Vài nét về sự phát triển mục đích giáo dục Việt nam trong lịch sử

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục học 1 (Trang 27 - 28)

2. MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.1. Vài nét về sự phát triển mục đích giáo dục Việt nam trong lịch sử

Mục đích giáo dục là một phạm trù mang tính lịch sử và tính giai cấp. Đây chính là quy luật về sự phù hợp tất yếu của giáo dục với trình độ phát triển sức sản xuất xã hội với tính chất của quan hệ sản xuất xã hội.

Trong xã hội phong kiến, mục đích giáo dục là hướng vào việc đào tạo mô hình nhân cách người quân tử. Coi trọng giáo dục đạo đức, sống theo lý tưởng nhân nghĩa, luôn luôn

nỗ lực phấn đấu theo phương châm "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ".

Cách mạng tháng Tám thành công, đất nước bước sang trang mới, mục đích của nền

giáo dục xã hội chủ nghĩa giai đoạn này là “…nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những

người lao động làm chủ nước nhà, có giác ngộ XHCN, có văn hóa, có kỹ thuật, có sức khỏe nhằm phục vụ đắc lực cho việc đào tạo cán bộ và nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân lao động” (Trích Văn kiện Đại hội III của Đảng).

28

đã phát triển theo xu thế đổi mới và hội nhập với nền giáo dục chung của thế giới.

Theo tinh thần NQTW4 khoá VII, NQTW2 khoá VIII và Chiến lược phát triển giáo

dục 2001 - 2010 thì mục tiêu giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá “là

nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại.

Phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khoẻ là người kế thừa, xây dựng CNXH vừa "hồng" vừa "chuyên" như lời căn dặn của Bác Hồ”.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã định hướng: "Phát triển và

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược".

"Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi

dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam" (Nghị quyết ĐH Đảng toàn quốc lần thứ XI)

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục học 1 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)