Đặc điểm tự nhiên và phát triển kinh tế xã hội thành phố Bạc Liêu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp cho công tác xây dựng, hoàn thiện bảng giá đất ở tại thành phố bạc liêu tỉnh bạc liêu (Trang 35)

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ vị trí thành phố Bạc Liêu

Thành phố Bạc Liêu là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá và là thủ phủ của tỉnh Bạc Liêu, nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và tiểu vùng Bán đảo Cà Mau, có 10 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 phƣờng và 3 xã. Thành phố Bạc Liêu cách thành phố Hồ Chí Minh 280 km và thành phố Cần Thơ 110 km về phía Nam, cách thành phố Cà Mau 67 km về phía Bắc. Diện tích thành phố quản lý bao

gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông có diện tích là 17.525,88 ha, trong đó diện tích tự nhiên phần đất liền là 15.430,50 ha nằm trong giới hạn tọa độ địa lý từ 9°12'55'' đến 9°20'50'' vĩ độ Bắc và từ 105°40'30'' đến 105°46'30'' kinh độ Đông.

- Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Vĩnh Lợi; - Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Hoà Bình; - Phía Nam và Đông Nam giáp biển Đông;

- Phía Đông giáp huyện Vĩnh Châu của tỉnh Sóc Trăng.

Địa bàn thành phố khá thuận lợi để phát triển giao thông thủy, bộ kết hợp. Trong những năm tới, khi tuyến đƣờng quốc lộ Nam sông Hậu nối với quốc lộ 1A tại thành phố Bạc Liêu và tuyến đƣờng Cầu Sập - Ninh Qƣới - Ngan Dừa nối với quốc lộ 63 giáp với tỉnh Kiên Giang đƣợc hoàn thành, thành phố Bạc Liêu sẽ trở thành giao điểm của nhiều tuyến giao thông quan trọng.

Bờ biển dài 12,5 km, có cửa biển Nhà Mát thông ra biển thuận lợi cho xây dựng cảng cá và trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá, kết hợp với phát triển vận tải đƣờng thủy, cảng, du lịch vùng ven biển quan trọng ở khu vực bán đảo Cà Mau. Địa thế giáp Biển Đông, có bờ biển khá dài với hàng trăm km2 ngƣ trƣờng và một vùng nƣớc mặn, lợ ven bờ cho thấy thành phố Bạc Liêu có tiềm năng lớn về nuôi trồng thuỷ sản.

Những đặc điểm về vị trí địa lý nói trên là điều kiện thuận lợi để thành phố có thể thu hút đƣợc nhiều nguồn lực cho đầu tƣ phát triển. Đặc biệt khi cầu Bạc Liêu 2, 3 và các cụm công nghiệp đƣợc xây dựng, các dự án tạo vốn từ quỹ đất để xây dựng kết cấu hạ tầng đƣợc đẩy mạnh, các khu đô thị mới sẽ đƣợc mở rộng nhanh về phía Nam khu trung tâm hành chính thành phố (về phía biển). Đó là xu hƣớng hợp lý về tổ chức không gian, song cũng phải tính toán và cân nhắc kỹ lƣỡng đến vấn đề nƣớc biển dâng trong quy hoạch phát triển.

b) Địa hình, địa mạo

Địa hình của thành phố Bạc Liêu tƣơng đối bằng phẳng và thấp, hƣớng nghiêng chính từ Tây Bắc xuống Đông Nam, cao độ trung bình khoảng 0,2 đến 0,8 m, độ dốc trung bình 1 - 1,5 cm/km. Trên địa bàn thành phố có nhiều ao, hồ, khu vực đất ruộng và đầm nuôi tôm có nhiều mƣơng rạch chia cắt, địa hình tuy thuận lợi

cho thoát nƣớc nhƣng lại khó khăn trong xây dựng cơ bản. Nhìn chung thành phố Bạc Liêu có hai dạng địa hình chính chia thành hai khu vực nhƣ sau:

- Khu vực phía Bắc quốc lộ 1A địa hình thấp (cao trung bình 0,2 - 0,3 m). Dạng địa hình nhƣ trên rất thuận lợi trong việc tận dụng nƣớc thủy triều để tiêu thoát nƣớc, nhƣng cũng tạo thành những vùng trũng đọng nƣớc chua phèn gây khó khăn cho canh tác nông nghiệp.

- Khu vực phía Nam quốc lộ 1A có địa hình cao hơn (cao trình 0,4 - 0,8 m), do có những giồng cát biển không liên tục tạo nên khu vực có địa hình cao ven biển hƣớng nghiêng thấp dần từ biển vào nội địa.

Nhìn chung, đặc điểm địa hình của thành phố khá bằng phẳng, độ nghiêng thấp, nên thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

c) Khí hậu

Đặc điểm khí hậu thành phố Bạc Liêu mang đặc thù chung của khí hậu gió mùa cận xích đạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long và những đặc trƣng riêng khu vực Bán đảo Cà Mau. Các yếu tố khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt trong năm là mùa mƣa và mùa khô.

Nhiệt độ bình quân cao đều trong năm, trung bình là 26,6°C. Nhiệt độ trung bình cao nhất là 29,8°C và thấp nhất là 24,9°C. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa khô là 26 - 28°C, các tháng mùa mƣa là 24 - 26°C. Biên độ nhiệt giữa các tháng không đáng kể, chỉ từ 1 - 2°C, nhƣng biên độ nhiệt giữa ngày và đêm khá lớn (mùa khô từ 8 - 10°C, mùa mƣa từ 6 - 7°C), yếu tố nhiệt độ này thuận lợi cho cây trồng sinh trƣởng và phát triển.

Chế độ mƣa chia theo mùa rõ rệt, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11 với lƣợng mƣa chiếm tới 90% lƣợng mƣa cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lƣợng mƣa trung bình năm là 1874,4 mm, phân bố không đều theo thời gian ngay cả trong các tháng của mùa mƣa, lƣợng mƣa tập trung chủ yếu ở các tháng 8 - 10 với lƣợng mƣa từ 235 đến 260 mm, có tháng mƣa trên 265 mm. Số ngày mƣa trung bình khoảng 110 - 120 ngày/năm. Lƣợng mƣa đáp ứng nhu cầu nƣớc cho sản xuất nông nghiệp và một phần cho sinh hoạt, tuy nhiên lƣợng mƣa tập trung lớn, kéo dài cũng làm giảm độ mặn ảnh hƣởng xấu đến vùng nuôi tôm, giảm tiến độ đầu tƣ xây dựng cơ bản, tăng chi phí đầu tƣ xây dựng.

Số giờ nắng trung bình là 6,6 giờ/ngày, độ ẩm trung bình đạt 85,0%. Tổng tích ôn từ 9.750°C đến 9.850°C, thời gian chiếu sáng kéo dài bình quân 2.202 giờ/năm, tổng lƣợng bức xạ trung bình năm khoảng 4,46 kcal/cm2/năm. Lƣợng nƣớc bốc hơi trung bình hàng năm là 1.233 mm, các tháng có lƣợng bốc hơi lớn nhất là các tháng mùa khô (694 mm, bằng 56% lƣợng bốc hơi cả năm). Độ ẩm không khí trung bình đạt 85% và trong các tháng mùa khô 79 - 80%.

Trong năm thƣờng xuất hiện 3 hƣớng gió chính, tốc độ gió bình quân đạt khoảng 3 - 3,5 m/s, mùa khô có gió mạnh đạt 8 - 9 m/s. Gió Đông Nam khô và nóng thƣờng xuất hiện từ tháng 01 đến tháng 4; gió Tây Nam thổi từ biển vào mang theo nhiều hơi nƣớc thƣờng xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10; còn gió Đông Bắc khô và lạnh thƣờng xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 12.

d) Thuỷ văn

Chế độ thuỷ văn của thành phố có liên quan chặt chẽ với chế độ mƣa, gió, đặc điểm địa hình và thuỷ triều, trong đó có một số đặc điểm cần chú ý nhƣ sau:

- Thuỷ triều: thành phố Bạc Liêu nằm trong vùng chịu ảnh hƣởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông (biên độ triều khoảng 2,8 - 2,9 m). Từ khi hoàn thành các cống ngăn mặn dọc theo quốc lộ 1A, do quy mô diện tích truyền triều bị thu hẹp, mức ngập triều ở vùng Nam quốc lộ 1A nói chung và thành phố Bạc Liêu nói riêng cao hơn trƣớc, tạo thuận lợi cho việc dẫn nƣớc mặn vào các khu vực nuôi tôm, làm muối. Lƣợng phù sa khá cao làm cho hệ thống kênh rạch và các vùng nuôi tôm bị bồi lắng nhanh, vì vậy công tác chủ động điều tiết thủy lợi gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian tới, để giải quyết việc cung cấp và tiêu thoát nƣớc tốt cho nuôi trồng thuỷ sản, thành phố cần quan tâm đầu tƣ nạo vét hệ thống thuỷ nông và đê bao hoàn chỉnh để chủ động điều tiết nguồn nƣớc, phục vụ tốt cho canh tác và nuôi trồng thủy, hải sản.

- Tình trạng xâm nhập mặn: xâm nhập mặn do tác động trực tiếp của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông. Trong những năm gần đây, do hệ thống đê và cống ngăn mặn khá hoàn chỉnh dọc theo quốc lộ 1A và sông Bạc Liêu nên tình trạng xâm nhập mặn đã giảm đáng kể ở khu vực phía Bắc. Hiện nay, khả năng điều tiết nguồn nƣớc mặn - ngọt đang từng bƣớc đƣợc cải thiện để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản trên cả hai vùng phía Bắc và Nam quốc lộ 1A,

kênh Bạc Liêu - Cà Mau theo hƣớng quy hoạch chuyển đổi sản xuất trên địa bàn toàn tỉnh (gồm cả thành phố Bạc Liêu).

e) Tài nguyên đất

Các nghiên cứu về tài nguyên đất trƣớc đây đƣợc thực hiện trên địa bàn thành phố Bạc Liêu bao gồm:

- Đánh giá khả năng thích nghi đất đai do Phân Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp thực hiện năm 1999;

- Điều tra, lấy mẫu phân tích bổ sung nhằm đánh giá lại tài nguyên đất đai của thành phố, đƣợc Hội Khoa học đất Việt Nam thực hiện năm 1991. Căn cứ vào kết quả có đƣợc cho thấy, tài nguyên đất trên địa bàn thành phố Bạc Liêu có 3 nhóm chính với 8 loại đất nhƣ sau:

Bảng 2.1: Các nhóm đất chính trên địa bàn thành phố Bạc Liêu

STT Loại đất Diện tích

điều tra (ha)

Tỷ lệ (%) (so với DTTN)

a+b Tổng diện tích tự nhiên 15.430,50 100

A Diện tích điều tra 14.004 90,76

1 Nhóm đất cát C 1.555 10,08 1.1 Đất cát giồng Cz 363 2,35 1.2 Đất cát biển C 1.192 7,73 2 Nhóm đất mặn M 9.606 62,25 2.1 Đất mặn nặng Mn 1.738 11,27 2.2 Đất mặn trung bình M 733 4,75 2.3 Đất mặn ít Mi 7.135 46,24 3 Nhóm đất phèn Sp 2.843 18,43 3.1 Đất phèn tiềm tàng Sp 777 5,04 3.2 Đất phèn hoạt động Sj 1.542 9,99 3.3 Đất phèn bị thủy phân Sr 524 3,40

B Diện tích không điều tra 1.426,5 9,24

f) Môi trƣờng

Thành phố Bạc Liêu hiện đang trên đà phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, đồng thời sẽ có tốc độ đô thị hoá mạnh trong thời gian tới. Môi trƣờng đất, nƣớc, không khí đã có dấu hiệu bị ảnh hƣởng, chất lƣợng nƣớc mặt trên kênh rạch tại địa bàn đã giảm sút, bị nhiễm bẩn do rác thải, nƣớc xả từ vuông tôm và độ lƣu thoát nƣớc kém. Trên địa bàn có nhiều vùng nhạy cảm đối với môi trƣờng nhƣ vùng nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp, vùng ven biển và cửa sông, khu công nghiệp, các khu đô thị..., do đó vấn đề quản lý môi trƣờng là hết sức quan trọng. Trong những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát và đề ra các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trƣờng đã đƣợc chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện, song kết quả đạt đƣợc còn rất nhỏ bé so với yêu cầu đặt ra.

Rác thải đô thị đƣợc tổ chức thu gom và vận chuyển tập trung về bãi rác cầu Xáng (phƣờng 1), tỷ lệ thu gom đạt 60 - 65% lƣợng rác thải hàng ngày, tuy nhiên bãi rác này hiện đang quá tải, rác không đƣợc phân loại, chỉ thực hiện sát khuẩn rồi chôn lấp nên môi trƣờng xung quanh khu vực này bị ô nhiễm nặng. Ở khu vực ngoại ô, các hộ gia đình tự chôn lấp hoặc xả rác trực tiếp xuống kênh rạch hoặc mặt đất, nhiều hộ gia đình chƣa có hố xí hợp vệ sinh. Bãi tập trung và xử lý rác của tỉnh (ấp Tân Tạo, xã Châu Hƣng, huyện Vĩnh Lợi) còn đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ (từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Öc).

Dự án xây dựng mạng lƣới trạm quan trắc môi trƣờng có thời gian chuẩn bị đầu tƣ kéo dài, cơ sở vật chất, phƣơng tiện, trang thiết bị phục vụ quản lý môi trƣờng chƣa đƣợc tăng cƣờng, đội ngũ cán bộ có chuyên môn kỹ thuật về môi trƣờng còn thiếu và yếu.

Những diễn biến xấu về môi trƣờng hiện nay đang tạo ra nhiều vấn đề bức xúc cả ở khu vực đô thị và nông thôn. Hệ thống thoát nƣớc thành phố chƣa đƣợc xây dựng kịp thời, mƣa lớn và triều cƣờng gây ngập úng, ô nhiễm nhiều khu dân cƣ trong khu vực nội ô. Lƣợng rác thải chƣa đƣợc xử lý còn khá lớn, vùng dân cƣ xung quanh bãi rác bị ô nhiễm nặng.

Việc quản lý nguồn nƣớc ở vùng nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp chƣa chặt chẽ, từng hộ gia đình trong vùng nuôi tôm chƣa bố trí diện tích đất theo tỉ lệ thích hợp để chứa chất thải và tự xử lý môi trƣờng ngay trong phạm vi hộ. Nguồn

lợi thủy sản vùng ven biển và cửa sông tiếp tục suy giảm, cần thực hiện tốt quy hoạch khai thác sử dụng và bảo vệ vùng đất bãi bồi ven biển.

Hiện tại, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, sự phát triển các ngành công nghiệp –tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ du lịch, giao thông vận tải... đang trở nên mạnh mẽ. Kèm theo đó là sự phát sinh các vấn đề về vệ sinh môi trƣờng nhƣ rác thải, hệ thống tiêu thoát nƣớc khu dân cƣ,... Do vậy, thành phố Bạc Liêu cần quan tâm hơn nữa tới công tác phòng tránh ô nhiễm môi trƣờng, có kế hoạch đầu tƣ giữ gìn và bảo vệ cảnh quan, môi trƣờng tự nhiên.

Nhìn chung, công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng tại thành phố Bạc Liêu còn nhiều mặt hạn chế, nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng chƣa trở thành ý thức tự giác của toàn dân, hoạt động chƣa thƣờng xuyên mà chủ yếu thực hiện theo phong trào. Bộ máy tổ chức và lực lƣợng lao động làm công tác vệ sinh môi trƣờng chƣa đủ mạnh. Nguồn vốn đầu tƣ cho công tác vệ sinh môi trƣờng còn quá thấp so với yêu cầu, nhất là hệ thống đƣờng ống thoát nƣớc bẩn còn rất thiếu.

2.1.2. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội thành phố Bạc Liêu a) Tăng trƣởng kinh tế a) Tăng trƣởng kinh tế

Thành phố Bạc Liêu có tốc độ đô thị hóa nhanh, không gian đô thị đƣợc mở rộng, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đƣợc đầu tƣ nâng cấp đáng kể. GDP bình quân đầu ngƣời năm 2012 đạt 2095 USD bằng 1,52 GDP lần so với thu nhập bình quân đầu ngƣời trên cả nƣớc.Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của thành phố Bạc Liêu năm 2012 vẫn đƣợc duy trì ở mức cao và ổn định 13,5%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Các ngành dịch vụ - công nghiệp, xây dựng – nông, ngƣ nghiệp đều đạt mức tăng trƣởng cao.

Năm 2013, tình hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố Bạc Liêu tiếp tục phát triển với tổng giá trị đạt 453,2 tỷ đồng, tăng 17,8%; thƣơng mại, dịch vụ ƣớc đạt trên 2.672 tỷ đồng, tăng 21,5% so với cùng kỳ. Lĩnh vực nông nghiệp ổn định với diện tích xuống giống lúa hè thu đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch năm; thu hoạch rau, màu đạt bình quân 12 tấn/ha, tổng sản lƣợng 20.236 tấn.

b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của thành phố trong những năm qua chuyển dịch hợp lý theo hƣớng tăng tỷ trọng các ngành thƣơng mại, dịch vụ, công nghiệp và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Bên cạnh cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu theo khu vực đang từng bƣớc hình thành và phát triển theo định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Các vùng Bắc, Nam quốc lộ 1A và vùng đất ven biển đã và đang đƣợc đầu tƣ theo các chƣơng trình dự án trọng điểm nhƣ nhà máy Phong điện tại xã Vĩnh Trạch Đông, khu công nghiệp Trà Kha tại phƣờng 8 đã góp phần phân bổ lại lao động để phát huy tốt hơn các thế mạnh nội lực của thành phố.

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của thành phố thay đổi khá đều theo hƣớng tích cực ở cả ba khu vực kinh tế cho thấy sự chuyển dịch là đúng hƣớng, phù hợp với xu hƣớng công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh, của cả nƣớc và phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội. Tỷ trọng khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng tăng khá nhanh và ngày càng chiếm ƣu thế trong tổng giá trị sản xuất của thành phố cùng với đó cơ sở hạ tầng nông thôn đã đƣợc cải thiện, đặc biệt là giao thông, giáo dục, y tế, bƣu chính viễn thông đã giúp cho thành phố Bạc Liêu phát triển trở thành một thành phố hiện đại trong tƣơng lai không xa.

Tuy nhiên sự tăng trƣởng của khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng vẫn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp cho công tác xây dựng, hoàn thiện bảng giá đất ở tại thành phố bạc liêu tỉnh bạc liêu (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)