Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 44 - 48)

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI

1.2.5Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

1.2.5.1 Hệ thống giao thông

Hiện nay, mạng lƣới giao thông trên địa bàn huyện đƣợc phân bố tƣơng đối hợp lý, mật độ đƣờng giao thông tƣơng đối cao. Trong đó:

+ Quốc Lộ: Có chiều dài là 24 km gồm cả QL 2B cũ và QL 2B mới (có 4,5 km). Trong đó đã nâng cấp, trải nhựa đƣợc 20 km đạt 83,33% chiều dài đƣờng quốc lộ.

+ Đƣờng tỉnh Lộ: Hiện có 2 tuyến đƣờng (tỉnh lộ 302 và tỉnh lộ 309) với tổng chiều dài là 31 km, đã trải nhựa đƣợc 100%.

+ Đƣờng huyện: Có tổng chiều dài là 63,3 km với kết cấu mặt láng nhựa đã kiên cố hóa đƣợc 46,5 km đạt 73,46% so với tổng chiều dài.

+ Đƣờng xã: Với tổng chiều dài đƣờng là 391,5 km, đã kiên cố hóa đƣợc 102,96 km đạt 26,3%. Hầu hết các tuyến đƣờng này đã và đang đƣợc đầu tƣ nâng cấp đáp ứng nhu cầu đi làm, giao lƣu, buôn bán của nhân dân.

40

Hệ thống giao thông đƣờng bộ trên địa bàn huyện đã đang đƣợc đầu tƣ về cơ bản đảm bảo giao thông thông suốt giữa các địa bàn trên toàn huyện với nhau, tạo điều kiện cho ngƣời dân, tổ chức, doanh nghiệp có thể dễ dàng kết nối trong và ngoài huyện cũng nhƣ tiếp cận các hoạt động kinh thế - xã hội khác.

1.2.5.2 Hệ thống thủy lợi

Trên địa bàn huyện có Trung tâm khai thác các công trình thủy lợi (Nay đổi tên là Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Tam Đảo), với năng lực tƣới 5.523 ha. Hiện tại, hệ thống công trình của Công ty đã phục vụ tƣới cho 3.271 ha đất nông nghiệp của huyện, số còn lại phục vụ cho các huyện khác thuộc vùng quản lý của Công ty. Hệ thống kênh cấp 2 đã đƣợc cứng hóa, nhƣng 380 km kênh đất thuộc kênh nội đồng đã xuống cấp cần nâng cấp, cải tạo. Các hồ chứa nƣớc tuy hiện đang cung cấp đủ nƣớc, nhƣng một vài đập bị dò rỉ (đập hồ Làng Hà) hoặc đang tạm ngừng cấp nƣớc để cải tạo, mở rộng dung tích.

Để đảm bảo ổn định và hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp, việc ƣu tiên đầu tƣ thực hiện chƣơng trình kiên cố hóa kênh mƣơng là nhiệm vụ hàng đầu đối với các cấp, các ngành hữu quan của huyện.

1.2.5.3 Hệ thống điện

Nguồn điện lƣới quốc gia: Các xã, thị trấn đều có lƣới điện 10 KV, 22 KV, 55 KV, toàn bộ các xã trong vùng đệm - Vƣờn Quốc gia Tam Đảo đều có điện sử dụng thông qua mạng lƣới phân phối điện là các trạm hạ thế và mạng lƣới đƣờng dây hạ thế, đến nay 100% số hộ đƣợc sử dụng điện. Tuy nhiên, do mạng lƣới phân phối điện không đều, chất lƣợng và giá thành khác nhau do đầu tƣ đã lâu. Hiện nay trên địa bàn huyện đã và đang tiếp nhận dự án điện nông thôn J2 hết năm 2010 hoàn thành, chất lƣợng điện Tam Đảo khá ổn định và đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu phát triển.

1.2.5.4 Bưu chính viễn thông

Hệ thống bƣu chính viễn thông huyện đƣợc đầu tƣ đồng bộ, hiện đại và phát triển rộng khắp, nhằm kịp thời phục vụ nhu cầu của nhân dân và khách du lịch. Đến nay 100% các xã đã có điểm bƣu điện văn hóa, cung cấp dịch vụ Internet, phủ sóng

41

điện thoại…. Dịch vụ bƣu chính, viễn thông trên địa bàn huyện khá hoàn thiện và đồng bộ, chất lƣợng phục vụ ngày càng tốt hơn.

1.2.5.5 Cơ sở văn hóa

Ngay từ khi thành lập, huyện đã chú trọng đến xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, củng cố các thiết chế văn hóa. Hệ thống di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của huyện đa dạng, phong phú, đƣợc quan tâm đầu tƣ trùng tu, tôn tạo và bảo tồn nhƣ: lễ hội Tây Thiên, hệ thống các đền, chùa nhƣ: từ đền Thõng lên đền Thƣợng khu danh thắng Tây Thiên, Thiền viện Trúc Lâm, đến các đền, chùa thuộc địa phận các xã và thị trấn Tam Đảo…

Hiện nay, 9/9 xã, thị trấn của huyện đã có đài truyền thanh, trong đó 5 xã có đài truyền thanh không dây nhƣng chất lƣợng của đài truyền thanh các xã, thị trấn đều đã xuống cấp. Đội ngũ cán bộ văn hóa có chất lƣợng khá.

Nhờ đầu tƣ cơ sở vật chất, xây dựng các thiết chế văn hóa.... hoạt động văn hóa huyện đã đạt đƣợc những kết quả khích lệ. Hiện nay, có 9/9 xã, thị trấn có nhà văn hóa xã và 79/104 thôn, làng có nhà văn hóa thôn.

Các hoạt động văn hoá trên địa bàn ngày càng phát triển. Phong trào xây dựng làng văn hoá, đơn vị văn hoá và gia đình văn hoá đang đƣợc đẩy mạnh.

1.2.5.6 Cơ sở y tế

Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp, Đến nay toàn huyện có 01 trung tâm y tế huyện, 01 phòng khám đa khoa khu vực và 09 trạm y tế xã, thị trấn. Tổng số 125 giƣờng bệnh, trong đó 70 giƣờng tại trung tâm y tế huyện, 10 giƣờng tại phòng khám đa khoa khu vực, còn lại là ở các trạm y tế xã, thị trấn.

Đội ngũ cán bộ y tế đƣợc tăng cƣờng. Năm 2010, huyện đã hoàn thành 100% chuẩn y tế quốc gia giai đoạn I và đã hoàn thành sớm nhất chƣơng trình xây dựng chuẩn y tế quốc gia.

Về hoạt động dân số và kế hoạch hóa gia đình: Huyện triển khai mỗi năm 2 đợt chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình cho nhân dân. Với tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại tăng từ 72,2% năm 2004 lên 78,4% năm

42

2009; tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên giảm từ 1,22% xuống còn 1,18%; tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm từ 10,38% xuống còn 8,3%.

1.2.5.7 Cơ sở giáo dục đào tạo

Hệ thống giáo dục đƣợc hình thành ở tất cả các cấp học bậc học, từ mầm non đến trung học phổ thông, với 42 đơn vị trƣờng học thuộc 8 xã và 1 thị trấn, bao gồm:

+ Cấp mầm non: Có 15 trƣờng mầm non, với 122 lớp mẫu giáo, với 50 cán bộ quản lý và 165 giáo viên, có 126 phòng với 55 phòng học kiên cố, 05 trƣờng đủ diện tích theo quy chuẩn và 03 trƣờng đạt chuẩn quốc gia. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cấp tiểu học: Có 13 trƣờng, 264 lớp học, 5.673 học sinh với 42 cán bộ quản lý và 322 giáo viên; có 188 phòng học, với 137 phòng kiên cố còn lại là tạm bợ, 04 trƣờng đạt chuẩn quốc gia.

+ Cấp trung học cơ sở: Có 12 trƣờng, 155 lớp, 4.782 học sinh, với 29 cán bộ quản lý và 341 giáo viên, với 117 phòng học (93 phòng kiên cố), hiện tại chƣa có trƣờng đạt chuẩn quốc gia.

+ Cấp trung học phổ thông và nghề: Có 02 trƣờng, 51 lớp học, 65 giáo viên và 2.173 học sinh. Đến nay huyện có 01 Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên và 09 trung tâm học tập công đồng tại các xã, thị trấn.

Nhìn chung, sự nghiệp giáo dục - đào tạo huyện đã đƣợc coi trọng, nó ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng nguồn nhân lực nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện trƣớc mắt và lâu dài. Do vậy, ngoài chƣơng trình chung của tỉnh và cả nƣớc, huyện đã có nhiều giải pháp quan tâm đầu tƣ, lấy phát triển giáo dục làm khâu đột phá để vƣơn lên làm giàu.v

1.2.5.8 Cơ sở thể dục - thể thao

Huyện có 30 sân bóng chuyền, 04 sân bóng đá và 29 sân cầu lông, trong đó có 8 sân bóng chuyền, 21 sân cầu lông có nền bê tông cứng, cột sắt, có 13 bàn bóng bàn.

Nhìn chung, Công tác hoạt động thể dục - thể thao của huyện vẫn còn hạn chế về cơ sở vật chất (dụng cụ luyện tập, mặt bằng), đội ngũ cán bộ có chuyên môn

43

cao còn thiếu thốn; các hoạt động chƣa mang tính rộng khắp và chƣa mang tính thƣờng xuyên.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 44 - 48)