KÌTHI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG

Một phần của tài liệu BỘ ĐỀ THI HSG VĂN 12 CÓ ĐÁP ÁN (Trang 38 - 40)

- Tóm lược nội dung câu chuyện:

KÌTHI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG

MÔN THI: NGỮ VĂN (BẢNG B) NGÀY THI: 07/10/2016

THỜI GIAN: 180 phút (không kể phát đề)

HƯỚNG DẪN CHẤM I. HƯỚNG DẪN CHUNG: I. HƯỚNG DẪN CHUNG:

- Thí sinh phải có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; có kĩ năng làm văn nghị luận tốt: kết cấu rõ ràng, lập luận chặt chẽ, văn viết giàu cảm xúc.

- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần linh hoạt trong quá trình chấm. Khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. Chấp nhận những bài viết không giống đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.

- Đáp án chỉ nêu các phần nội dung lớn, giám khảo dựa trên tổng thể các ý thí sinh có được mà định điểm nhưng phải đảm bảo không sai lệch mức điểm đã được qui định trong Hướng dẫn chấm và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.

- Điểm toàn bài là tổng điểm của hai câu.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM CỤ THỂ:

CÂU Ý ĐÁP ÁN ĐIỂM

1 Khác biệt giữa một thách thức và một cơ hội chỉ nằm ở

thái độ của bạn. Khi niềm tin của bạn lớn hơn nỗi sợ hãi, thách thức sẽ biến thành cơ hội.

Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên.

8.0

I

Yêu cầu về hình thức và kĩ năng

- Thí sinh có năng lực huy động những hiểu biết về đời sống xã hội và khả năng bày tỏ thái độ, chủ kiến của mình.

- Thí sinh có kĩ năng viết một bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí: bố cục và luận điểm rõ ràng; luận cứ vững chắc, dẫn chứng hợp lí, phong phú; lập luận chặt chẽ; vận dụng tốt các thao tác lập luận.

- Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, câu, chính tả.

2.0

II Yêu cầu về nội dung, kiến thức: Thí sinh có thể trình bày bài

viết theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý sau: 6.0

1 - Nêu vấn đề cần nghị luận. 0.5

Thách thức: là làm một việc gì đó, có mức độ khó khăn, trong

trường hợp căng thẳng. 0.25

Cơ hội: chỉ hoàn cảnh thuận lợi để thực hiện điều mình mong

muốn, dự định. 0.25

Câu nói khẳng định: khi có đủ lòng tin, ý chí, nghị lực thì có thể biến những khó khăn thành hoàn cảnh thuận lợi để thực hiện những điều mình mong muốn.

0.5

3 - Bàn bạc mở rộng vấn đề: 4.0

Cuộc sống con người luôn luôn có những thách thức và cả những

cơ hội đang chờ đón (dẫn chứng). 1.25 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thách thức dễ làm con người nản lòng; cơ hội là điều kiện tốt để

con người thành công trong cuộc sống (dẫn chứng). 1.25 Cơ hội có thể do người khác mang đến, cũng có thể do chính cá

nhân chúng ta tạo ra 0.5

Khi gặp thách thức mà có đủ niềm tin, khát vọng và cách làm hợp lí thì thành công cũng sẽ đến; ngược lại, cho dù có cơ hội tốt mà

không đủ lòng tin để làm thì cũng không thể có thành công. 0.5 Phê phán: những người không có ý chí, nghị lực vượt qua khó

khăn, thử thách và những người không biết nắm bắt cơ hội. 0.5

4

Bài học nhận thức và hành động: 0.5

- Dũng cảm đối mặt và không nản lòng trước thách thức; nếu có

những thất bại phải mạnh mẽ đứng lên, rút kinh nghiệm, làm lại. 0.25 - Tận dụng thời cơ; biến thách thức thành cơ hội để vươn lên, để

tự khẳng định mình. 0.25

LƯU Ý:

- Nếu HS có những suy nghĩ, lí giải riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận.

- Không cho điểm những bài làm của HS có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực.

2 “Trong đời sống văn học, những nhà văn có tài năng, người thì đóng góp vào một cách viết, người thì đóng góp vào cách sử dụng ngôn ngữ, có người lại chỉ cho ta thấy những thứ rất nhỏ bé, đặc sắc mà giàu giá trị. Nhưng trên tất cả, anh ta phải cho người đọc thấy được tiếng nói riêng của anh ta trong một vấn đề mà nhiều người đang quan tâm đến”.

(Nguyễn Minh Châu)

Bằng những hiểu biết về truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Chí Phèo của Nam Cao, anh (chị) hãy phân

tích làm sáng tỏ ý kiến trên.

I

Yêu cầu về hình thức và kĩ năng:

- Nắm bắt và làm sáng tỏ một ý kiến bàn về văn học, cảm nhận và phân tích được những giá trị của tác phẩm văn học theo yêu cầu của đề bài.

- Có kĩ năng viết một bài văn nghị luận văn học: bố cục và luận điểm rõ ràng; luận cứ vững chắc, dẫn chứng chính xác, phong phú; lập luận chặt chẽ; vận dụng tốt các thao tác lập luận.

- Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, câu, chính tả.

3.0

II Yêu cầu về nội dung, kiến thức: Thí sinh có thể trình bày bài

viết theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau: 9.0

1 - Giới thiệu vấn đề nghị luận. 0.5

2

- Giải thích quan điểm: 1.5

+ Mỗi nhà văn có những sở trường và những đóng góp riêng làm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cho văn học thêm phong phú, đa dạng. 0.5

+ Nhà văn lớn phải có cái tôi riêng, khai thác được những điều mới mẻ từ trong một khía cạnh đời thường. Đó là sự khẳng định dấu ấn phong cách của chính mình.

1.0

3

Phân tích, chứng minh vấn đề 6.0

Một phần của tài liệu BỘ ĐỀ THI HSG VĂN 12 CÓ ĐÁP ÁN (Trang 38 - 40)