Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 28)

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI

1.1.2Các nguồn tài nguyên

1.1.2.1 Tài nguyên đất

Trên địa bàn của huyện có 6 nhóm đất và 9 loại đất chính sau:

+ Nhóm Đất phù sa: Có khoảng 218,74 ha, bao gồm 2 loại đất là đất phù sa đƣợc bồi của các sông (Pb) và đất phù sa không đƣợc bồi không có tầng gơlây và tầng loang lổ đỏ vàng (P).

+ NhómĐất bạc màu: Có 3.628,03 hathƣờng phân bố trên các thềm sông cũ địa hình lợn sóng nhẹ, dốc thoải 3 - 8o.

+ NhómĐất đỏ vàng: Có 15.675,34 ha, chiếm 66,5% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm 3 loại đất: Đất Vàng đỏ trên đá sét (Fs); đất Vàng đỏ trên đá macma axit (Fa); đất Vàng nhạt trên đá cát (Fq).

+ Nhóm Đất Mùn - Vàng đỏ trên núi: Có 2.134,31 ha, chiếm 9,05% tổng diện tích tự nhiên, phân bố trên độ cao 900-1.592 m.

+ Nhóm Đất Đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước: Có 228,87 ha, chiếm 0,97% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở hƣớng sƣờn Tây Nam Tam Đảo.

+ Đất dốc tụ: Có 746,14 ha chiếm 3,17% tổng diện tích tự nhiên. Đƣợc phân bố, phân tán thành rất nhiều khoảng nhỏ và phần lớn đã đƣợc khai thác trồng cấy lúa 1 - 2 vụ, trồng hoa màu.

24

Bảng 2.1: Phân loại các loại đất huyện Tam Đảo

TT Nhóm và loại đất Diện tích (ha)

I Đất phù sa 218,74

1 Đất phù sa đƣợc bồi của các sông 36,09

2 Đất phù sa không đƣợc bồi không có tầng Gơlây tầng loang lổ đỏ vàng 182,65

II Đất xám - Bạc màu 3.628,03

3 Đất bạc màu trên phù sa cũ 3.628,03

III Đất đỏ vàng (đất Feralit) 15.675,34

4 Đất đỏ vàng trên đá sét 2.483,86

5 Đất vàng đỏ trên đá macma axit 10.378,12

6 Đất vàng nhạt trên đá cát 2.813,36

IV Đất Mùn – vàng đỏ trên núi (đất Mùn – Feralit) 2.134,31

7 Đất Mùn – Vàng xám trên đá macma axit 2.134,31

V Đất đỏ vàng bị biến đổi trồng lúa nƣớc 228,87

8 Đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa nƣớc 228,87

VI Đất Dốc tụ 746,14

9 Đất Dốc tụ 746,14

Tổng diện tích tự nhiên 23.587,62

Nguồn: Trung tâm Địa Môi trường và Tổ chức Lãnh thổ 1.1.2.2 Tài nguyên nước

- Nguồn nƣớc mặt: Phía Tây Bắc huyện Tam Đảo có sông Phó Đáy chạy dọc theo địa phận của xã Yên Dƣơng và Bồ Lý là nguồn cung cấp nƣớc tƣới đáng kể cho các xã dọc theo bờ sông. Ngoài ra còn có các hồ chứa nƣớc lớn nhƣ hồ Xạ Hƣơng, hồ Làng Hà, hồ Vĩnh Thành là nguồn cung cấp nƣớc chính cho sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân. Bên cạnh đó còn có một số hồ, đầm nhỏ, có trữ lƣợng nƣớc không đáng kể phục vụ việc giữ nƣớc cho sản xuất nông nghiệp vào mùa khô.

25

nƣớc sinh hoạt phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của dân cƣ trong Huyện. Hiện chƣa có nghiên cứu tổng thể về nƣớc ngầm trên địa bàn huyện, nhƣng qua khảo sát cho thấy, chất lƣợng nƣớc ngầm ở các giếng khoan của nhân dân cũng đã có hiện tƣợng ô nhiễm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1.2.3 Tài nguyên rừng

Hiện nay, toàn huyện có 14.614,14 ha đất lâm nghiệp, trong đó: Diện tích đất rừng sản xuất là 1.748,07 ha; đất rừng phòng hộ là 537,66 ha và đất rừng đặc dụng là 12.328,41 ha. Tỷ lệ che phủ rừng của huyện chiếm khoảng 56%.

Phần lớn đất rừng trong huyện do 2 đơn vị quản lý là Vƣờn Quốc gia Tam Đảo và Công ty THNH lâm nông nghiệp Vĩnh Phúc (Lâm trƣờng Tam Đảo).

* Thực vật

- Thảm thực vật ở đây thể hiện rõ đặc trƣng của rừng nhiệt đới gió mùa. Gần đây qua khảo sát bƣớc đầu trong vƣờn quốc gia Tam Đảo, các nhà thực vật học đã thống kê đƣợc 130 họ, 344 chi, 490 loài thực vật bậc cao.

- Có thể phân chia thực vật rừng Tam Đảo thành các nhóm sau: Nhóm cho gỗ có 83 loài, nhóm làm rau ăn có 54 loài, nhóm làm thuốc có 214 loài và nhóm cho quả ăn có 62 loài.

* Động vật

Thú rừng có 47 loài, trong đó có rất nhiều loài quý hiếm nhƣ sóc bay, chồn mực, ... lớp lƣỡng cƣ có 19 loài, đặc biệt là loài cá cóc Tam Đảo đƣợc đƣa vào sách đỏ về những loài động vật quý hiếm.

Lớp bò sát có 46 loài, trong đó tắc kè, kỳ đà, thằn lằn là những loài có số lƣợng lớn. Về chim, có tới 120 loài, hầu hết là các chim ăn sâu bọ. Nhiều loài chim cảnh màu sắc rực rỡ nhƣ vàng anh, sơn tiêu trắng, sơn tiêu đỏ hoặc có giọng hót rất hay nhƣ hoạ mi, khƣớu bách thanh.

* Rừng Tam Đảo ngoài việc bảo tồn nguồn gien động thực vật còn điều hòa nguồn nƣớc, khí hậu và thăm quan du lịch chính vì vậy việc khôi phục vốn rừng đã mất, trồng thêm, trồng mới, tái tạo quỹ rừng là một trong những nhiệm vụ cần đƣợc quan tâm đặc biệt trong các chƣơng trình bảo vệ môi trƣờng sinh thái của huyện.

26

1.1.2.4 Tài nguyên khoáng sản

Huyện Tam Đảo, không có nhiều tài nguyên khoáng sản. Tuy nhiên trên địa bàn có một số khoáng sản quý hiếm nhƣ đá quý, đá xây dựng và đá Granit phân bố ở thị trấn Tam Đảo và xã Minh Quang, nhƣng một số có trữ lƣợng lớn lại tập trung tại vƣờn Quốc gia Tam Đảo, do đó điều kiện khai thác hạn chế. Và một số khoáng sản khác ở trên địa bàn huyện nhƣ: Riolit, cuội sỏi, Barit và Than đá, Kao Lanh, Fenspat và Vàng - Thiếc.

1.1.2.5 Tài nguyên nhân văn

Huyện có tập quán sản xuất nông nghiệp lâu đời. Với các dân tộc: Kinh, Sán Dìu, Lào, Mƣờng, Hoa cùng sinh sống. Trong đó dân tộc Kinh và Sán Dìu chiếm phần lớn dân số của huyện, các dân tộc khác (Lào, Mường, Hoa) chiếm một phần rất nhỏ cụ thể dân tộc Kinh chiếm 57,79%, dân tộc Sán Dìu chiếm 42,07%, các dân tộc khác chiếm 0,14%.

Ngƣời Kinh trên địa bàn huyện thƣờng sống ở gần đƣờng giao thông, thị trấn, thị tứ hoặc đất bằng. Hoạt động kinh tế của họ chủ yếu trong lĩnh vực buôn bán, kinh doanh, làm dịch vụ, trồng lúa nƣớc và phát triển kinh tế trong các làng nghề truyền thống.

Ngƣời Sán Dìu thƣờng sinh sống ở vùng ven chân núi phía Nam của huyện Tam Đảo và phân bố ở các xã nhƣ xã Minh Quang, Tam Quan, Hồ Sơn, Hợp Châu, Đạo Trù, Yên Dƣơng và xã Bồ Lý.

1.1.3 Thực trạng môi trường 1.1.3.1 Môi trường đất

Căn cứ vào chất lƣợng đất và mức độ ô nhiễm đất do tác động của tự nhiên cũng nhƣ của con ngƣời, có thể phân chia môi trƣờng đất của huyện ra 3 loại sau:

* Đất có môi trƣờng tốt bao gồm: Đất rừng tự nhiên và rừng trồng, chiếm toàn diện tích các vƣờn Quốc gia Tam Đảo. Đây là khu vực rừng đầu nguồn, bảo vệ nguồn nƣớc không chỉ của riêng huyện Tam Đảo, mà của cả tỉnh Vĩnh Phúc và các khu vực lân cận.

27

* Đất có môi trƣờng trung bình bao gồm: Đất lúa nƣớc, đất trồng câyhàng năm có tầng dày trung bình, tƣơng đối bằng phẳng; đất khu dân cƣ, đất an ninh quốc phòng, đất phục vụ du lịch.

* Đất có môi trƣờng xấu bao gồm

- Toàn bộ đất nông nghiệp bị bạc màu thoái hóa do tác động khá mạnh bởi các quá trình: xói mòn, rửa trôi, hình thành kết von đá ong (tích lũy Fe, Mn, Al) và đang chịu tác động khá rõ của quá trình hoang mạc hóa.

- Đất bị ô nhiễm và bị nén chặt bởi các chất thải, mảnh vụn đá, bởi các xe công trình và xe vận tải nặng hoạt động…ở hai khu vực mỏ đá thuộc xã Minh Quang (khoảng 150 - 200 ha).

- Đất bị ô nhiễm hữu cơ khá nặng do chăn nuôi lợn quy mô lớn (trại nuôi lợn giống ở xã Minh Quang, khu dân cư thôn Phân Lân xã Đạo Trù). Ngoài ra ở một số xã nhƣ: Đại Đình, Tam Quan và Hồ Sơn ô nhiễm môi trƣờng do nƣớc thải sinh hoạt và nƣớc thải chăn nuôi trong các khu dân cƣ.

- Đất và nƣớc mặt khu vực xung quanh sân Golf Tam Đảo và nhà máy hóa chất Z95 bị ô nhiễm khói bụi, hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật độc hại. Tác động đã thấy khá rõ tới nguồn nƣớc, cây trồng và sức khỏe của ngƣời dân ở khu vực xung quanh.

1.1.3.2 Môi trường nước

- Môi trƣờng nƣớc mặt

Ở thời điểm hiện tại môi trƣờng nƣớc ở nhiều khu vực đã có dấu hiệu bị ô nhiễm, nhƣ có thể kể đến nƣớc hồ Làng Hà có hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng và hữu cơ vƣợt quá TCVN 5942 - 1995 B. Nƣớc ngay sau đập hồ Xạ Hƣơng cũng có hàm lƣợng BOD5, COD và dầu mỡ vƣợt quá TCVN 5942 - 1995 B. Vì vậy cần phải có những nghiên cứu chi tiết trƣớc khi sử dụng làm nguồn cung cấp phục vụ sinh hoạt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

28

Chất lƣợng nguồn nƣớc ngầm tại những điểm quan trắc không đáp ứng tiêu chuẩn nguồn nƣớc phục vụ sinh hoạt, đặc biệt các khu vực có nhiều hộ dân chăn nuôi lợn với quy mô lớn.

* Nguồn nƣớc ở huyện có biến đổi theo chiều hƣớng xấu là do các hoạt động tác động đến môi trƣờng nói chung và môi trƣờng nƣớc nói riêng có thể kể đến là các hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nƣớc thải từ các làng nghề và nƣớc thải sinh hoạt, trong chăn nuôi, trong khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng và các hoạt động du lịch nhƣ khu du lịch Tam Đảo, Sân Golf cũng tác động đến môi trƣờng nƣớc.

1.1.3.3 Môi trường không khí

Môi trƣờng không khí của huyện nhìn chung chƣa bị ô nhiễm bởi các chất khí độc hại nhƣ CO2, NO2, SO2, NH3, H2S, CH4, tuy nhiên một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng (khai thác đá và lò gạch thủ công), đƣờng giao thông đang nâng cấp đã tác động xấu đến môi trƣờng không khí, làm gia tăng nồng độ các chất khí độc.

1.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1.2.1.1 Tăng trưởng kinh tế

Tam Đảo là một huyện miền núi có nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên, xã hội, nhƣng sau 12 năm đƣợc tái lập và đi vào hoạt động Tam Đảo đã đạt đƣợc những thành tựu rất quan trọng về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Liên tục trong 6 năm từ 2007 - 2013 kinh tế Tam Đảo luôn duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng cao, giá trị sản xuất tăng bình quân 18,22%, đặc biệt giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn các năm 2009-2013 tăng bình quân 18,53%/năm. Giá trị sản xuất tính theo giá so sánh bình quân đầu ngƣời tăng từ 3,6 triệu đồng/ngƣời/năm 2007 lên 7,96 triệu đồng/ngƣời/năm 2013 và từ 4,7 triệu động năm 2007 lên 17,75 triệu đồng năm 2013tính theo giá thực tế.

29

Bảng 2.2: Giá trị sản xuất và tăng trƣởng GTSX trên địa bàn Huyện

Chỉ tiêu Giá trị sản xuất (tỷ đồng) BQ 09-13 (%) BQ 07-13 (%) Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng GTSX 208,69 243,22 280,22 345,69 428,11 481,19 563,43 18,53 18,22 Nông nghiệp 121,95 127,36 139,06 146,44 178,26 203,87 246,38 12,55 11,16 CN và XD 16,21 34,66 55,09 72,93 83,69 90,95 115,50 27,22 38,72 Dịch vụ 70,53 81,20 86,07 126,32 166,40 186,36 218,17 22,45 21,20

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo 1.2.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản. Năm 2008, các ngành Công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 7,6% trong cơ cấu giá trị sản xuất. Đến năm 2010, tỷ trọng các ngành này đã tăng lên đến 24,65.

Bảng 2.3: Cơ cấu các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Tam Đảo

Đơn vị: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

Phân chia theo các năm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng GTSX (Tỷ đồng) 366,25 428,83 576,49 884,44 1.013,85 1.447,77 Nông nghiệp 197,26 202.638 269,060 463,449 530,798 798,08 Công nghiệp - xây dựng 55,312 105,689 143,202 169,034 193,307 280,86 Dịch vụ 113,68 120,500 164,231 251,954 289,747 368,84

Cơ cấu GTSX (%) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nông nghiệp 53,85 47,25 46,67 52,40 52,35 55,12

Công nghiệp - xây dựng 15,10 24,65 24,84 19,11 19,06 19,40

Dịch vụ 31,05 28,10 28,49 28,49 28,59 25,48

30

Sự biến động trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện do xuất phát điểm của ngành công nghiệp và dịch vụ thấp, sau khi tái lập huyện, các công trình xây dựng đƣợc tăng cƣờng, ngành kinh doanh dịch vụ đƣợc phát triển.

1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 1.2.2.1 Khu vực kinh tế nông nghiệp 1.2.2.1 Khu vực kinh tế nông nghiệp

Nông, lâm nghiệp và thủy sản là một trong những thế mạnh của huyện Tam Đảo với những đặc điểm đặc thù, đƣợc tạo lập bởi các yếu tố thời tiết khí hậu.Những thế mạnh đó đã đƣợc chú trọng khai thác trong những năm gần đây, nhất là từ khi tái lập Huyện đến nay. Trong cơ cấu đất đai, đất nông, lâm nghiệp và thủy sản có 19,587.35 ha, chiếm 83,42% tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 4.792.15 ha, chiếm 24,46% đất nông nghiệp; đất lâm nghiệp có 14.663.65 ha, chiếm 74,86% đất nông nghiệp; đất nuôi trồng thủy sản có 82.97 ha, chiếm 0,42% đất nông nghiệp. Tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp toàn huyện là 225,06 tỷ đồng .

Bảng 2.4: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản trên địa bàn huyện

Chỉ tiêu

Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản (tỷ đồng) B.Q 09-13 (%) Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng số 121,95 127,36 139,06 146,44 178,03 203,87 230,12 12,55 1.Nông nghiệp 116,13 123,47 136,59 142,36 173,59 199,05 225,06 12,76 2.Lâm nghiệp 4,52 2,87 1,02 3,01 3,33 3,80 3,95 6,65 3.Thủy sản 1,30 1,02 1,45 1,07 1,10 1,02 1,11 1,74

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo

a. Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong thời gian qua, huyện đã thực hiện các biện pháp nhƣ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để tăng năng suất, chất lƣợng. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 116,13 tỷ đồng năm 2007 lên 225,06 tỷ đồng năm 2013. Tốc

31

độ tăng trƣởng bình quân ngành nông nghiệp giai đoạn 2009 - 2013 đạt 12,76%. Cụ thể:

* Ngành trồng trọt

Tốc độ tăng trƣởng của ngành trồng trọt chủ yếu nhờ sự thâm canh tăng năng suất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở tất cả các xã và thị trấn của Huyện. Trong những năm qua, Tam Đảo đã triển khai dự án mở rộng phát triển cây su su thành 7 vùng ở một số xã và thị trấn trong Huyện, với diện tích 85 ha; diện tích trồng dƣa hấu tại xã Đạo Trù (7 ha), bí xanh tại xã Minh Quang (7 ha).

Bảng 2.5: Tình hình phát triển ngành trồng trọt qua các năm TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Cây lúa

+ Năng suất (tạ/ha) 42,97 40,00 42,09 34,40 46,90 46,86 48,50 + Sản lƣợng (tấn) 21.030 19.342 19.531 15.441 20.491 21.872 23.186 2 Cây ngô

+ Năng suất (tạ/ha) 35,25 32,87 35,00 36,18 28,90 20,50 24,50 + Sản lƣợng (tấn) 4.574 3.942 4.923 5.711 4.764 3.380 3.520 3 Sản lƣợng rau (tấn) 3.834 3.900 4.023 2.600 5.980 5.800 6.500 4 Sản lƣợng đậu tƣơng (tấn) 103 110 119 107 45 70 90 5 Sản lƣợng nhãn (tấn) 202 456 482 398 400 415 420 6 Sản lƣợng chuối (tấn) 1.285 150 1.089 1.333 364 395 398

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo) * Ngành chăn nuôi

Hiện nay ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện đang phát triển khá, các tiến bộ khoa học kỹ thuật và phƣơng thức tổ chức chăn nuôi mới đƣợc áp dụng rộng rãi nhằm nâng cao chất lƣợng giống gia súc, gia cầm cộng với công tác quản lý, theo dõi và giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đƣợc thƣờng xuyên nên số lƣợng đàn gia súc, gia cầm tăng đột biến. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi là 106.871,2 triệu đồng, chiếm 62,53% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp.

32

Bảng 2.6: Tình hình phát triển ngành chăn nuôi trên địa bàn Huyện

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1. Số lƣợng trâu (con) 5.099 6.160 5.422 5.438 5.457 5.450 6.104 2. Số lƣợng bò (con) 10.460 12.273 14.320 14.259 14.841 15.000 16.080 3. Số lƣợng lợn (con) 32.925 39.772 47.964 44.777 57.981 60.000 64.080 4. Số lƣợng gia cầm ( ng. con) 300 453 702 754 1.050 1.150 1.322,5

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 28)