Biến động các loại đất huyện Tam Đảo giai đoạn 2005 2010

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 62)

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI

2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

2.2.2 Biến động các loại đất huyện Tam Đảo giai đoạn 2005 2010

2.2.2.1 Biến động tổng diện tích tự nhiên

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của huyện là 23.587,62 ha, tăng lên 14,52 ha so năm 2005 (23.573,10 ha). Nguyên nhân chính của việc diện tích đất tăng lên là do số liệu thống kê, kiểm kê các loại đất giữa các năm dựa trên các tài liệu đo đạc với mức độ đầy đủ và độ chính xác là khác nhau nên có sự chênh lệch nhất định.

2.2.2.2 Biến động các loại đất chính a. Đất nông nghiệp

Năm 2010, huyện có 18.968,85 ha, giảm 601,03 ha so với năm 2005 (19.569,88 ha). Trong đó bao gồm các loại đất chính sau:

- Đất trồng lúa: 2.577,24 ha, giảm 261,94 ha so với năm 2005 (2.839,18 ha). Diện tích đất giảm do chuyển sang sử dụng vào mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng nhƣ giao thông, giáo dục - đào tạo, nhà ở,…

- Đất trồng cây lâu năm: 1.192,10 ha, giảm 12,16 ha so với năm 2005 (1.204,26 ha). Diện tích đất giảm do chuyển sang sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, đất ở và một số mục đích công cộng,…

- Đất rừng phòng hộ: 537,66 ha, giảm 109,40 ha so với năm 2005 (647,06 ha). - Đất rừng đặc dụng: 12.328,41 ha, giảm 93,09 ha so với năm 2005 (12.421,50 ha).

- Đất rừng sản xuất: 1.748,07 ha, giảm 5,58 ha so với năm 2005 (1.753,65 ha). Diện tích đất giảm do chuyển sang mục đích đất ở và một số mục đích công cộng nhƣ giao thông, thủy lợi, năng lƣợng truyền thông,...

- Đất nuôi trồng thủy sản: 28,00 ha, giảm 2,99 ha so với năm 2005 (30,99 ha). Diện tích đất giảm do chuyển sang sử dụng vào mục đích giao thông.

58

Bảng 2.12: Tình hình biến động diện tích đất nông nghiệp huyện

Đơn vị tính: ha

STT Chỉ tiêu Diện tích năm2005 năm2010 Diện tích

So sánh Tăng (+), Giảm (-) 1 2 3 4 5 6 = 5 - 4 Tổng DT đất nông nghiệp NNP 19.569,88 18.968,85 -601,03 1 Đất lúa nƣớc DLN 2.839,18 2.577,24 -261,94

2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.204,26 1.192,10 -12,16

3 Đất rừng phòng hộ RPH 647,06 537,66 -109,4

4 Đất rừng đặc dụng RDD 12.421,5 12.328,41 -93,09

5 Đất rừng sản xuất RSX 1.753,65 1.748,07 -5,58

6 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 30,99 28,00 -2,99

Nguồn: Phòng Tài nguyên &Môi trường huyện Tam Đảo

Biểu đồ 2.3: Tình hình biến động diện tích đất nông nghiệp

b. Đất phi nông nghiệp

Năm 2010,có 4.523,68 ha, tăng 640,89 ha so với năm 2005 (3.882,79 ha). Diện tích đất tăng lên do chuyển 601,03 ha đất nông nghiệp sang và khai thác 25,34 ha từ đất chƣa sử dụng. Trong đó có sự biến động một số loại đất sau:

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 Đất lúa nước Đất trồng cây lâu năm Đất rừng phòng hộ Đất rừng đặc dụng Đất rừng sản xuất Đất nuôi trồng thủy sản Diện tích năm 2005 Diện tích năm 2010

59

- Đất trụ sở cơ quan và công trình sự nghiệp: 21,44 ha, tăng 4,48 ha so với năm 2005 (16,96 ha).

- Đất quốc phòng: 361,48 ha, tăng 156,07 ha so với năm 2005 (204,76 ha). Diện tích đất tăng lên là do xây dựng mới và mở rộng một số khu vực phòng thủ, đất tập quân sự,... trên địa bàn huyện.

- Đất an ninh: 295,26ha, tăng 19,75 ha so với năm 2005 (275,91 ha). Diện tích đất tăng lên là do xây dựng mới và mở rộng một số trụ sở công an,... trên địa bàn huyện.

- Đất cho hoạt động khoáng sản: 13,79 ha, tăng 3,09 ha so với năm 2005 (10,70 ha).

- Đất di tích danh thắng: 94,27 ha, tăng 92,2 ha so với năm 2005 (2,07 ha). Diện tích tăng là do xây dựng, mở rộng một số các di tích danh thắng đƣợc Nhà nƣớc công nhận trên địa bàn huyện.

- Đất tôn giáo, tín ngƣỡng: 55,01 ha, tăng 43,95 ha so với năm 2005 (11,06 ha). Diện tích tăng do xây dựng các đền, đình, miếu phục vụ nhu cầu tôn giáo, tín ngƣỡng của ngƣời dân trên địa bàn huyện.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 90,64 ha, tăng 0,46 ha so với năm 2005 (90,18 ha).

- Đất phát triển hạ tầng: 1.335,90 ha, tăng 146,47 ha so với năm 2005 (1.189,43 ha). Trong đó:

+ Đất cơ sở văn hóa: 6,28 ha, tăng 4,03 ha so với năm 2005 (2,25 ha). Do xây dựng thêm một số cơ sở văn hóa trên địa bàn các xã, thị trấn trong toàn huyện.

+ Đất cơ sở y tế: 4,27 ha, tăng 2,38 ha so với năm 2005 (1,89 ha). Do xây dựng các trạn y tế, khu khám chữa bệnh,... trong toàn huyện.

+ Đất cơ sở giáo dục - đào tạo: 36,79 ha, tăng 19,92 ha so với năm 2005 (16,87 ha). Do việc xây dựng thêm các trƣờng học nhƣ mẫu giáo, tiểu học, THCS,... trên địa bàn toàn huyện.

+ Đất cơ sở thể dục - thể thao: 99,37 ha, tăng 7,14 ha so với năm 2005 (92,23 ha).

60

+ Đất giao thông: 738,17, tăng 101,7 ha so với năm 2005 (636,47 ha). Diện tích tăng do nhu cầu đi lại, giao lƣu buôn bán và trao đổi hàng hóa giữa các xã, thị trấn trong huyện và với các huyện thị trong toàn tỉnh.

+ Đất thủy lợi: 447,60 ha, tăng 10,02 ha so với năm 2005 (437,58 ha).

+ Đất chuyển dẫn năng lƣợng, truyền thông: 1,17 ha, tăng 0,76 ha so với năm 2005 (0,41 ha).

+ Đất chợ: 2,07 ha, tăng 0,34 ha so với năm 2005 (1,73 ha). Do việc hình thành thêm một số chợ trung tâm xã,…

- Đất ở đô thị: 4,30 ha, diện tích đất không đổi so với năm 2005. * Ngoài ra, còn một số loại đất phi nông nghiệp sau:

- Đất ở nông thôn: 431,99 ha, tăng 27,33 ha so với năm 2005 (404,68 ha). Nguyên nhân là do chuyển đổi từ diện tích đất nông nghiệp sang.

- Đất sản xuất kinh doanh: 151,70 ha, tăng 110,20 ha so với năm 2005 (41,50 ha).

- Đất sản xuất vật liệu xây dựng: 43,94 ha, tăng 39,46 ha so với năm 2005 (4,48 ha).

- Đất có mặt nƣớc chuyên dùng: 1.623,76 ha, giảm 2,82 ha so với năm 2005 (1.626,58 ha). Diện tích đất giảm là do chuyển đổi sang đất giao thông, thủy lợi,…..

* Diện tích đất phi nông nghiệp tăng mạnh trong những năm gần đây tập trung chủ yếu vào các loại đất nhƣ đất phát triển hạ tầng, đất quốc phòng, đất an ninh, đất di tích danh thắng, đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đất ở.... nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng và công trình dân sinh kinh tế.

61

Bảng 2.13: Tình hình biến động sử dụng đất phi nông nghiệp của huyện

Đơn vị: Ha

TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010

So sánh Tăng (+),

Giảm (-)

1 2 3 4 5 6 = 5 - 4

Tổng DT đất phi nông nghiệp PNN 3.882,79 4.523,68 640,89

1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, CTSN CTS 16,96 21,44 4,48

2 Đất quốc phòng CQP 204,76 361,48 156,72

3 Đất an ninh CAN 275,91 295,26 19,75

4 Đất khu công nghiệp SKK - - -

5 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 10,70 13,79 3,09

6 Đất di tích danh thắng DDT 2,07 94,27 92,20

7 Đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại DRH - - - 8 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng TTN 11,06 55,01 43,95 9 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 90,18 90,64 0,46 10 Đất phát triển hạ tầng DHT 1.189,43 1.335,90 146,47

Trong đó:

Đất cơ sở văn hóa DVH 2,25 6,28 4,03 Đất cơ sở y tế DYT 1,89 4,45 2,56 Đất cơ sở giáo dục – đào tạo DGD 16,87 36,79 19,92 Đất cơ sở thể dục – thể thao DTT 92,23 99,37 7,14

11 Đất ở tại đô thị ODT 4,30 4,30 0

Nguồn: Phòng Tài nguyên &Môi trường huyện Tam Đảo c. Đất đô thị

Năm 2010, có 214,87 ha, diện tích đất này chƣa thay đổi so với năm 2005 (214,87 ha). Trong tƣơng lai, để phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và huyện nói riêng, quá trình đô thị hóa ngày một tăng lên mạnh hơn. Huyện sẽ xây dựng xã Hợp Châu thành đô thị Hợp Châu trở thành trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của huyện và thị trấn Tây Thiên nhằm góp phần phù hợp với tốc độ đô thị hóa của tỉnh.

62

Năm 2010,có12.328,41 ha, giảm 93,09 ha so với năm 2005 (12.421,50 ha). Trong thời gian tới trƣớc áp lực của các ngành về nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích nhƣ đất lâm nghiệp nói riêng và đất nông nghiệp nói chung cần có kế hoạch sử dụng và phân bổ hợp lý để phát triển kinh tế, nhằm ổn định diện tích đất khu bảo tồn thiên nhiên đảm bảo môi trƣờng sinh thái.

e. Đất chưa sử dụng

Năm 2010, có 95,09ha, giảm 25,34 ha so với năm 2005 (120,43 ha). Nguyên nhân giảm là do quá trình khai thác đất chƣa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, biến động các loại đất nhƣ:

+ Đất bằng chƣa sử dụng: 20,56 ha, giảm 24,57 ha so với năm 2005. + Đất đồi núi chƣa sử dụng: 72,71 ha, giảm 0,77 ha so với năm 2005. + Núi đá không có rừng cây: 1,82 ha, không đổi so với năm 2005.

f. Quy luật biến động đất đai

Từ kết quả phân tích đƣợc ở trên trong những năm qua cho thấy tình hình sử dụng đất của huyện biến động theo quy luật sau:

+ Đất nông nghiệp giảm dần nhằm giải quyết đất cho các mục đích khác và cho nhu cầu phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

+ Đất phi nông nghiệp tăng lên cùng với quá trình gia tăng dân số tự nhiên và sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhƣ giao thông, thuỷ lợi và các công trình xây dựng khác.

+ Đất chƣa sử dụng giảm dần do việc cải tạo nhằm đƣa vào sản xuất với mục đích phát triển kinh tế - xã hội.

- Trong những năm qua các loại đất đều có sự biến động, chủ yếu là đất nông nghiệp có xu hƣớng giảm dần, đất phi nông nghiệp tăng lên do vậy phù hợp với quy luật của sự phát triển của nền kinh tế và diện tích đất chƣa sử dụng dần đƣợc đƣa vào sử dụng. Tuy nhiên những năm tới cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trƣờng, nhu cầu sử dụng đất cho các ngành đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà ở sẽ tăng mạnh. Bên cạnh đó yêu cầu đặt ra là phải lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để vừa bảo vệ nghiêm ngặt vùng đất lúa năng

63

suất cao vừa đáp ứng yêu cầu sử dụng đất vào mục đích khác cho phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất.

2.2.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tính hợp lý của việc sử dụng đất

2.2.3.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường trong việc sử dụng đất a. Hiệu quả sử dụng đất

Trong những năm tới, nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực và các địa phƣơng trong huyện ngày càng tăng. Công tác đo đạc bản đồ, đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thanh kiểm tra việc sử dụng đất cần đƣợc quan tâm đúng mức làm tiền đề để quản lý và sử dụng đất có hiệu quả. Từ đó giúp cho quá trình thu hồi, giao đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đƣợc thuận lợi, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Cụ thể nhƣ:

+ Sản xuất nông, lâm nghiệp cần có các chính sách, cơ chế hợp lý để khuyến khích việc khai hoang phục hoá đất nhƣ phủ xanh đất trống đồi núi trọc; bảo vệ và phát triển rừng và môi trƣờng sinh thái ngày càng đƣợc cải thiện.

+ Thực hiện việc giao đất sản xuất nông nghiệp một cách ổn định cùng với các chính sách đẩy mạnh sản xuất, bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm khôi phục và phát triển nhiều vƣờn cây ăn quả, phát triển cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao tạo thêm thu nhập cho ngƣời dân trong huyện.

+ Dành quỹ đất đáp ứng nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, chỉnh trang và xây dựng mới các khu dân cƣ đô thị, nông thôn, quản lý chặt việc chuyển đất sản xuất nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.

b. Những tác động đến môi trường đất trong quá trình sử dụng đất

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhanh của huyện trong những năm gần đây đã dẫn đến việc khai thác sử dụng đất cho các mục đích dân sinh, kinh tế ngày càng nhiều, điều này đã tác động không nhỏ đến môi trƣờng đƣợc tập trung chủ yếu bởi các nguyên nhân chính sau:

64

bởi các chất độc hại, cũng nhƣ khai thác rừng đã làm xói mòn đất và tích tụ các loại khí độc, ô nhiễm không khí ở nhiều nơi vƣợt mức cho phép, nhất là ở các khu xây dựng, các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lƣơng thực, thực phẩm….

- Do các hoạt động sản xuất kinh doanh, du lịch dịch vụ và trong các khu chăn nuôi gia súc gia cầm có quy mô lớn.

- Do các hoạt động nông nghiệp, đặc biệt là do quá trình sử dụng các chất hoá học trong nông nghiệp đã và đang là nguyên nhân làm giảm số lƣợng của nhiều loại vi sinh vật có ích, làm giảm đa dạng sinh học…

- Thiếu các cơ sở thu gom, xử lý rác thải trong các khu đô thị và khu dân cƣ tập trung.

- Hệ thống cấp thoát nƣớc trong các khu dân cƣ đang bị xuống cấp và chƣa đồng bộ với cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác, nguồn nƣớc thải sinh hoạt hầu hết không qua xử lý đồng bộ mà đổ trực tiếp ra các hệ thống sông ngòi, ao, hồ làm ô nhiễm trực tiếp đến với nguồn nƣớc.

2.2.3.2 Tính hợp lý của việc sử dụng đất a. Cơ cấu sử dụng đất

- Theo số liệu thống kê đất đai năm 2010, huyện có 23.587,62 ha, chiếm 19,07% diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong đó:

+ Đất nông nghiệp: 18.968,85 ha, chiếm 80,42% tổng diện tích tự nhiên. + Đất phi nông nghiệp: 4.523,68 ha, chiếm 19,18% tổng diện tích tự nhiên. + Đất chƣa sử dụng: 95,09 ha, chiếm 0,40% tổng diện tích tự nhiên.

- Quỹ đất của huyện ngày càng đƣợc khai thác, sử dụng triệt để, tỷ lệ đất đã đƣa vào khai thác, sử dụng cho các mục đích dân sinh, kinh tế ngày càng tăng

(chiếm 99,60% diện tích tự nhiên), diện tích đất chƣa sử dụng giảm dần.

Trong những năm qua, diện tích đất nông nghiệp giảm dần, diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên (chủ yếu là đất ở, đất phát triển hạ tầng…) và đất chƣa sử dụng đƣợc đƣa vào sử dụng tạo lên sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nền kinh tế huyện. Cụ thể là tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản

65

b. Mức độ thích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

- Diện tích đất nông nghiệp (đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp) phải chuyển một phần để xây dựng phát triển hệ thống đô thị, các khu dân cƣ, các cơ sở sản xuất kinh doanh và xây dựng kết cấu hạ tầng…dẫn đến diện tích đất nông nghiệp giảm. Các loại đất phi nông nghiệp tăng đã góp phần làm cho diện mạo các đô thị của huyện ngày càng khang trang hơn, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các công trình phúc lợi công cộng ngày càng hoàn thiện…

- Qua số liệu kiểm kê đất đai năm 2010, huyện đã khai thác 99,60% tổng diện tích tự nhiên, để đƣa vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, đất ở, đất phát triển hạ tầng,…Bên cạnh đó, một số diện tích đất chƣa sử dụng đƣa vào sử dụng với mục đích phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng cũng góp phần phát triển nền kinh tế của huyện.

Nhìn chung, với điều kiện tự nhiên thuận lợi tiềm năng đất đai và mức độ phù hợp của các loại với từng mục đích sử dụng, đảm bảo đáp ứng đƣợc các yêu cầu phát triển theo định hƣớng phát triển chung của huyện theo hƣớng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

c. Tình hình đầu tư về vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật trong sử dụng đất tại cấp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)