ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN TRUNG HỌC

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục học 1 (Trang 42)

- Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình lớp học với Hiệu trưởng.

3. Giáo viên thỉnh giảng cũng phải thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này

4. Giáo viên làm công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là giáo viên THPT được bổi dưỡng về công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động của Đoàn ở nhà trường và tham gia các hoạt động với địa phương.

5. Giáo viên là tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là giáo viên THCS được bồi dưỡng về công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động của Đội ở nhà trường và phối hợp hoạt động với địa phương.

2. ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN TRUNG HỌC HỌC

Lao động của nhà giáo nói chung, của giáo viên trung học nói riêng là một dạng lao động nghề nghiệp, còn được gọi là lao động sư phạm. đây là dạng lao động đặc biệt, rất nặng nề và phức tạp do tính chất, mục tiêu và nội dung đa dạng, phức tạp của nó quy định. Mục đích, đối tượng, công cụ chủ yếu, thành quả và sản phẩm cuối cùng của lao động sư phạm đều nhằm vào việc hình thành nhân cách con người mới đáp ứng yêu cầu của xã hội.

2.1. Mục đích của lao động sư phạm

Nhằm hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ thông qua quá trình giáo dục, chuẩn bị cho họ các phẩm chất và năng lực để sống và hoạt động theo các yêu cầu mà xã hội mong đợi, phù hợp với trình độ phát triển và tiến bộ của xã hội. Có thể khẳng định, lao động sư phạm của nhà giáo góp phần “sáng tạo” nên những con người năng động, sáng tạo, góp phần tái sản xuất sức lao động xã hội, thúc đẩy sự phát triển của xã hội hiện tại và tương lai. Với mục đích đó, lao động sư phạm là một dạng lao động cao quý, vẻ vang, đòi hỏi nhà giáo phải có những phẩm chất và năng lực tương xứng.

Mục đích giáo dục quy định nội dung, hình thức, phương pháp, các mối quan hệ trong giáo dục. Nếu mục đích giáo dục là đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo thì nội dung giáo dục phải gắn với cuộc sống, phương pháp giáo dục phải khơi dậy và hình thành được hoạt động chủ động, tích cực của người học.

Mục đích lao động của người giáo viên trung học là nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục ở bậc tiểu học; hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Quá trình này được diễn ra thông qua việc giải quyết hệ thống nhiệm vụ của các hoạt động học tập, lao động, vui chơi giải trí, giao tiếp ở trong và ngoài giờ lên lớp của học sinh. Do vậy, lao động sư phạm của người giáo viên trung học lại càng nặng nề, phức tạp hơn, đòi hỏi sự căng thẳng, nỗ lực cố gắng vươn lên không ngừng để xứng đáng với vai trò quyết định chất lượng của giáo dục trung học hiện nay.

2.2. Đối tượng của lao động sư phạm

Là những người học- thế hệ trẻ đang lớn lên và đang trưởng thành.

Trong xã hội hiện đại, con người không chỉ phát triển trong khôn khổ lớp học mà còn chịu tác động của các chương trình khác thông qua các cơ quan văn hoá, xã hội, các chương trình thông tin đại chúng ngoài nhà trường. Người học với tư cách là đối tượng giáo dục, hoạt động và phát triển trong môi trường phức hợp, nhưng là một thực thể xã hội

43

có ý thức, là một chủ thể năng động và sáng tạo. Do đó, mọi tác động sư phạm chỉ có hiệu quả khi họ tiếp thu một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, có sự thống nhất giữa giáo dục và tự giáo dục, tự hoàn thiện, giữa dạy và học theo định hướng chung. Hiệu quả giáo dục không chỉ phụ thuộc vào tài năng sư phạm, đức độ của nhà giáo, mối quan hệ giữa nhà giáo và người học, quan trọng hơn còn phụ thuộc vào thái độ của người học đối với các nhà sư phạm, vào đặc điểm nhân cách của người học và sự kết hợp giữa giáo dục nhà trường với các lực lượng giáo dục khác. Điều đó đòi hỏi nhà giáo phải nắm chắc đặc điểm của đối tượng, nắm vững các quy luật tác động sư phạm, phải tổ chức và có phương pháp đúng để phát huy mọi năng lực tiềm ẩn của người học, tôn trọng vai trò chủ thể giáo dục của họ trong mọi hoạt động.

Đối tượng lao động của người giáo viên trung học là học sinh lứa tuổi đầu thanh niên- lứa tuổi đang khẳng định mình với nhiều mâu thuẫn, đã hình thành cách học, cách sống, cách làm người.

Học sinh trung học không phải là một thực thể thụ động mà là chủ thể tiếp nhận nội dung giáo dục một cách chủ động, tích cực và sáng tạo. Trong quá trình sư phạm luôn luôn có sự thống nhất biện chứng giữa các tác động giáo dục, tự giáo dục, giảng dạy và học tập. Vì vậy, tác động của lao động sư phạm đến học sinh chỉ có hiệu quả cao khi giáo viên biết khơi dậy được sự hưởng ứng của học sinh, khi các em thực hiện các nhiệm vụ của mình một cách tự giác, tích cực. Nói cách khác, người giáo viên trung học phải biết tôn trọng và phát huy được vai trò chủ thể của học sinh khi thực thi vai trò chủ đạo của mình, quan hệ giữa giáo viên với học sinh phải là quan hệ hai chiều tích cực và chủ động của cả hai phía. Mặt khác, hiệu quả tác động của giáo viên chỉ đạt được khi nó phù hợp với đặc tính, vốn sống của học sinh, khi các em tin tưởng, quý mến giáo viên. Một tác động sai lầm của giáo viên có thể dẫn đến những hậu quả lâu dài, đôi khi không sửa chữa được. Chính vì vậy, lao động sư phạm của người giáo viên đòi hỏi tinh thần trách nhiệm rất cao, thấu hiểu những đặc điểm tâm sinh lý của từng học sinh lứa tuổi đầy mâu thuẫn và biến động này.

2.3. Công cụ của lao động sư phạm

Lao động sư phạm tác động đến trí tuệ, tình cảm, thái độ ... của người học, do đó đòi hỏi nhà giáo trong quá trình lao động phải sử dụng những “công cụ lao động” đặc biệt với những đặc điểm riêng của nó.

Công cụ lao động sư phạm là sách giáo khoa, các phương tiện, đồ dùng dạy học... Tuy nhiên, đây chỉ là những công cụ đơn giản nhất.

- Đối tượng của lao động sự phạm là con người, là người học với tư cách là chủ thể của hoạt động học, giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy. Do đó, muốn dạy học và giáo dục có hiệu quả thì toàn bộ nhân cách của nhà giáo dục, từ phẩm chất đạo đức đến vốn hiểu biết, năng lực sư phạm ... đều có tác động tích cực đến người học. Nhân cách của người giáo viên, với tất cả vẻ đẹp tâm hồn, phong phú về trí tuệ, trong sáng về đạo đức có ý nghĩa to lớn và mang tính quyết định trong công tác giáo dục. K.Đ.Usinxki đã khẳng

định: “Không còn nghi ngờ gì, kỷ cương trong nhà trường có vai trò quan trọng; nhưng

điều chủ yếu vẫn là ở nhân cách của người giáo viên trực tiếp làm việc với học sinh: nhân cách của nhà giáo dục có sức mạnh giáo dục to lớn đến mức không thể thay thế bằng sách giáo khoa, bằng những lời khuyên bảo về đạo đức, bằng hệ thống khen thưởng và kỷ luật nào cả”. Nói cách khác, công cụ chủ yếu của lao động sư phạm chính là toàn bộ nhân cách

của nhà giáo. Công cụ lao động sư phạm càng sắc bén bao nhiêu thì hiệu quả lao động càng cao bấy nhiêu.

44

Trong xã hội hiện đại, nhiều phương tiện kỹ thuật được đưa vào quá trình giáo dục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Tuy mức độ áp dụng, vận dụng trong công tác dạy học và giáo dục trong từng lĩnh vực có khác nhau nhưng chúng không thể thay thế được vai trò chủ đạo của nhà giáo dục trong quá trình sư phạm.

Đối với học sinh trung học, mỗi giáo viên phụ trách một đến hai môn học, trực tiếp tác động đến học sinh bằng hệ thống phẩm chất, năng lực, bằng phong cách, uy tín và sự gương mẫu của mình, vì vậy người giáo viên trung học phải luôn là hình mẫu lý tưởng để các em noi theo. Nhân cách của người giáo viên trung học càng trong sáng, mẫu mực bao nhiêu càng thuận lợi cho công tác giáo dục bấy nhiêu.

2.4. Sản phẩm của lao động sư phạm

Kết quả của lao động sư phạm không thể hiện cụ thể bằng những sản phẩm vật chất mà tích tụ lại trong nhân cách người học, thể hiện ở trình độ phát triển, ở các phẩm chất nhân cách. Người học có sự chuyển biến về chất trong nhân cách, họ được chuẩn bị để đi sâu vào cuộc sống xã hội đa dạng, phong phú và phức tạp, có khả năng thích ứng và đương đầu với những thay đổi diễn ra không ngừng trong cuộc sống.

Sản phẩm của lao động sư phạm là nhân cách người học đang được hình thành và phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội. Có nghĩa là tất cả những gì đọng lại trong nhân cách người học sau một quá trình giáo dục và tự giáo dục lâu dài, do nhà giáo dục tổ chức, điều khiển cũng như người học tự giáo dục, tự hành động thực sự nghiêm túc đều được coi là sản phẩm của lao động sư phạm. Sản phẩm đó không thấy ngay nhưng kéo dài với thời gian. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở nước ta, học sinh trung học có độ tuổi từ 11- 12 đến 17- 18 là đối tượng và sản phẩm lao động sư phạm của người giáo viên trung học. Những nhân cách này phát triển tốt sẽ tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước. Đồng thời, kết quả lao động sư phạm của người giáo viên trung học có tác động lâu dài, có thể ảnh hưởng và để lại dấu ấn ở người học trong cả cuộc đời. Như vậy, nhân cách của người giáo viên trung học có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra chất lượng sản phẩm của lao động sư phạm.

2.5. Thời gian và không gian của lao động sư phạm

Việc đánh giá chất lượng và hiệu quả của lao động sư phạm rất khó khăn vì tính chất độc đáo của các quá trình sư phạm. Quá trình lao động này đòi hỏi những điều kiện thời gian và không gian để các tác động sư phạm có điều kiện vận động và phát triển theo đúng quy luật khách quan của quá trình giáo dục.

Thời gian dùng để thực hiện các hoạt động cũng như giao tiếp sư phạm được chia thành hai bộ phận: lao động theo quy chế và ngoài quy chế. Thời gian làm việc theo quy chế được thực hiện theo đúng quy định về mặt hành chính. Bộ phận ngoài quy chế gắn với thời gian làm việc theo giờ hành chính. Hai bộ phận này đều có sự liên quan chặt chẽ, quy định lẫn nhau.

Lao động sư phạm được tiến hành trong không gian cụ thể: ở nhà, ở trường, trong môi trường tự nhiên- xã hội hay ở các cơ quan, xí nghiệp... Như vậy, toàn bộ những nơi mà ở đó diễn ra các tác động sư phạm đều là môi trường của lao động sư phạm. Tính chất của môi trường này có những ảnh hưởng nhất định, góp phần quy định chất lượng và hiệu quả của lao động sư phạm. Cần phải sử dụng hợp lý thời gian cũng như các điều kiện của không gian sư phạm để giáo dục học sinh. Nhà quản lý giáo dục và các tổ chức cũng như cá nhân trong cộng đồng cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng hợp lý thời gian, không gian sư phạm cho hoạt động của người giáo viên trung học.

Tóm lại, lao động sư phạm là loại lao động có mối quan hệ người- người, là dạng lao động xã hội có tính sáng tạo cao biểu lộ thông qua phẩm chất, năng lực của từng người học, giúp họ biết cách lĩnh hội tri thức, hình thành các kỹ năng tổ chức lao động trong

45

cuộc sống, trong văn hoá, khoa học kỹ thuật, học được cách tồn tại và chung sống với mọi người, với các nền văn hoá, trở thành con người luôn tự học, tự giáo dục và phát triển phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, của thời đại. Như vậy, lao động sư phạm là dạng lao động phi vật chất, về mặt hiệu quả kinh tế nó đứng hàng thứ hai sau hoạt động khoa học.

Giáo viên trung học là nhân vật trung tâm quyết định chất lượng quá trình giáo dục. Lao động của người giáo viên trung học là lao động sư phạm, được xác định bởi những nét đặc trưng chủ yếu của quá trình giáo dục ở trường trung học. Những nét đặc trưng đó là:

- Là quá trình xã hội được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch, hướng vào việc đào tạo những con người mới phát triển toàn diện, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của người công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Là quá trình tác động lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh, được gọi là quan hệ giáo dục, trong đó giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển quá trình hình thành, phát triển nhân cách học sinh thông qua các hoạt động một cách tự giác, tích cực, sáng tạo..., là người cố vấn cho cha mẹ học sinh trong lĩnh vực giáo dục.

Đặc điểm của lao động sư phạm một mặt làm cho lao động sư phạm có ý nghĩa cao quý, mặt khác đòi hỏi ở nhà giáo những phẩm chất đạo đức và năng lực sư phạm cần thiết. 3. YÊU CẦU VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN TRUNG HỌC

Nghề dạy học luôn luôn đặt ra cho người thầy giáo những yêu cầu ngày càng cao cả về phẩm chất và năng lực.

3.1. Về phẩm chất của người giáo viên trung học

Do đặc điểm của nghề dạy học, người giáo viên trung học luôn trực tiếp tác động đến sự phát triển nhân cách của học sinh. Sự tác động này được thực hiện thông qua trình độ và phẩm chất nhân cách của mỗi giáo viên.

Trước hết, giáo viên là người có lòng yêu nước, giác ngộ xã hội chủ nghĩa gắn liền với lý tưởng nghề nghiệp trong sáng, luôn luôn say sưa học tập, rèn luyện để không ngừng nâng cao trình độ kiến thức, đạo đức cách mạng, có năng lực và trình độ tổ chức thực hiện thành công các quá trình dạy học và giáo dục. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng, trình độ phát triển và tiến bộ xã hội không ngừng diễn ra, người giáo viên phải có năng lực tiếp cận, tiếp thu sáng tạo cái mới, có khả năng tự điều chỉnh và thích ứng với mọi yêu cầu đổi mới trong công tác giáo dục học sinh.

Trong bất cứ hoạt động nào, người giáo viên chỉ có thể thuyết phục được mọi người bằng chính uy tín sư phạm, bằng niềm tin sư phạm của chính mình. Thực tiễn giáo dục từ trước đến nay cho thấy, mọi thành công trong sự nghiệp giáo dục phần lớn phụ thuộc vào

trình độ và phẩm chất của đội ngũ giáo viên với tư cách “là nhân tố quyết định chất lượng

của giáo dục và được xã hội tôn vinh”, luôn luôn làm tròn trách nhiệm của mình “là chuyển giao cho học trò những gì mà nhân loại đã học được về bản thân mình và về thiên nhiên, tất cả những gì thiết yếu mà nhân loại đã sáng tạo”.

Một phần của tài liệu Giáo trình giáo dục học 1 (Trang 42)