VẤN ĐỀ BỒI DƯỠNG, HOÀN THIỆN NHÂN CÁCH CỦA NGƯỜI GIÁO

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục học 1 (Trang 48 - 50)

VIÊN TRUNG HỌC

5.1. Quá trình hình thành nhân cách của người giáo viên

Quá trình hình thành nhân cách của người giáo viên là một quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp. Muốn làm tròn chức năng của nhà giáo, muốn trở thành người thầy giáo xứng đáng là thầy giáo bản thân người giáo viên cần phải tự học, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện nhân cách suốt đời. Quá trình hình thành nhân cách của người giáo viên bao gồm 3 giai đoạn có liên quan mật thiết với nhau, tiếp nối nhau, là cơ sở, tiền đề của nhau.

5.1.1. Quá trình hướng nghiệp ở trường phổ thông

Học sinh là giáo viên trung học tương lai được hướng nghiệp, được thử thách xu hướng sư phạm thông qua các hoạt động xã hội, hoạt động tập thể, các hoạt động với học sinh ở các lớp dưới và dư luận xã hội.

49

5.1.2. Quá trình sinh viên được đào tạo ở trường sư phạm

Sinh viên là giáo viên tương lai được bồi dưỡng phẩm chất, tư tưởng đạo đức, tình yêu với nghề nghiệp, được chuẩn bị về trí tuệ, học vấn, lý luận sư phạm và được rèn luyện các kỹ năng sư phạm, nhờ đó mà hình thành được các phẩm chất tâm lý và năng lực thực hành sư phạm để sẵn sàng hành nghề, tạo nên vốn cơ bản, tối thiểu để tiến hành dạy học và giáo dục ở trường phổ thông và phấn đấu lâu dài. Đây là giai đoạn hết sức quan trọng.

5.1.3. Quá trình không ngừng nâng cao trình độ nghề nghiệp

Quá trình này bắt đầu từ khi giáo viên chính thức hành nghề và diễn ra trong suốt cuộc đời nhà giáo. Đây là giai đoạn giáo viên được rèn luyện, thử thách trong thực tiễn sinh động, trong điều kiện xã hội phát triển, các yêu cầu đối với nghề ngày càng cao, đa dạng, phức hợp- giai đoạn thử thách lớn lao, đòi hỏi mỗi giáo viên phải phấn đấu liên tục, suốt đời. Ở giai đoạn này, sự tự hoàn thiện nhân cách diễn ra một cách độc lập, sáng tạo, đảm bảo cho mọi sự tự điều chỉnh, tự thích ứng và tiến bộ của mỗi giáo viên trong nghề là rất cần thiết.

5.2. Người giáo viên trung học với việc bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề nghiệp, hoàn thiện nhân cách

5.2.1. Lý do buộc người giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ

- Bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của nhà giáo, không ngừng nâng cao trình độ nghề nghiệp là một chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng

giáo dục. Điều 80 Luật Giáo dục 2005 đã khẳng định: “Nhà nước có chính sách bồi dưỡng

nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hoá đội ngũ nhà giáo. Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ ...”

- Trong giai đoạn hiện nay, cuộc sống xã hội không ngừng biến đổi đòi hỏi nhà giáo phải không ngừng nâng cao trình độ học vấn, trau dồi nghề nghiệp, rèn luyện tay nghề và hoàn thiện nhân cách:

+ Cách mạng khoa học kỹ thuật- công nghệ diễn ra như vũ bão đã và đang tạo nên những biến đổi to lớn và sâu sắc trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người: sự bùng nổ của thông tin và kỹ thuật truyền thông, sự gia tăng về kiến thức khoa học cùng với sự lão hoá của tri thức khoa học ... Xã hội loài người thế kỷ XXI là xã hội tồn tại và phát triển dựa vào chất xám và tri thức, vì vậy giáo viên phải cập nhật kiến thức thường xuyên để không ngừng nâng cao năng lực dạy học và giáo dục học sinh.

+ Xu thế phát triển của thế giới hiện đại.

+ Nhiều vấn đề mang tính toàn cầu đặt ra (chiến tranh, đói nghèo, môi trường, bệnh tật...).

- Thế hệ trẻ hiện nay đã và đang phát triển với tốc độ rất nhanh:

+ Các em được tiếp xúc ngày càng nhiều với các phương tiện thông tin đại chúng, nhờ đó tiếp nhận được nguồn thông tin phong phú. Trẻ em hôm nay không chỉ khác nhau ở độ tuổi mà còn khác nhau bởi thời đại, bởi nền văn hoá mà các em được hưởng.

+ Sự biến đổi to lớn về xã hội tác động mạnh mẽ đến sự trưởng thành của trẻ em. Vấn đề đặt ra là để giữ vững được vai trò chủ đạo của mình trong quá trình dạy học và giáo dục, giáo viên phải không ngừng học tập, nghiên cứu, nắm vững thông tin, tìm tòi, cải tiến phương pháp dạy học và giáo dục, giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách tích cực, sáng tạo.

5.2.2. Các con đường để người giáo viên trung học không ngừng nâng cao trình độ nghề nghiệp và năng lực sư phạm

50

bằng nhiều con đường, phương thức khác nhau, nhưng chủ yếu nhất vẫn là tự học, tự bồi dưỡng, phát triển và hoàn thiện trình độ, năng lực cả về chuyên môn lẫn nghiệp vụ.

Để tự học, tự bổi dưỡng, tự rèn luyện có kết quả, giáo viên cần xây dựng kế hoạch căn cứ vào yêu cầu của việc dạy học và giáo dục học sinh, vào nhu cầu, hứng thú và tình hình thực hiện của bản thân. Kế hoạch có thể bao gồm: đọc sách, báo khoa học, tìm hiểu và áp dụng kinh nghiệm sư phạm tốt của đồng nghiệp; tham gia các hoạt động xã hội; tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, thực nghiệm sư phạm ...

- Tham gia các lớp học theo hình thức chuyên đề về khoa học có liên quan đến môn học, về khoa học giáo dục do nhà trường, Sở Giáo dục và Đào tạo... tổ chức.

- Tham gia các buổi seminar, hội nghị, hội thảo khoa học về chuyên môn.

Việc tự hoàn thiện nhân cách của người giáo viên trong quá trình hành nghề nhằm: - Nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ tổ chức các hoạt động học tập, hoạt động rèn luyện của học sinh trong các phạm vi, mức độ khác nhau: cá nhân, nhóm, tập thể lớp học với các mục tiêu cụ thể.

- Biết cách tổ chức, thực hiện các hoạt động sư phạm phù hợp với lý luận và thực tiễn giáo dục, tiếp cận và phát huy các kinh nghiệm sáng tạo.

- Tổ chức kết hợp giáo dục với các đồng nghiệp, các lực lượng xã hội nhằm phát huy tối đa các tiềm năng giáo dục đạt tới hiệu quả, chất lượng cao.

- Biết tự đặt câu hỏi để tự kiểm tra, đánh giá công việc đã làm, lấy đó làm cơ sở để đánh giá chất lượng hoạt động sư phạm của bản thân.

Câu hỏi ôn tập và thảo luận

1. Phân tích vai trò, chức năng, nhiệm vụ của nhà giáo nói chung, người giáo viên trung học nói riêng và rút ra những kết luận sư phạm cần thiết.

3. Phân tích đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên trung học và rút ra kết luận sư phạm.

4. Trình bày những yêu cầu và phẩm chất và năng lực của người giáo viên trung học. Nêu hướng rèn luyện của bản thân.

5. Vì sao người giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ và năng lực sư phạm của bản thân? Các con đường để người giáo viên không ngừng nâng cao trình độ nghề nghiệp? Liên hệ với thực tiễn và bản thân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê (1997), Giáo dục học đại cương, NXB GD.

[2]. Trần Thị Tuyết Oanh (Chủ biên), Phạm Khắc Chương, Phạm Viết Vượng, Nguyễn

Văn Diện, Lê Tràng Định (2012), Giáo trình Giáo dục học (Tập 1), NXB ĐHSP, Hà Nội. [3]. Phạm Viết Vượng (2012), Giáo dục học, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[4]. Phạm Viết Vượng (2007), Bài tập Giáo dục học, NXB ĐHSP, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục học 1 (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)