CÁC MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN TRUNG HỌC

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục học 1 (Trang 47 - 48)

TRONG HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM

4.1. Quan hệ với tập thể sư phạm

Giáo viên trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học hoặc nhóm môn học; mỗi tổ chuyên môn có một tổ trưởng và một hoặc hai tổ phó do Hiệu trưởng chỉ định và giao nhiệm vụ. Đồng thời, giáo viên sinh hoạt theo các tổ công đoàn trực thuộc công đoàn nhà trường. Mỗi giáo viên có quan hệ mật thiết với tổ chuyên môn và tổ công đoàn, chịu sự quản lý trực tiếp của các tổ chức đó.

Giáo viên được tham gia quản lý trường học thông qua tổ chuyên môn và tổ công đoàn:

- Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, thảo luận các kế hoạch công tác của tổ chuyên môn, tổ công đoàn và của nhà trường; thảo luận chủ trương, biện pháp giáo dục học sinh, tổ chức và quản lý nhà trường trong các hội nghị.

- Trực tiếp hoặc gián tiếpthông qua đoàn thể của mình tìm hiểu tình hình nhà trường, phê phán những thiếu sót hoặc góp ý bổ sung, đề xuất ý kiến trong công tác giáo dục, tổ chức quản lý nhà trường.

- Tích cực tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do tổ chuyên môn và nhà trường tổ chức, đồng thời tham gia sinh hoạt đều đặn.

Ngoài ra, cần góp phần mình tạo dựng môi trường sư phạm đoàn kết, thân ái, tập thể sư phạm vững mạnh.

4.2. Quan hệ với các tổ chức của học sinh

- Quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giúp đỡ hoạt động của các tổ chức của học sinh, tránh áp đặt, tránh làm thay.

- Phối hợp hoạt động của giáo viên với các tổ chức học sinh:

+ Phối hợp hoạt động dạy của giáo viên với hoạt động học của học sinh trong quá trình dạy học.

+ Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao.

+ Tổ chức những hoạt động chính trị- xã hội nhằm tạo điều kiện cho học sinh hoà nhập vào các quan hệ xã hội, tạo cơ hội để học sinh tiếp thu kiến thức, học hỏi kinh nghiệm và thể nghiệm mình.

48

+ Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí (cuốn hút học sinh vào các hoạt động vui chơi lành mạnh, bổ ích, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay)

4.3. Quan hệ với cha mẹ học sinh

Mỗi năm học nhà trường tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh từ 1 đến 2 lần (hoặc nhiều hơn) để thông báo về mục tiêu, nội dung tổng quát, yêu cầu đặt ra cho sự phối hợp giáo dục nói chung của trường, tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh các lớp để thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, trao đổi về các vấn đề giáo dục có liên quan, nêu các yêu cầu giáo dục.

- Phối hợp với gia đình và xã hội xây dựng môi trường giáo dục thống nhất, lành mạnh giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục trung học.

- Huy động sự hỗ trợ về nhiều mặt của các bậc cha mẹ, hội cha mẹ học sinh và các tổ chức chính trị- xã hội cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo.

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học về giáo dục cho các bậc cha mẹ và cộng đồng.

4.4. Quan hệ với các tổ chức xã hội khác

Các tổ chức xã hội, như: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Mặt trận Tổ quốc, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội khuyến học, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi..., các cơ quan, xí nghiệp thông qua các hoạt động chính trị xã hội có thể đóng góp tích cực vào quá trình giáo dục đạo đức nhân cách cho học sinh. Các tổ chức xã hội có thể tác động gián tiếp vào quá trình giáo dục như phổ biến kinh nghiệm nuôi dạy con, kinh nghiệm thu hút trẻ tham gia vào các phong trào, các hoạt động xã hội, từ thiện, tạo điều kiện để các em tiếp xúc, quan hệ, cùng hoạt động với người lớn, qua đó hình thành được kinh nghiệm sống của cá nhân.

Trong việc tổ chức quá trình giáo dục, nhà trường thông qua các đoàn thể xã hội để thu hút các nhân sĩ, các nhà khoa học, cựu chiến, các doanh nhân... tham gia vào các hoạt động văn hoá xã hội dưới hình thức: báo cáo viên, người đỡ đầu, nhà tài trợ, cố vấn cho các hoạt động văn hoá, khoa học, nghệ thuật của học sinh Các hoạt động này tổ chức linh hoạt, đa dạng, nội dung phong phú, giúp các em mở rộng tầm mắt, mở mang kiến thức và hình thành vốn sống của cá nhân qua việc học hỏi, tiếp thu các chuẩn mực, kinh nghiệm phấn đấu của những thế hệ đi trước.

Ở các trường thành phố thì liên hệ giữa nhà trường và các tổ chức xã hội thường do Ban giám hiệu đảm nhiệm. Nhưng ở nông thôn, trong quá trình giáo dục các giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm thường có quan hệ chặt chẽ với cộng đồng, với cha mẹ học sinh, với các tổ chức xã hội... để phối hợp công tác giáo dục có hiệu quả. Đây là thế mạnh của trường nông thôn, cần chú ý phát huy trong quá trình giáo dục.

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục học 1 (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)