Kinh nghiệm hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân sau thu hồi đất một số địa

Một phần của tài liệu Hỗ trợ sinh kế cho hộ gia đình bị thu hồi đất ở tỉnh Ninh Bình ( Luận văn ThS. Kinh tế ) (Trang 32 - 36)

địa phương

1.3.2.1. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội

Theo thống kê của Bộ Lao động – TBXH trong 5 năm (2001 - 2004) số ngƣời mất việc do bị thu hồi đất phục vụ cho các nhu cầu: xây dựng KCN, khu chế xuất, khu đô thị... ở Hà Nội là gần 800.000 ngƣời. Trong 8 năm (từ 2001 đến 2007), Hà nội đã triển khai hơn 2800 dự án đầu tƣ liên quan đến thu hồi đất. Thành phố đã bàn giao cho chủ đầu tƣ gần 1300 dự án với 6300 ha đất, trong đó trên 80% là đất nông nghiệp, liên quan đến gần 180.000 hộ dân. Bình quân mỗi năm Hà Nội đã giải phóng mặt bằng gần 1000ha.

Trong những năm qua, mặc dù Trung Ƣơng và Thành phố đã có những chính sách về hỗ trợ việc làm và học nghề nhƣng lại chƣa đồng bộ và hiệu quả, dẫn đến nguy cơ thất nghiệp ở ngƣời nông dân mất tƣ liệu sản xuất là đất đai rất lớn. Bởi họ khó học nghề mới, phần lớn lại ở độ tuổi cao, trình độ văn hoá hạn chế, không đáp ứng đƣợc nhu cầu lao động chất lƣợng cao. Một bộ phận nông dân khi bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp đã trở thành hộ nghèo. Ở 5 quận, huyện bị thu hồi nhiều nhất, có 1223 hộ nghèo với 4389 nhân khẩu.

Hạn chế chủ yếu trong cơ chế chính sách hỗ trợ hiện có đƣợc Hà Nội chỉ ra là việc bồi thƣờng, hỗ trợ đều dƣới hình thức chi trả trực tiếp tiền cho ngƣời dân bị thu hồi (tức là mới chỉ quan tâm đến khía cạnh vật chất) dẫn đến tình trạng ngƣời dân dùng tiền để mua sắm chứ ít quan tâm đến học nghề, chuyển đổi nghề để có thể đảm bảo cuộc sống ổn định khi Nhà nƣớc thu hồi đất.

23 nhƣ sau:

Một là, UBND thành phố đề xuất thành lập Quỹ hỗ trợ ổn định đời sống, phổ cập giáo dục, học nghề và việc làm cho các hộ nông dân bị mất trên 30% đất sản xuất nông nghiệp đƣợc giao.

Hai là, trẻ em của các gia đình bị thu hồi đất sẽ đƣợc hỗ trợ học phí phổ thông trong 3 năm. Ngƣời lao động có nhu cầu học nghề sẽ đƣợc cấp thẻ học nghề có giá trị tối đa 6 triệu đồng, ƣu tiên những ngƣời này tham gia kinh doanh các hoạt động dịch vụ tại các khu đô thị và KCN. Hỗ trợ 100% kinh phí BHYT cho ngƣời trên 60 tuổi đối với nam và trên 55 tuổi đối với nữ.

Ngoài ra các giải pháp khác đƣợc UBND Thành phố quan tâm đó là xây dựng, ban hành quy chế ƣu tiên đấu thầu kinh doanh dịch vụ tại các khu đô thị, KCN mới hình thành, xã hội hoá các hoạt động dịch vụ tại các khu đô thị, KCN xây dựng trên diện tích đất nông nghiệp. Có cơ chế về đầu tƣ, xây dựng hạ tầng nông thôn tại các khu vực thu hồi nhiều đất nông nghiệp để tạo điều kiện kinh doanh dịch vụ phục vụ các KCN, khu đô thị, giải quyết việc làm tại chỗ, đảm bảo sự gắn kết hạ tầng của khu đô thị và KCN với vùng dân cƣ.

Từ thực tiễn giải quyết việc làm cho ngƣời dân mất đất tại Hà Nội ta thấy:

Thứ nhất, chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề sẽ tránh đƣợc việc ngƣời dân sử dụng tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề vào việc khác mà không phải là việc học nghề. Tuy vậy, Hà Nội chƣa quan tâm rõ đến từng đối tƣợng, chƣa có chính sách cho những ngƣời lao động đã qua độ tuổi lao động hoặc gần hết tuổi lao động. Họ không có điều kiện chuyển đổi nghề mới.

Thứ hai, Hà Nội đã có chính sách hỗ trợ học phí cho con em những hộ bị mất đất. Lập quỹ hỗ trợ ổn định đời sống.

1.3.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc

24

1997 đến 2007) nhờ phát triển các KCN tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh đạt 17.1%. Nhƣng cũng chính vì thế mà nhiều diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hồi để xây dựng các khu đô thị, KCN… Mỗi năm trên địa bàn tỉnh có hàng nghìn nông dân bị mất việc làm. Trƣớc thực trạng đó, các cấp, các ngành chức năng của tỉnh đã có nhiều chủ trƣơng, biện pháp giải quyết cơ bản…

Tỉnh đã sớm xây dựng đề án “Dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động ở vùng dành đất phát triển công nghiệp”. Theo đề án, từ thời điểm thực hiện cho đến năm 2010, tỉnh sẽ dành khoảng 87 tỷ đồng để đầu tƣ xây dựng, nâng cấp hệ thống trƣờng dạy nghề, mua sắm, hiện đại hóa máy móc thiết bị; hỗ trợ học phí cho 14.000 lao động nông thôn (chủ yếu là thanh niên); phát triển hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm… Tỉnh phấn đấu nâng tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo nghề lên 45% vào năm 2010. Đến nay toàn tỉnh đã có 52 cơ sở đào tạo nghề, với cơ cấu nghề đào tạo khá đa dạng, quy mô đào tạo hơn 31.000 lao động mỗi năm, cơ bản đã đáp ứng đƣợc nhu cầu học nghề của ngƣời lao động. Chính từ những chủ trƣơng đúng đắn này mà đến nay, 23% lao động nông thôn có đất bị thu hồi đã đƣợc nhận vào làm việc ổn định trong các khu công nghiệp.

Mặt khác, một mô hình đƣợc dƣ luận đánh giá có tính “đột phá” đã và đang đƣợc tỉnh áp dụng rộng rãi. Đó là mô hình “đổi đất lấy dịch vụ”. Quyết định 2502/2004/QĐ - UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc giao đất dịch vụ cho các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi để xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị… đã nêu rõ: các hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm 40% tổng diện tích đất nông nghiệp trở lên của hộ gia đình, cá nhân đó sẽ đƣợc cấp đất để làm dịch vụ. Cứ 1 sào (360m2) đất thu hồi sẽ đƣợc cấp 10m2 đất dịch vụ (tối thiểu 20m2, tối đa 100m2). Đất “dịch vụ” sẽ đƣợc nông dân sử dụng để xây nhà cho công nhân thuê, kinh doanh hàng ăn, tạp phẩm… tùy từng gia đình. Đây thực sự là một quyết định đúng đắn, đƣợc sự đồng tình, nhất trí cao

25

của đông đảo ngƣời dân có đất bị thu hồi. Đất “dịch vụ” không những giải quyết việc làm cho một lực lƣợng lớn lao động mà còn có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng…

Từ thực tiễn giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho ngƣời dân tỉnh Vĩnh Phúc ta thấy: Tỉnh Vĩnh Phúc đã có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cụ thể cho từng đối tƣợng. Tỉnh cũng đã có những hỗ trợ dành cho những lao động bị thu hồi đất nhƣng tuổi đã cao. Tuy nhiên đó mới chỉ là những giải pháp bƣớc đầu giải quyết đƣợc tình trạng thiều việc làm và thất nghiệp của hộ nông dân. Các biện pháp đó chƣa mang tính đồng bộ và dài hạn, chƣa gắn kết với các Sở, Ban, Ngành và lồng ghép sâu rộng với các chƣơng trình, dự án của Tỉnh cũng nhƣ trên phạm vi toàn quốc.

26

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HỖ TRỢ SINH KẾ CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH SAU THU HỒI ĐẤT Ở NINH BÌNH

Một phần của tài liệu Hỗ trợ sinh kế cho hộ gia đình bị thu hồi đất ở tỉnh Ninh Bình ( Luận văn ThS. Kinh tế ) (Trang 32 - 36)