- Căn cứ vào các mục tiêu đào tạo và nội dung dạy học
Bất cứ lĩnh vực nào, KTĐG cũng giữ một vai trò hết sức quan trọng.Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, do tính phức tạp của việc hình thành tri thức kỹ năng, kỹ xảo nhân cách người học, KTĐG lại càng quan trọng, nó giúp nhà giáo dục biết được diễn biến quá trình hình thành tri thức, kỹ năng và mức độ của nó ở mỗi thời điểm của quá trình đào tạo để đánh giá và có cách tác động giáo dục, dạy học hiệu quả nhất.
KTĐG là so sánh đối chiếu kết quả học tập của học viên với mục tiêu đào tạo, nên việc KTĐG tất yếu phải căn cứ vào mục tiêu đào tạo của nhà trường và môn học cụ thể.
Nhà giáo dục B.B.LOOM đã chú ý phân tích mục tiêu thành 3 mặt: kiến thức, kỹ năng thực hành và thái độ, đồng thời ở mỗi mặt đó lại có những mức độ khác
28
nhau, về tri thức thì có 6 mức độ nhận biết: Biết, hiểu, ứng dụng, phân tích tổng hợp, đánh giá. Trong KTĐG cần chú ý ở các mức độ đó để xây dựng tiêu chí kiểm tra.
- Căn cứ vào mục đích cụ thể của KTĐG
+ Xác định mức độ nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Đây là yêu cầu rõ ràng nhất cần đạt được ở mỗi học sinh.
+ Thúc đẩy động cơ học tập của học sinh. + Làm căn cứ để điều chỉnh việc dạy.
+ Phân loại các cấp giấy chứng nhận cho học sinh. - Căn cứ vào trình độ học sinh.
Trình độ của người học viên và mục tiêu đào tạo có sự tương quan. Do đó, ngoài việc căn cứ vào mục tiêu đào tạo, dạy học chúng ta cần căn cứ vào trình độ học viên khi thực hiện việc kiểm tra. Khi đối tượng đầu vào tương đối thống nhất về độ tuổi thì trình độ của họ là căn cứ quan trọng để xác định mức độ của bài kiểm tra. Điều đó còn liên quan đến điều kiện và Phương tiện của người học tập của người học như: trình độ giáo viên, chất lượng thư viện, các phương tiện dạy học, điều kiện ăn ở, phong trào học tập của trường…để dẫn đến trình độ cụ thể của học viên. Nhà trường và đội ngũ giáo viên cần xác định mức độ trung bình chung cho mọi đối tượng học viên để định ra tiêu chí và chuẩn đánh giá cho phù hợp theo nguyên tắc vừa sức và đảm bảo sự phát triển.
- Căn cứ vào điều kiện phương tiện KTĐG
Về lý luận các nhà giáo dục đưa ra nhiều hình thức KTĐG khác nhau khi vận dụng chung vào KTĐG phải tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể của nhà trường như: thời gian dành cho kiểm tra, các phương tiện máy móc cần thiết, số lượng các đề thi hiện có, số và chất lượng và tài liệu tham khảo.