+ Bên cạnh Huấn Cao còn có tấc lòng tri âm, tri kỉ của Viên Quản Ngục, người trân trọng, nâng niu, lưu giữ cái đẹp của Huấn Cao, được cái đẹp của Huấn Cao cảm hóa. Nguyễn Tuân cũng đã bày tỏ thái độ trân trọng, ngưỡng mộ kính phục vẻ đẹp của Huấn Cao: tài hoa, khí phách, thiên lương.
+ Bên cạnh Vũ Như Tô còn có người tri kỉ Đan Thiềm, sẵn sàng hi sinh tính mạng vì Vũ Như Tô, vì cái đẹp của Vũ Như Tô, nguyện cùng chết với ông. Nguyễn Huy Tưởng, dù không hẳn đồng tình với nhân vật của mình, nhưng ông cũng đã trực tiếp bày tỏ sự trân trọng cái tài, khâm phục cái hoài bão, cảm thông với bi kịch của Vũ Như Tô “cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”.
+ Lor-ca mang đến khát vọng nghệ thuật và tự do cho nhân dân, nên được nhân dân ngưỡng mộ, tôn thờ; nghệ thuật của Lor-ca mãi bất tử, Lor-ca mãi mãi sống trong lòng nhân dân Tây Ban Nha và thế giới. Với Đàn ghi ta của Lor-ca, Thanh Thảo viết về người nghệ sĩ ông kính phục, ngưỡng mộ bằng tấm lòng tri âm, tri kỉ.
c. Đánh giá chung
- Các tác phẩm, đoạn trích đều có cùng cảm hứng về cái đẹp và khai thác bi kịch của người nghệ sĩ và qua đó thể hiện quan niệm, tư tưởng của mỗi nhà văn. Cái đẹp chỉ trở nên bất diệt khi nó phải gắn với cái thiện.
- Cái đẹp có tác dụng hướng người đọc đến những điều thánh thiện trong cuộc sống, hoàn thiện nhân cách con người. Đó cũng là ý nghĩa cuộc hành trình tìm kiếm cái đẹp của người nghệ sĩ. 0.5 0.5 1.5 0.5 0.5 0.5 1,0 0.5 0.5 - Hết –
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN LONG AN
ĐỀ CHINH THỨC
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 1
MÔN THI: NGỮ VĂN (BẢNG A) NGÀY THI: 07/10/2016
(Đề thi có 01 trang, gồm 02 câu)
Câu 1. (8,0 điểm)
MẸ ƠI RỬA BÁT CHO CON!
Khi còn học đại học, một lần đi thực tập trở về, chúng tôi dẫn cả nhóm về nhà giáo sư liên hoan …
Sau khi buổi tối vui vẻ kết thúc, trên bàn mâm chén bày la liệt. Mấy bạn học muốn mang đi rửa, giáo sư vẻ mặt tươi cười ngăn lại nói: “Đừng vội, có người rửa đây này!”.
Giáo sư đem chén đũa bỏ vào bồn nước, trước tiên dội hết dầu mỡ, sau đó nhẹ nhàng đến bên người mẹ già 70 tuổi nói: “Mẹ, rửa chén cho con nhé…”
Học sinh chúng tôi bỗng dưng thấy quá đỗi bất ngờ…
Bình thường ông là một giáo sư thanh tao, nho nhã, sao lại có thể đối đãi với người mẹ đã cao tuổi như vậy?
Chỉ thấy bà cụ thay đổi hẳn nét ủ rũ nãy giờ trên bàn ăn…
Khuôn mặt rạng rỡ, bà đi đến bên cạnh bồn rửa chén, chậm rãi rửa chén, mất khoảng nửa giờ mới rửa xong.
Giáo sư vui vẻ nói với bà cụ: “Mẹ vất vả rồi, nghỉ ngơi một chút nhé!” Ông cầm khăn mặt, lau tay cho mẹ.
Sau khi giáo sư đưa mẹ về phòng, lại quay vào bếp, đem chén ra rửa một lần nữa.
Giáo sư nhìn lũ học trò chúng tôi, khi ấy còn đang kinh ngạc không hiểu gì, nói: “Làm mẹ thì lúc nào cũng muốn làm chút gì đó cho con mình. Dù già rồi, nhưng trong mắt mẹ, con mãi mãi cần sự nâng đỡ của mẹ. Để bà rửa chén, bà sẽ cảm thấy con vẫn cần mẹ, một ngày trôi qua sẽ thấy rất phong phú và ý nghĩa. Hiếu kính cha mẹ, ngoại trừ việc giúp đỡ cha mẹ ra, còn phải cho cha mẹ một cơ hội để yêu thương chúng ta”.
Anh (chị) viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện trên.
Câu 2. (12,0 điểm)
Trong “Mấy ý nghĩ về thơ”, Nguyễn Đình Thi khẳng định: “Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy.”
(SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD)
Từ ý kiến trên, anh (chị) hãy bàn về điều kì diệu của ngôn ngữ thơ được thể hiện trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu.
---Hết---
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh……… Số báo danh ………. Chữ kí giám thị 1:……….. Chữ kí giám thị 2 ………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN LONG AN
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 1
MÔN THI: NGỮ VĂN (BẢNG A) NGÀY THI: 07/10/2016
THỜI GIAN: 180 phút (không kể phát đề)
HƯỚNG DẪN CHẤM I. HƯỚNG DẪN CHUNG: I. HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Thí sinh phải có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; có kĩ năng làm văn nghị luận tốt: kết cấu rõ ràng, lập luận chặt chẽ, văn viết giàu cảm xúc.
- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần linh hoạt trong quá trình chấm. Khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. Chấp nhận những bài viết không giống đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
- Đáp án chỉ nêu các phần nội dung lớn, giám khảo dựa trên tổng thể các ý thí sinh có được mà định điểm nhưng phải đảm bảo không sai lệch mức điểm đã được qui định trong Hướng dẫn chấm và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
- Điểm toàn bài là tổng điểm của hai câu.