0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nâng cao trách nhiệm và tính chủ động của giáo viên trong

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY THỰC HÀNH TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ SƠN TÂY TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 75 -81 )

học trên lớp và chuẩn bị giảng dạy

3.2.4.1.Mục tiêu của biện pháp

Nhằm tìm hiểu việc thực hiện kế hoạch; chương trình và tiến độ thực hiện chương trình của giáo viên và nâng cao tinh thần, trách nhiệm của giáo viên trong giảng dạy.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

- Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu quán triệt nguyên lý phương châm, đường

lối giáo dục của Đảng và Nhà nước.

- Đôn đốc và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch, nội dung giảng dạy

môn học và phương pháp giảng dạy của giáo viên, cụ thể là:

+ Chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch thời gian, khối lượng kiến thức, tỉ lệ giữa các khâu giảng lý thuyết, bài tập, thí nghiệm của môn học, mô đun.

+ Hướng dẫn, kiểm tra để giáo viên thực hiện tốt khâu chuẩn bị bài giảng trước khi lên lớp, trong đó đặc biệt chú ý đến việc chuẩn bị giáo án, hồ sơ giáo viên, chuẩn bị đồ dùng dạy học.

3.2.4.3.Cách thức tiến hành

- Tổ chức các hội nghị về công tác giáo viên thường kỳ trong năm để phổ

biến các văn bản quy phạm pháp luật.

Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng nhà trường phải chỉ đạo triển khai nhiệm vụ cho năm học đó, có nhiệm vụ về giáo dục chính trị tư tưởng, ý thức chấp hành mọi chủ trương chính sách, pháp luật của nhà nước đó là nghiên cứu và quán triệt quan điểm đường lối của Đảng về giáo dục đào tạo, các văn bản quy đinh về đào tạo như luật giáo dục, luật dạy nghề, điều lệ nhà trường, quy chế đào tạo, quy chế thi kiểm tra xét lên lớp, xét công nhận tốt nghiệp, quy chế về cấp văn bằng chứng chỉ, quyền

69

hạn, nghĩa vụ của người giáo viên. Ngoài các quy định của nhà nước, nhà trường cần cụ thể hoá các văn bản, thông qua ban xây dựng quy chế nội bộ của nhà trường quán triệt tới từng giáo viên và các tổ môn, các khoa để mỗi giáo viên nhận thức tốt và thực hiện nghiêm chỉnh các quy đinh đã đề ra.

- Quản lí hoạt động dạy của giáo viên bao gồm quản lí việc thực hiện giờ

lên lớp, quản lí hoạt động chuyên môn.

+ Để quản lí tốt giờ lên lớp của giáo viên thì ngay từ đầu của mỗi kỳ, năm học căn cứ và kế hoạch giảng dạy, phân công giáo viên giảng dạy các môn. Để nâng cao chất lượng giờ lên lớp của giáo viên, Hiệu trưởng cần phải chỉ đạo tổ chuyên môn và các khoa phân công giảng dạy phù hợp với ngành nghề đào tạo, với khả năng và sở trường của giáo viên. Sự phân công này thể hiện ở kế hoạch của giáo viên. Trong kế hoạch cần ghi rõ môn giảng, lớp giảng, số giờ giảng trong tuần, tháng, học kỳ, năm học để giáo viên chủ động nắm được kế hoạch và triển khai thực hiện và là cơ sở giúp cho Hiệu trưởng, các tổ môn và các bộ phận liên quan biết kế hoạch để kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch.

+ Trong quản lí hoạt động dạy của giáo viên phải quản lí việc giáo viên chuẩn bị hồ sơ giáo viên, đó là: Kiểm tra việc soạn giáo án, đề cương chi tiết bài giảng. Để thực hiện tốt điều này nhà trường giao cho tổ trưởng chuyên môn là người chịu trách nhiệm ký duyệt giáo án trước khi giáo viên lên lớp. Tổ trưởng chuyên môn phải kiểm tra nội dung giáo viên ghi trong giáo án có đúng với trình tự các bước lên lớp hay không. Đối với giáo án thực hành phải thực hiện đầy đủ các bước: Hướng dẫn mở đầu, hướng dẫn thường xuyên, hướng dẫn kết thúc, sản phẩm sau khi thực hành, yêu cầu kỹ thuật, phiếu hướng dẫn thực tập. Việc biên soạn đề cương bài giảng của giáo viên phải thực hiện theo đúng chương trình đào tạo, khung thời gian phân bổ cho từng chương, từng học phần và từng mô đun của môn học.

+ Thường xuyên dự giờ trực tiếp theo dõi kiểm tra phát hiện tình hình. Qua dự giờ kiểm tra được nội dung chương trình giảng dạy, trình độ chuyên môn cũng như phương pháp sự phạm của giáo viên. Dự giờ có báo trước và dự giờ không báo trước, để đánh giá khách quan về tình hình giảng dạy của giáo viên thì yêu cầu khoa, tổ chuyên môn có giáo viên phải xây dựng được lịch dự giờ theo từng giáo

70

viên, mỗi học kỳ, mỗi giáo viên được dự giờ ít nhất 2 lần, thành phần tham gia dự giờ là một số giáo viên trong tổ môn, trong khoa có kinh nghiệm về chuyên môn, phương pháp sư phạm, và Lãnh đạo nhà trường phân công nhau đến dự để khích lệ giáo viên, đồng thời qua đó có ý kiến chỉ đạo kịp thời. Sau mỗi tiết dự giờ, để giờ dạy đạt hiệu quả cao phải tiến hành trao đổi, rút kinh nghiệm đánh giá, xếp loại từng tiết giảng cho từng giáo viên và tập thể bộ môn.

- Quản lí sinh hoạt chuyên môn

+ Tổ chức, duy trì đều đặn chế độ sinh hoạt chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là một biện pháp tích cực trong hoạt động quản lí giảng dạy, nó giúp cho người quản lí xây dựng được nề nếp sinh hoạt trong cơ quan, qua sinh hoạt sẽ đánh giá được những mặt mạnh, những mặt còn tồn tại qua đó tìm ra những biện pháp tích cực trong thời gian tiếp theo.

+ Để duy trì tốt hoạt động này thì nhà trường phải xây dựng cụ thể về quy định hội họp trong nhà trường, trong đó có sinh hoạt chuyên môn. Mỗi tổ chuyên môn sinh hoạt ít nhất 1 tháng 1 lần. Nội dung sinh hoạt về thực hiện tốt quy chế chuyên môn, đó là toàn bộ những quy định đối với giáo viên trong quá trình thực hiện kế hoạch. Nó bao gồm những quy định về giờ giấc lên lớp, tác phong, lối sống, cách ứng xử, giao tiếp với đồng nghiệp, với học sinh, việc thực hiện ghi chép hồ sơ sổ sách, thực hiện những quy định về kiểm tra, ghi điểm, chấm điểm, ghi sổ đầu bài, sổ tay giáo viên chủ nhiệm, sổ theo dõi những học sinh cá biệt. Đánh giá về thực hiện tiến độ giảng dạy, về thực hiện nội dung chương trình, giáo trình về ý thức và kết quả học tập của học sinh,...

+ Để theo dõi và uốn nắn điều chỉnh quá trình thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo có chất lượng thì Hiệu trưởng phải thống nhất hệ thống hồ sơ sổ sách, các yêu cầu cụ thể và có các biện pháp kiểm tra, đánh giá định kỳ thường xuyên (và cả đột xuất).

Hồ sơ của giáo viên gồm

1. Chương trình giảng dạy môn học.

2. Kế hoạch giảng dạy học kỳ, Modul, nhu cầu vật tư.

71

4. Sổ điểm, sổ tay giáo viên, sổ theo dõi thiết bị

Nội dung kiểm tra

1. Đối chiếu kế hoạch giảng dạy với chương trình môn học.

2. Đối chiếu giáo án với kế hoạch giảng dạy.

3. Đối chiếu sổ đầu bài (sổ điểm) với giáo án.

4. Tổ chức dự giờ kiểm tra.

5. Nhận xét đánh giá thông qua hội đồng giáo viên.

- Để thành công trong hoạt động trên cần thực hiện tốt các việc sau

+ Thường kỳ thông qua sổ lên lớp hàng ngày đối chiếu với chương trình, tiến độ giảng dạy để xem xét giáo viên có ghi chép đầy đủ không, giảng dạy có đúng tiến độ không, cách ghi điểm và tính kết quả học tập của học sinh theo quy chế đào tạo.

+ Trong sinh hoạt chuyên môn ngoài việc sinh hoạt theo định kỳ có kế hoạch tổ chức hội thảo, toạ đàm, hội nghị về các vấn đề có liên quan đến đào tạo như đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, làm đồ dùng dạy học,...

+ Chỉ đạo thống nhất trong đơn vị, các tổ chuyên môn sinh hoạt theo nội dung quy định trong kế hoạch đề ra: Giải quyết những bài khó trong chương trình, phân bổ thời gian cân đối giữa lý thuyết và thực hành nghề hoặc thể nghiệm động tác thị phạm như thế nào cho học sinh dễ tiếp thu và áp dụng được ngay vào làm sản phẩm của mình ít sai sót,...

+ Tổ chức hội nghị chuyên đề, mời giảng viên nói cThị xã về những vấn đề chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật các kiến thức khoa học mới đang được áp dụng trong lĩnh vực hướng nghiệp dạy nghề nhằm nâng cao kiến thức trình độ hiểu biết cho giáo viên trên cơ sở đó vận dụng khoa học kỹ thuật công nghệ trực tiếp vào nghề mình dạy.

+ Trong năm học nhà trường tổ chức lấy phiếu thăm dò đánh giá giáo viên. Nội dung đánh giá về tình độ chuyên môn, phương pháp sư phạm và tư cách đạo đức người thầy.

72

3.2.5. Giám sát và hướng dẫn khai thác, sử dụng cơ sở vật chất - kĩ thuật dạy học

hiệu quả hơn

3.2.5.1.Mục tiêu của biện pháp

Giúp cho nhà trường có điều kiện tốt, thuận lợi trong giảng dạy và học tập, sử dụng hiệu quả hạ tầng kỹ thuật và phương tiện dạy học nâng cao được chất lượng đào tạo.

3.2.5.2.Nội dung biện pháp

- Sử dụng hợp lý có hiệu quả tài liệu giáo trình, cơ sở vật chất, trang thiết

bị, kinh phí hiện có của trường phục vụ tốt cho đào tạo.

- Huy động đa dạng các nguồn lực, kinh phí đầu tư của các cấp chính quyền,

các cơ sở sản xuất, dịch vụ, các nguồn hỗ trợ từ nước ngoài (nếu có).

- Tăng cường đầu tư theo hướng hiện đại hoá, công nghiệp hoá các trang thiết

bị, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, thư viện,...

- Phối hợp chặt chẽ việc thực tập, thực hành tay nghề của học sinh với các

doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ tạo ra sản phẩm (hoặc bán thành phẩm) để tăng nguồn thu nhập phục vụ cho đào tạo.

- Bồi dưỡng giáo viên, nâng cao khả năng thực hành, sử dụng các thiết bị máy

móc, trang bị hiện đại, phục vụ cho việc nâng cao chất lượng đào tạo.

- Sử dụng hợp lý các nguồn kinh phí thu chi từ người học viên.

3.2.5.3.Cách thức tiến hành

-Để tăng cường CSVC cần phải tổng hợp thế mạnh các nguồn lực đầu tư của

các cấp chính quyền, các cơ sở sản xuất, dịch vụ, các nguồn hỗ trợ nước ngoài. Để làm tốt được việc này cần phát huy nội lực, làm tốt công tác xã hội hoá đào tạo, thực hiện phương châm (nhà nước và nhân dân cùng làm) từng bước xây dựng cơ sở vật chất theo hướng chính quy hiện đại.

-Tăng nguồn lực cho nhà trường bằng các nguồn chủ yếu sau

+ Sử dụng hợp lý có hiệu quả các tài liệu giáo trình, cơ sở vật chất, trang thiết bị kinh phí vật tư hiện có của nhà trường, phục vụ tốt cho đào tạo. Tổ chức cho giáo viên tham quan, học tập tại các cơ sở sản xuất, cơ sở đào tạo có các thiết bị dạy học tiên tiến, hiện đại để học tập và phát triển.

73

+ Tăng cường huy động các nguồn lực kinh phí đầu tư của các cấp chính quyền, các cơ sở sản xuất dịch vụ, các nguồn hỗ trợ nước ngoài, cơ quan chủ quản và các cơ quan quản lí đào tạo nghề, có cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho cơ sở trong và ngoài nước, từ đó có điều kiện tăng cường CSVC, trang thiết bị hiện đại, nguồn thu cho nhà trường (tái đầu tư cho đào tạo) và điều quan trọng hơn là đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí có kinh nghiệm, kiến thức khoa học tiên tiến triển khai áp dụng tại cơ sở đào tạo.

+ Tăng cường đầu tư theo hướng hiện đại hoá, công nghiệp hoá các trang thiết bị phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, thư viện...để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đảm bảo yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu CNH- HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Phối hợp chặt chẽ việc thực tập, thực hành tay nghề của học sinh với các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ tạo ra sản phẩm (hoặc bán thành phẩm). Để thực hiện được điều này nhà trường cần có các mối quan hệ chặt chẽ với các cơ sở vật chất, dịch vụ để có công việc (gắn đào tạo với sản xuất), bằng nhiều hình thức như liên kết đào tạo, gia công thuê, hợp đồng, tham quan kiến tập. Từ đó tăng nguồn thu phục vụ đào tạo và tận dụng các trang thiết bị hiện có của doanh nghiệp sản xuất, đào tạo sát thực tiễn.

- Để quản lí tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của nhà trường trong công tác chỉ đạo, Hiệu trưởng phải xây dựng các quy định về quản lí tài sản công sở, các quy định về cấp phát vật tư, định mức và khấu hao vật tư trong quá trình thực tập sản xuất. Định kỳ năm 2 lần tổ chức kiểm kê tài sản.

Trong quá trình triển khai giáo dục cán bộ, giáo viên, học sinh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng trên mọi lĩnh vực, sử dụng có hiệu quả kinh phí từ các nguồn vốn. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ rõ ràng, công khai, minh bạch trong đó có cơ chế khuyến khích tập thể và cá nhân có nhiều sáng kiến, có giá trị làm lợi. Khuyến khích tìm kiếm hợp đồng sản xuất. Khuyến khích các giáo viên sử dụng các phương tiện dạy học, nghiên cứu và tự tạo các mô hình dạy học, có kế hoạch cụ thể (1 mô hình/ năm/ giáo viên), qua đó vừa tăng cường phương tiện

74

cho giảng dạy, vừa tiết kiệm, có nhiều vật tư, thời gian cho thực tập và cũng là cơ sở cho việc đổi mới phương pháp dạy học trong toàn trường.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY THỰC HÀNH TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ SƠN TÂY TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 75 -81 )

×