đào tạo lại hoặc chuyển đổi nghề nghiệp thấp, do vậy không còn phù hợp với sự đổi mới và yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH. Chính từ đây đã nẩy sinh mâu thuẫn là ở hầu hết các đô thị lớn ở nước ta nhu cầu về lao động có chất lượng cao rất nhiều, nhưng số người thất nghiệp cũng rất lớn do nguồn lao động chủ yếu ở khu vực nông thôn không thể đáp ứng một cách thỏa đáng yêu cầu của chỗ làm việc đó.

+ Già hóa lao động nông thôn

Đây là một thực trạng diễn ra ở hầu khắp các địa phương vùng nông thôn trên cả nước. Khi quá trình CNH, HĐH diễn ra ngày càng mạnh mẽ thì

lại diễn ra một thực trạng là lao động nông thôn rơi vào tình trạng già hóa. Cùng với CNH, HĐH và đặc biệt là Đô thị hóa thì hàng loạt các khu công nghiệp, doanh nghiệp mọc lên, những tưởng đây sẽ là cơ hội tốt để giải quyết việc làm cho lao động tại các khu vực đó. Tuy nhiên, một thực trạng đang diễn ra rất phổ biến là phần lớn lao động nông thôn lại đang tìm mọi cách để ra thành phố lớn tìm việc làm, do ở quê hương, trình độ của họ chỉ là lao động phổ thông, quá thấp nên không thể đáp ứng được yêu cầu của các khu công nghiệp, các doanh nghiệp. Do vậy, họ rơi vào tình trạng thất nghiệp. Không có việc làm hoặc thiếu việc làm trở thành một gánh nặng với bản thân người lao động, gia đình và xã hội. Chính vì thế, để giải quyết khó khăn thì người lao động ở các vùng nông thôn tìm ra thành phố lớn mong tìm được việc làm. Cuộc sống ở thành phố tuy bấp bênh, vất vả nhưng vẫn hơn là ở lại quê hương suốt ngày chỉ gắn bó với cái cày, con trâu, thu nhập quá thấp không thể nuôi sống gia đình, cho con cái ăn học tử tế. Một nguyên nhân khác rất quan trọng khiến người lao động tìm ra thành phố đó là do sự chênh lệch khá lớn về thu nhập giữa lao động ở khu vực nông thôn và thành thị. Ở thành phố dù chỉ làm những công việc tay chân thuần túy, thu nhập không ổn định nhưng lại cao hơn rất nhiều so với làm nông nghiệp ở quê hương. Thực tế cho thấy là hiện nay, đối tượng lao động ra thành phố tìm việc chủ yếu là thanh niên vì ngoài giải quyết được việc làm, ngoài vấn đề thu nhập, họ ra thành phố còn muốn được tiếp cận với văn minh đô thị, mong có cơ hội thay đổi cuộc đời. Hậu quả không thể tránh khỏi của di cư lao động chính là tình trạng già hóa lao động nông thôn. Lao động trẻ thì thi nhau lên thành phố kiếm sống để lại quê hương chỉ toàn phụ nữ, người già và trẻ em. Đây thực sự đang trở thành một thực trạng đáng báo động và là nỗi lo hiện hữu đòi hỏi từ Trung ương cũng như các địa phương cần phải đưa ra những giải pháp thiết thực để giải quyết.

+ Lao động nhập cư vào các đô thị ngày càng nhiều gây sức ép về việc làm tại các đô thị

Do chênh lệch về phát triển KT- XH và thu nhập giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị mà hình thành nên lực đẩy ở khu vực nông thôn và lực hút ở khu vực thành thị. Mức độ CNH, HĐH càng cao thì chênh lệch về phát triển KT-XH giữa nông thôn và thành thị ngày càng lớn, các luồng nhập cư nông thôn diễn ra ngày càng mạnh mẽ, gây sức ép không nhỏ đến sự phát triển KT- XH ở các đô thị lớn ở nước ta. Ngoài những người thất nghiệp xuất thân từ đô thị, làn sóng nhập cư từ nguồn lao động ở nông thôn tạo ra sự chênh lệch về cung- cầu lao động. Số lượng cung lao động thì quá lớn trong khi cầu lao động thì lại có hạn, cạnh tranh việc làm diễn ra gay gắt. Bên cạnh đó, tình trạng quá tải lao động còn gây sức ép về nhà ở, cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, đội quân thất nghiệp tại các đô thị thì ngày càng gia tăng,…

+ Gây bất ổn xã hội ở nông thôn

Những bất ổn xã hội có thể kể đến đó là: tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp của nông dân xảy ra ngày càng nhiều. Nguyên nhân là do những bất hợp lý trong việc thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất. Ngoài ra, tệ nạn xã hội : cờ bạc, nghiện hút, mại dâm, trộm cắp, cướp giật,…đang trở thành những vấn đề nóng thu hút sự quan tâm của toàn xã hội.

Trên địa bàn nông thôn, nguyên nhân chủ yếu của tệ nạn xã hội là do: một là,

sử dụng số tiền đền bù không hợp lý và sai mục đích, lao vào ăn chơi vô độ,

khi hết tiền thì lao vào các tệ nạn xã hội; hai là, không có việc làm gây ra tâm

lý chán nản, tìm đến các trò cờ bạc đỏ đen để mong thay đổi cuộc đời,... Giải quyết tốt các vấn đề xã hội này sẽ góp phần khắc phục, hạn chế những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình CNH, HĐH, góp phần ổn định chính trị, phát triển KT-XH một cách bền vững.

1.3. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho ngƣời lao động do tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn

1.3.1.Kinh nghiệm của một số huyện

* Kinh nghiệm của huyện Thạch Thất

Thạch Thất là một huyện ngoại thành thuộc tỉnh Hà Tây cũ, có nhiều

dự án lớn của Trung ương nên số diện tích đất bị thu hồi lớn, tới gần 2.2882 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 1.853,53 ha với 15.618 hộ dân( bao gồm 32.159 lao động) bị thu hồi đất, trong đó có tới 9.062 hộ bị thu hồi toàn bộ diện tích đất nông nghiệp. Từ năm 2005, chính quyền huyện Thạch Thất đã

chỉ đạo: giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất dưới tác dộng của công

nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trọng tâm, song hành cùng công tác giải

phóng mặt bằng, phát triển công nghiệp. Huyện đã đưa ra giải pháp chính:

Một là, liên doanh, liên kết với các trường dạy nghề trong và ngoài

thành phố, đào tạo và giới thiệu việc làm cho người lao động

Hai là, liên kết với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất trên địa bàn

huyện dạy nghề và tuyển dụng lao động

Ba là, tạo điều kiện cho người lao động đi xuất khẩu lao động ở nước

ngoài và mở lớp dạy nghề cho người lao động trung tuổi ở các địa phương Trong tình hình trên, mô hình liên doanh liên kết với các doanh ngiệp, các chủ đầu tư trên địa bàn để đào tạo và tiếp nhận lao động là mô hình được huyện Thạch Thất ưu tiên lựa chọn và thực hiện khá hiệu quả. Một ví dụ điển hình là xã Bình Yên của huyện Thạch Thất hàng năm đều trích từ ngân sách từ 100- 200 triệu đồng để tổ chức 3-4 lớp dạy nghề và giới thiệu việc làm cho người lao động. Ủy ban nhân dân xã phối hợp với chủ đầu tư tổ chức lớp dạy may công nghiệp để chuẩn bị nguồn lao động cho nhà máy may Bình yên khi dự án hoàn thành. Với lợi thế trên địa bàn có một số dự án của Tổng công ty Vinaconex, huyện đã chỉ đạo trung tâm dạy nghề phối hợp chặt chẽ với các

trường đào tạo của công ty này và một số trường dạy nghề khác để gửi lao động đi đào tạo và giới thiệu việc làm cho họ sau khi tốt nghiệp. Hơn 2000 lao động đã biết nghề và giới thiệu việc làm cho 1738 lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp. Ngoài ra, hội Phụ nữ huyện đã tổ chức được 31 lớp cho gần 1500 lao động với các nghề mây giang đan, may công nghiệp, thêu…Trong 2 năm huyện đã thực hiện đào tạo nghề dài hạn và cung cấp hơn 1000 lao động cho các doanh nghiệp trên địa bàn như: Công ty TNHH Phú Hưng, Công ty TNHH Khánh Sơn, Công ty cổ phần thời trang chất lượng cao…Cùng với đó, hơn 5600 lao động cũng được các cơ sở sản xuất, các làng nghề thu hút và dạy nghề

* Kinh nghiệm của huyện Thanh Oai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Huyện Thanh Oai có diện tích tự nhiên là 129,6 km2, dân số là 175.800 người, là huyện có nét đặc trưng của nền văn hóa đồng bằng Bắc Bộ với rất nhiều đình chùa cổ kính và những làng nghề lâu đời: làng làm nón lá ở Phương Trung(làng Chuông), điêu khắc ở Võ Lăng( Dân Hòa), Dư Dụ(Thanh Thùy). Ngoài ra, rải rác khắp huyện là nghề mây che đan.

Để giải quyết việc làm cho lao động huyện Thanh Oai trong những năm qua, huyện đã căn cứ chương trình giải quyết việc làm của tỉnh Hà Tây cũ và thành phố Hà nội 2006- 2010. Đã thành lập ban chỉ đạo thực hiện chương trình, xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình 5 năm và từng năm, phân công cụ thể cho các phòng, ban, đoàn thể của huyện. Huyện Thanh Oai đã đẩy mạnh các chương trình phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt tạo nguồn lực tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội; tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư của các dự án, các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực đã kéo theo chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành. Cơ cấu lao động chuyển dịch phù hợp với cơ cấu kinh tế, tỷ

trọng lao động trong ngành thương mại- dịch vụ tăng. Giải quyết việc làm thông qua các đề án cho vay vốn giải quyết việc làm: trong 5 năm, toàn huyện đã triển khai 214 dự án với tổng số tiền cho vay 44,87 tỷ đồng. Trong nguồn quỹ cho vay giải quyết việc làm đến nay toàn huyện có số dự án 15,979 tỷ đồng. Nhờ đẩy mạnh cho vay huyện đã góp phần giải quyết việc làm cho 15.843 lao động. Trên địa bàn huyện có 3 trung tâm dịch vụ việc làm. Mỗi năm các trung tâm dịch vụ việc làm này giới thiệu việc làm cho trên 2000 lao động nhưng chủ yếu là giới thiệu việc làm cho sinh viên mới ra trường.

1.3.2.Một số bài học rút ra cho huyện Quốc Oai

Từ nghiên cứu thực tiễn giải quyết việc làm cho người lao động trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Thạch Thất và Thanh Oai có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để huyện Quốc Oai có thể tham khảo trong giải quyết việc làm cho người lao động dưới tác động của CNH, HĐH như sau:

Một là, phải tăng dần tỷ trọng chi ngân sách nhà nước trong tổng số chi

NSNN cho đào tạo nghề. Trong cơ cấu chi NSNN cho đào tạo nghề cần chú trọng đặc biệt tới tăng dần tỷ trọng đầu tư cho đào tạo nghề dài hạn thay vì đầu tư chú trọng đào tạo nghề ngắn hạn như hiện nay.

Hai là, khi triển khai quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội cần

chú trọng các nội dung thiết thực là: xác định số lượng lao động bị mất việc làm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khả năng sử dụng của ngành tại địa phương, nắm bắt nhu cầu lao động, tiêu chí tuyển dụng lao động tại các KCN, địa bàn lân cận và nhu cầu chung của xã hội về trình độ chuyên môn kỹ thuật, loại hình nghề nghiệp,…từ đó đặt ra yêu cầu về tài chính từ ngân sách địa phương hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề cho lao động mất việc làm

Ba là, bám sát chương trình Quốc gia GQVL, chương trình GQVL của

phát triển KT- XH cho phù hợp với tình hình thực tiễn của huyện với mục tiêu là tạo ra nhiều việc làm, thu hút lao động thất nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa kết hợp với phát triển các nghề truyền thống, du nhập nghề mới, phát triển tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ

Bốn là, đẩy mạnh các chương trình trọng điểm như: xuất khẩu lao

động, đưa lao động đi vùng kinh tế mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề cho người lao động gắn với nhu cầu của thị trường sức lao động trên địa bàn huyện, các huyện lân cận và xa hơn nữa là các thị trường lớn hơn ở các thành phố lớn của đất nước. Cùng với đó là cần phải giám sát việc thực hiện cam kết tuyển dụng lao động vào làm việc của các DN trong các khu công nghiệp, các nhà máy, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.

Năm là, đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, dịch vụ. Trên cơ sở đó,

gia tăng việc làm cho người lao động. Trong đó, với những địa phương nào mà quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ thì việc hình thành môi trường sản xuất, kinh doanh dịch vụ và phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, nhất là khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống là một hướng đi vững chắc trong giải quyết việc làm, ổn định thu nhập cho hộ gia đình nông dân trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Sáu là, có các quy định cụ thể, bắt buộc với các chủ dự án sử dụng đất

để họ cam kết sử dụng lao động tại chỗ hoặc tạo các điều kiện thuận lợi, có những ưu đãi nhất định với những người dân bị ảnh hưởng bới dự án. Chẳng hạn như việc thu hút lao động mất việc làm bị thu hồi đất vào các khu công nghiệp, tham gia các hoạt động dịch vụ ở các khu đô thị….phụ thuộc rất lớn vào các quy định bắt buộc với các chủ dự án sử dụng đất để họ cam kết sử dụng lao động tại chỗ.

Bảy là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn các hộ bị thu hồi

đối tượng này lựa chọn ngành nghề đào tạo mà các KCN trên địa bàn đang cần tuyển dụng lao động

Ngoài ra, còn phải phát triển, mở rộng dạy bổ túc văn hóa cho lao động trẻ, khỏe dưới 35 tuổi để họ có đủ trình độ vào các lớp đào tạo tập trung theo học những nghề mà KCN, cụm công nghiệp và những ngành nghề đang cần tuyển dụng.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ĐẾN VIỆC LÀM

CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI HUYỆN QUỐC OAI

2.1. Khái quát kết quả và hạn chế của Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến việc làm của người lao động ( Nghiên cứu trường hợp huyện Quốc Oai, Hà Nội) (Trang 40 - 77)