2.1.1.1 Vị trí địa lý
Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam của vùng Đồng bằng sông Hồng, cách Hà Nội hơn 90 km về phía Nam, nằm trên tuyến giao thông huyết mạch Bắc - Nam, ranh giới của tỉnh đƣợc xác định nhƣ sau:
+ Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam; Phía Đông Bắc giáp tỉnh Nam Định; Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông;
+ Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hoá; Phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Hoà Bình.
Nhƣ vậy, tỉnh có vị trí địa lý và giao thông tƣơng đối thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, nằm trong khu vực ảnh hƣởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
2.1.1.2 Diện tích tự nhiên
- Địa hình: Có địa hình đa dạng, biến đổi từ vùng núi đồi ở phía Tây, Tây Bắc, đến vùng đồng bằng trũng xen kẽ núi đá vôi, tiếp theo là đồng bằng phì nhiêu và phía dƣới (Đông Nam) là bãi bồi ven biển.
- Đất đai: tổng diện tích tự nhiên là 1.388,7 km2, đất đai vùng đồng bằng rất thuận lợi trong phát triển công nghiệp, nông nghiệp và đô thị; Đất đai vùng bãi bồi ven biển thuận lợi phát triển trồng cói, nuôi trồng thuỷ sản và đất đai vùng đồi núi thuận lợi để phát triển cây công nghiệp và lâm nghiệp.
27
2.1.1.3. Khí hậu thuỷ văn
a) Khí hậu: Đặc điểm chung là khí hậu nhiệt đới, gió mùa với đầy đủ 4 mùa. Mùa đông khô lạnh có gió mùa Đông bắc; Mùa xuân ấm, ẩm có mƣa xuân; Mùa hạ nóng có mƣa rào và gió mùa Đông nam, thƣờng xuyên có bão (4-5 cơn bão/năm); Mùa thu mát dịu, bầu trời trong xanh.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,2 độ C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1 khoảng 16,5 – 18 độ C và trung bình cao nhất vào tháng 7 xấp xỉ 28,5 độ C. Tổng số giờ nắng trung bình đạt trên 1.300 giờ/năm, tập trung chủ yếu vào mùa hạ. Tổng nhiệt độ năm đạt tới trên 8.800 độ C, có tới 8 tháng trong năm có nhiệt độ trung bình đạt trên 20 độ C.
b) Chế độ thuỷ văn: Tỉnh có hệ thống sông ngòi khá dày trải đều cả 3 vùng nhƣ sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bến Đang, sông Vạc, sông Càn v.v. Bên cạnh đó còn phải kể đến hệ thống các hồ có trữ lƣợng nƣớc lớn nhƣ các hồ Yên Quang, Đồng Thái, Đá Lải, Đồng Chƣơng, Yên Thắng...
Chế độ mƣa đƣợc chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa diễn ra vào mùa hạ (từ giữa tháng 4 đến tháng 10), tập trung đến trên 85% lƣợng mƣa trong năm; Mùa khô lƣợng mƣa thấp chiếm khoảng 15% (từ đầu tháng 10 đến giữa tháng 4 năm sau). Lƣợng mƣa trung bình năm trên 1.800 mm, phân bố không đều trong năm nhƣng phân bố khá đều trên toàn bộ diện tích.
Nhìn chung, chế độ khí hậu, thuỷ văn tƣơng đối thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy vậy, vẫn còn hạn chế là mùa khô thì hạn hán, mùa mƣa gây úng, lũ lụt và một số con sông phải đảm nhiệm vai trò phân lũ, chậm lũ cho một phần của vùng Đồng bằng Sông Hồng.
2.1.1.4. Tài nguyên khoáng sản
28
Thứ nhất là đá vôi với trữ lƣợng tới hàng chục tỷ m3, chiếm diện tích trên 1,2 vạn ha, rất thuận lợi để phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, đặc biệt là sản xuất xi măng, đá xây dựng.
Thứ hai là đôlômit (2,3 tỷ tấn) có chất lƣợng tốt, hàm lƣợng MgO từ 17 đến 19%, tập trung ở Thạch Bình, Phú Long, Yên Đồng, Đông Sơn để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và làm một số hoá chất khác.
Thứ ba là đất sét phân bố rải rác ở các vùng đồi thấp và ở những vùng tƣơng đối bằng phẳng thuộc thị xã Tam Điệp, huyện Nho Quan, Gia Viễn và Yên Mô cùng các bãi bồi ven sông để sản xuất gạch ngói và làm nguyên liệu cho ngành sản xuất xi măng và ngành đúc.
Thứ tư là nƣớc khoáng Kênh Gà ở huyện Gia Viễn; nƣớc khoáng Cúc Phƣơng ở huyện Nho Quan có trữ lƣợng lớn, hàm lƣợng Magiê - Carbonát và các khoáng chất cao; có tác dụng chữa bệnh, sản xuất nƣớc giải khát và phát triển du lịch nghỉ dƣỡng.
Ngoài ra, còn có than bùn trữ lƣợng nhỏ, khoảng 2,6 triệu tấn, phân bố ở huyện Gia Viễn, Nho Quan và Tam Điệp, dùng để sản xuất phân vi sinh phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp.
2.1.1.5. Tài nguyên rừng và nguồn lợi thuỷ sản
- Tài nguyên rừng: Hiện nay, diện tích đất có rừng đạt trên 27,5 nghìn ha chiếm 19,8% tổng diện tích tự nhiên, là rừng thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới; với đủ 3 loại rừng là rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Đặc biệt, vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng và Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc Vân Long là 2 khu vực có đặc trƣng điển hình về rừng và cảnh quan thiên nhiên ở Việt Nam. Rừng góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
- Nguồn lợi thuỷ sản: Nguồn lợi thuỷ sản phong phú và đa dạng vì có vùng nƣớc mặn, nƣớc lợ và nƣớc ngọt. Khả năng khai thác thuỷ sản lên tới
29
trên 50 nghìn tấn, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao nhƣ cá vƣợc, cá thu, cá mực, cá chép, cá trắm đen, cá quả v.v.
Ngoài ra có thể khai thác tôm, cua, ghẹ và ốc, sò v..v.. lên tới hàng nghìn tấn. Hiện tại tổng diện tích mặt sông, hồ và đầm ven biển có thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản lên trên 10 nghìn ha.
2.1.1.6. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên phục vụ du lịch rất đặc sắc và đa dạng với nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng trong nƣớc và quốc tế:
- Khu Tam Cốc - Bích Động - Tràng An - cố đô Hoa Lư: đây là quần thể hang động và các di tích lịch sử - văn hóa rất phong phú, độc đáo. Khu du lịch sinh thái Tràng An; Khu cố đô Hoa Lƣ gồm đền vua Đinh, vua Lê; Khu hang động Tam Cốc - Bích Động; tuyến Linh Cốc - Hải Nham và Thạch Bích - Thung Nắng.
- Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long: đây là một khu du lịch sinh thái có cảnh quan rất đặc thù không chỉ của Việt Nam mà còn là của các nƣớc trong khu vực. Diện tích khu vực này khá rộng (3.710 ha) với đặc điểm nhiều núi đá, hang động và đền, chùa. Ngoài ra ở vùng này cũng có rất nhiều loài sinh vật (547 loài thực vật và 39 loài động vật) đặc thù của vùng đất ngập nƣớc, có giá trị cao trong việc nghiên cứu khoa học.
- Vườn Quốc gia Cúc Phương: có diện tích thuộc Ninh Bình là 11.000 ha, là khu rừng nguyên sinh nhiệt đới hiếm có ở Việt Nam với đặc điểm hệ sinh thái, sinh cảnh, cấu trúc rừng và tính đa dạng loài, gồm cả loài quý hiếm và loài đặc hữu (1.944 loài động thực vật). Việc phát hiện, khai thác nguồn nƣớc khoáng tại khu vực này càng mở ra tiềm năng lớn hơn trong phát triển du lịch.
- Khu Kênh Gà (Gia Viễn) và động Vân Trình (Nho Quan): từ những năm 60 của thế kỷ trƣớc, nƣớc suối Kênh Gà (nhiệt độ 53% và khoáng chất
30
tốt) đã nổi tiếng ở miền Bắc nhờ khả năng chữa trị đƣợc một số loại bệnh, giúp phát triển loại hình du lịch nghỉ dƣỡng. Động Vân Trình cũng là một địa danh đẹp để cùng với các hang động khác tạo nên sự độc đáo thu hút khách du lịch.
- Khu quần thể nhà thờ Phát Diệm: tính độc đáo thể hiện trong kiến trúc và xây dựng ở sự pha trộn hợp lý giữa kiến trúc Gotic và kiến trúc Á đông với chất liệu chủ yếu bằng đá xanh.
- Làng nghề truyền thống: có hàng chục làng nghề truyền thống trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và có khả năng thu hút khách du lịch đến thăm quan, mua sắm (làng chạm khắc đá, làng thêu ren, làng mây tre đan, làng nghề cói v.v).