a) Tăng trƣởng kinh tế
Thành phố Bạc Liêu có tốc độ đô thị hóa nhanh, không gian đô thị đƣợc mở rộng, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đƣợc đầu tƣ nâng cấp đáng kể. GDP bình quân đầu ngƣời năm 2012 đạt 2095 USD bằng 1,52 GDP lần so với thu nhập bình quân đầu ngƣời trên cả nƣớc.Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của thành phố Bạc Liêu năm 2012 vẫn đƣợc duy trì ở mức cao và ổn định 13,5%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Các ngành dịch vụ - công nghiệp, xây dựng – nông, ngƣ nghiệp đều đạt mức tăng trƣởng cao.
Năm 2013, tình hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố Bạc Liêu tiếp tục phát triển với tổng giá trị đạt 453,2 tỷ đồng, tăng 17,8%; thƣơng mại, dịch vụ ƣớc đạt trên 2.672 tỷ đồng, tăng 21,5% so với cùng kỳ. Lĩnh vực nông nghiệp ổn định với diện tích xuống giống lúa hè thu đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch năm; thu hoạch rau, màu đạt bình quân 12 tấn/ha, tổng sản lƣợng 20.236 tấn.
b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của thành phố trong những năm qua chuyển dịch hợp lý theo hƣớng tăng tỷ trọng các ngành thƣơng mại, dịch vụ, công nghiệp và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Bên cạnh cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu theo khu vực đang từng bƣớc hình thành và phát triển theo định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Các vùng Bắc, Nam quốc lộ 1A và vùng đất ven biển đã và đang đƣợc đầu tƣ theo các chƣơng trình dự án trọng điểm nhƣ nhà máy Phong điện tại xã Vĩnh Trạch Đông, khu công nghiệp Trà Kha tại phƣờng 8 đã góp phần phân bổ lại lao động để phát huy tốt hơn các thế mạnh nội lực của thành phố.
Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của thành phố thay đổi khá đều theo hƣớng tích cực ở cả ba khu vực kinh tế cho thấy sự chuyển dịch là đúng hƣớng, phù hợp với xu hƣớng công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh, của cả nƣớc và phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội. Tỷ trọng khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng tăng khá nhanh và ngày càng chiếm ƣu thế trong tổng giá trị sản xuất của thành phố cùng với đó cơ sở hạ tầng nông thôn đã đƣợc cải thiện, đặc biệt là giao thông, giáo dục, y tế, bƣu chính viễn thông đã giúp cho thành phố Bạc Liêu phát triển trở thành một thành phố hiện đại trong tƣơng lai không xa.
Tuy nhiên sự tăng trƣởng của khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng vẫn còn chậm và chƣa ổn định. Các nhóm ngành kinh tế cần phải đƣợc sắp xếp lại để dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản phát huy thế mạnh theo định hƣớng phát triển bền vững và bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Diện tích nuôi trồng thủy sản đƣợc các hộ dân đầu tƣ với 2.623 ha, giảm 27,6%, sản lƣợng đạt 4.700 tấn, đạt 38,9% kế hoạch năm; tổng sản lƣợng khai thác thủy sản trên 6.358 tấn, giảm 29% so với cùng kỳ.
Cùng với cả nƣớc, trong những năm qua, tỉnh Bạc Liêu nói chung và thành phố Bạc Liêu nói riêng có tốc độ tăng trƣởng kinh tế khá cao.
c) Dân số và thu nhập
Dân số của thành phố Bạc Liêu là 153.006 ngƣời (trong đó nam có 76.120 ngƣời và nữ có 76.886 ngƣời), chiếm 17,36% dân số của tỉnh, mật độ dân số đạt 874 ngƣời/km2. Cơ cấu dân cƣ thành thị - nông thôn nhƣ sau: dân cƣ thành thị có 115.011 ngƣời, chiếm tỷ lệ 75,16% và dân cƣ nông thôn có 37.995 ngƣời, chiếm
24.84%. Tốc độ tăng dân số của thành phố Bạc Liêu giảm qua các năm, năm 2005 là 1,22% đến năm 2013 giảm xuống còn 1,04%. Tỷ suất sinh giảm từ 22,3% (năm 2003) xuống còn 15,1%o (năm 2013). Kết quả đạt đƣợc này là do thành phố đã thực hiện tốt chƣơng trình dân số kế hoạch hoá gia đình, vận động viên mỗi gia đình chỉ sinh một đến hai con.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống của ngƣời dân từng bƣớc đƣợc nâng lên, công việc trở nên đa ngành đa nghề hơn những năm trƣớc. Thu nhập bình quân đầu ngƣời trongnăm 2013là 2,624 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên vẫn còn có sự chênh lệch khá lớn giữa đô thị và nông thôn.
d) Giáo dục và đào tạo
Ngành giáo dục và đào tạo đã khắc phục khó khăn hạn chế và đạt đƣợc những thành tựu quan trọng. Đạt các chỉ tiêu về quy mô, chất lƣợng giáo dục, các ngành học, cấp học; tỷ lệ học sinh bỏ học giảm. Công tác xã hội hoá giáo dục đạt đƣợc những tiến bộ nhất định, bƣớc đầu huy động đƣợc toàn xã hội quan tâm công tác giáo dục.
Trên địa bàn thành phố Bạc Liêu năm 2013 có 31 trƣờng học với 628 lớp trong đó: cấp học mầm non có 15 trƣờng với 141 lớp học; cấp tiểu học có 19 trƣờng với 361 lớp học; cấp trung học cơ sở có 8 trƣờng với 159 lớp học và cấp trung học phổ thông có 4 trƣờng với 108 lớp học. Nhìn chung, mạng lƣới trƣờng lớp đang dần đƣợc ổn định và phát triển hơn các năm trƣớc, 100% số xã phƣờng đã phổ cập giáo dục tiểu học.
e) Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng
Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng cho đồng bào các dân tộc trong thành phố không ngừng đƣợc củng cố và phát triển, từng bƣớc khắc phục tình trạng xuống cấp về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ y tế đƣợc tăng cƣờng.
Trên địa bàn thành phố có 2 bệnh viện với 650 giƣờng bệnh, 1 phòng khám đa khoa khu vực có 25 giƣờng bệnh, 1 nhà hộ sinh khu vực có 13 giƣờng bệnh, 10/10 phƣờng, xã đã có trạm y với tổng số 36 giƣờng. Tổng số giƣờng bệnh hiện có trên địa bàn thành phố là 688 giƣờng. Mạng lƣới y tế cơ sở đƣợc củng cố, có 10/10 trạm y tế xã, phƣờng đạt chuẩn quốc gia về y tế. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, y đức của đội ngũ y, bác sỹ đã đƣợc nâng lên đáng kể. Song song với
việc tăng cƣờng đội ngũ y bác sỹ thì chất lƣợng khám chữa bệnh đƣợc nâng lên. Mặt khác các cơ sở hành nghề y tế tƣ nhân đã góp phần đáng kể trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Nhìn chung, trong những năm qua công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng đã đƣợc ngành y tế của thành phố thực hiện khá tốt. Đã tổ chức tuyên truyền và thực hiện đầy đủ các chƣơng trình mục tiêu quốc gia về y tế, dân số, gia đình và trẻ em và đã chú trọng đầu tƣ về trang thiết bị cho các cơ sở y tế. Tuy nhiên công tác y tế vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, số giƣờng bệnh thƣờng bị quá tải, thƣờng xuyên phải kê thêm giƣờng hoặc chung giƣờng để điều trị.
f) Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
Đƣợc sự quan tâm đầu tƣ của trung ƣơng và tỉnh, hệ thống giao thông của thành phố trong những năm qua đƣợc cải thiện đáng kể.
- Giao thông đƣờng bộ: mạng lƣới giao thông đƣờng bộ của thành phố có tổng chiều dài 189,08 km, trong đó có 135,2 km đƣờng nhựa bê tông, 45,0 km đƣờng cấp phối và 8,88 km đƣờng đất. Tuyến đƣờng tránh quốc lộ 1A chạy qua địa bàn thành phố.
Hệ thống giao thông phát triển đồng bộ. Vận tải hàng hóa trong và ngoài thành phố đƣợc đảm bảo thuận lợi và thông suốt. Giao thông trong nội thành đang đƣợc chú trọng đầu tƣ cải tạo, nhiều tuyến đƣờng cũ đã và đang đƣợc mở rộng nhƣ đƣờng Hùng Vƣơng, Trần Phú, Cao Văn Lầu, Trần Huỳnh,… Mặt khác giao thông nông thôn của thành phố Bạc Liêu đang đƣợc đầu tƣ phát triển do đƣợc tỉnh hỗ trợ về vốn và huy động nhân dân đóng góp. Hàng năm thành phố xây dựng đƣợc hàng chục km đƣờng nông thôn các loại.
- Giao thông đƣờng thuỷ: theo hƣớng liên kết với đƣờng bộ, tạo điều kiện phát triển thủy, bộ kết hợp. Mạng lƣới giao thông đƣờng thủy trên địa bàn thành phố Bạc Liêu chủ yếu là sông và các kênh rạch vừa và nhỏ, đặc biệt là kênh Cà Mau - Bạc Liêu đƣợc xem là tuyến huyết mạch phục vụ vận chuyển hàng hòa bằng đƣờng thủy. Trong những năm gần đây, hệ thống giao thông đƣờng thủy của thành phố hàng năm đều đƣợc đầu tƣ và xây dựng, đáp ứng đƣợc nhu vận chuyển bằng đƣờng thủy của ngƣời dân trong thành phố và của tỉnh. Cùng với sự phát triển của hệ thống giao thông đƣờng thủy là phát triển các bến tàu vừa và nhỏ trên các tuyến
kênh đáp ứng đƣợc nhu cầu vận chuyển hàng hòa và di chuyển của ngƣời dân. Một số tuyến sông, kênh chính phục vụ giao thông đƣờng thủy của thành phố nhƣ sau:
+ Kênh Bạc Liêu - Cà Mau, chạy dọc thành phố Bạc Liêu với chiều dài 15 km, rộng 30 - 40 m, sâu 2 - 2,5 m, chiều rộng và độ sâu này đủ khả năng để thuyền ghe có tải trọng lớn lƣu thông.
+ Kênh 30/4, rộng 35 m, sâu 2,5 m, dài 10 km, thông ra biển Đông tại cửa Nhà Mát, đây là khu vực hậu cần rất quan trọng cho việc đánh bắt thủy hải sản, đủ điều kiện để lƣu thông tàu có trọng tải lớn trong vận chuyển hàng hóa và tránh bão; giúp chia sẻ không gian vận tải thủy trên địa bàn thành phố, đồng thời là trục giao thông thủy kết nối kênh trục Bạc Liêu - Cà Mau với tuyến kênh Trƣờng Sơn nối các tuyến đƣờng thủy ở vùng ven biển với thành phố.
+ Kênh đê Trƣờng Sơn: chạy dọc theo tuyến Giồng Nhãn - Gành Hào, đoạn qua thành phố dài 13,6 km, rộng 30 - 40 m, sâu 1 - 2,5 m đƣợc nối với kênh 30/4, đây là tuyến đƣờng thủy quan trọng để vận chuyển hàng hóa từ vùng ven phía Nam thành phố ra các kênh trục chính và ngƣợc lại.
Công tác thủy lợi có tầm quan trọng đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp, vận chuyển hàng hóa, dịch vụ đóng góp đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Các công trình thủy lợi đảm bảo cấp thoát nƣớc sinh hoạt cho thành phố và vùng nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp. Xây dựng đồng bộ các công trình thủy lợi cho từng khu vực, đáp ứng yêu cầu sản xuất, bảo vệ môi trƣờng và phòng chống lũ lụt. Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng thủy lợi với giao thông và bố trí dân cƣ, đảm bảo các điều kiện cần thiết để phát triển đa dạng hóa các mô hình sản xuất, kể cả trong nông nghiệp và thủy sản.