thuật của Lor-ca là bất diệt.
+ Lor-ca là một nhà thơ, một nghệ sĩ tài năng, yêu mến sự sáng tạo và khao khát mang
đến những cái đẹp cho cuộc đời; một chiến sĩ kiên cường suốt đời tranh đấu vì cái đẹp, bảo vệ cái đẹp.
+ Lor-ca bị sát hại, nhưng tâm hồn ông, tiếng đàn của ông, nghệ thuật của ông, sẽ mãi
tươi xanh, như cỏ dại kiên cường không gì có thể hủy diệt được (không ai chôn cất tiếng đàn, tiếng đàn như cỏ mọc hoang). Đáy giếng, nơi kẻ thù vùi xác Lor-ca, ông sẽ mãi tỏa sáng như vầng trăng bất tử.
b. Bình luận ý kiến 2: người nghệ sĩ có thể gặp bi kịch nhưng họ không hề cô đơn
- Cả Huấn Cao, Vũ Như Tô và Lor-ca đều gặp bi kịch trên hành trình sáng tạo ra cái đẹp, khát khao hướng tới bảo vệ, giữ gìn cái đẹp:
+ Bi kịch của Huấn Cao: là bi kịch của một nhà nho thất thế, chí lớn không thành, bất lực - Huấn Cao căm ghét cái xấu, cái ác, đứng về phía nhân dân, chống lại triều đình và bị kết án tử tù.
+ Bi kịch của Vũ Như Tô: là bi kịch vỡ mộng thê thảm của một kiến trúc sư tài năng, có khát vọng sáng tạo nghệ thuật để vươn tới cái đẹp toàn bích, vĩnh cửu, muốn tô điểm cho non sông một kì quan muôn thuở để nhân dân nghìn thu hãnh diện. Thế nhưng nghệ
3,0 1.0 1.0 1.0 1.0 3,0 1.5 0.5
thuật của ông cao siêu thuần túy, đối lập lại với lợi ích thiết thực của đời sống nhân dân nên khát vọng đẹp đẽ của người nghệ sĩ không được hiểu đúng và đã bị nhân dân hủy diệt – Vũ Như Tô bị giết, Cửu Trùng Đài bị đốt.
+ Bi kịch của Lor-ca: khát khao chiến đấu vì công lí, vì tự do của nhân dân, chống lại chế độ độc tài phát xít; khát khao cách tân nghệ thuật, chống lại nền nghệ thuật già nua nhưng cô độc trong cuộc chiến và bị phát xít sát hại.