Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết cấu mạch lạc, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

Một phần của tài liệu BỘ ĐỀ THI HSG VĂN 12 CÓ ĐÁP ÁN (Trang 27 - 29)

từ, ngữ pháp.

2,0

2. Yêu cầu về kiến thức

- Có kiến thức xã hội đúng đắn, sâu rộng - huy động những hiểu biết về đời sống xã hội và khả năng bày tỏ thái độ, chủ kiến của mình.

- Về cách đối nhân xử thế trong cuộc sống là một vấn đề rất rộng, ở đây chỉ đề cập

đến vấn đề đối nhân xử thế được gợi lên từ ý thơ của Trang Thế Hy, nên thí sinh cần tập trung vào ý này.

- Có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách nhưng cần hợp lí, có sức thuyết phục; cần đảm bảo một số ý cơ bản sau:

Nêu được vấn đề nghị luận 0,5

Những điều gợi ra từ bài thơ: Bài thơ gợi ra hai vấn đề:

+ Những lời nói dối nhân ái: (gió nói với chiếc lá úa, người chồng nói với cô vợ trẻ, cô gái nói với ông già) đó là những lời nói dối xuất phát từ tình yêu thương, có mục đích, động cơ đẹp đẽ; đem lại niềm vui, những điều tốt đẹp cho người khác.

+ Những lời nói dối không nhân ái: (Tiếc thay! Những lời nói dối ta phải nghe hằng ngày lại là những lời nói dối không nhân ái) đó là những lời nói không đúng sự thật, xuất phát từ mục đích, động cơ xấu, để trục lợi hoặc hãm hại người khác.

 Bài thơ vừa mang tính đúc kết, chiêm nghiệm về sự đối nhân xử thế vừa mang triết lí nhân sinh sâu sắc. Trong mối quan hệ giữa người với người, việc dành cho nhau những lời nói dối đẹp đẽ, đầy lòng nhân ái là cần thiết và vẫn có giá trị trong cuộc sống. Bên cạnh những lời nói dối nhân ái vẫn còn không ít những lời nói dối trá, con người sử dụng vì mục đích cá nhân không tốt.

1,5

0.5

0.5

0.5

Nêu lên những suy ngẫm, chiêm nghiệm về cách đối nhân xử thế qua hai điều được gợi lên từ bài thơ

- Con người thường tôn vinh sự thật thế nhưng những lời nói dối vẫn tồn tại trong cuộc sống. Có những lời nói dối ngọt ngào, vô hại nhưng cũng có những lời nói dối xấu xa, tội lỗi. Những lời nói dối ấy là biểu hiện của cách ứng xử trong cuộc sống.

- Không phải lúc nào cũng nên nói thật (“sự thật mất lòng”), có những sự thật phũ phàng, con người không dễ đối diện với nó. Khi đó, những lời nói dối đẹp đẽ xuất phát từ trái tim nhân ái, có thể mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác; an ủi, động viên, vực dậy một con người, một số phận; có thể hàn gắn những mối quan hệ, giải quyết vấn đề theo chiều hướng tích cực...

- Khi con người biết nói những lời nói dối nhân ái, đúng lúc, đúng hoàn cảnh là biểu hiện của cách ứng xử khéo léo, khôn ngoan, biết đối nhân xử thế.

- Tiếc thay, trong cuộc sống vẫn còn những lời nói dối không nhân ái mà con người đối đãi với nhau. Những lời nói dối đó xuất phát từ những động cơ, những toan tính, thủ đoạn của kẻ không trung thực; từ sự yếu đuối, hèn nhát của người không dám đối diện sự thật.

- Những lời nói dối không nhân ái sẽ đem lại những hậu quả khôn lường cho người khác và cho chính mình; làm xói mòn nhân phẩm, niềm tin, gây bất ổn nhiều mặt trong xã hội. Sự trung thực, uy tín là một trong những nền tảng cơ bản duy trì mối quan hệ, thể hiện nhân cách của con người.

- Khi con người sử dụng những lời nói dối với mục đích, động cơ xấu là biểu hiện của cách ứng xử không tốt đẹp giữa người với người.

3,0 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5

Liên hệ bản thân (bài học nhận thức, hành động)

- Nói dối là một thói xấu, con người cần rèn luyện cho mình phẩm chất trung thực, không được nói dối. Cần lên án, phê phán nghiêm khắc những kẻ nói dối cũng như những hành vi gian dối.

- Trong tình huống, cảnh ngộ cụ thể, nhất thời, con người có thể buộc phải nói dối. Tuy nhiên, không được lạm dụng lời nói dối. Cũng nên có cách nhìn nhận thấu đáo nếu phải nghe những lời nói dối.

1,0

0.5

0.5

Câu 2

Có ý kiến cho rằng:

Khi viết về người nghệ sĩ, các tác giả thường gửi đến thông điệp: cái đẹp là bất diệt,

trên hành trình nghệ thuật, người nghệ sĩ có thể gặp bi kịch nhưng họ không hề cô

đơn.

Qua các tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích vở kịch Vũ Như Tô) của Nguyễn Huy Tưởng và Đàn ghi ta của

Lor-ca của Thanh Thảo, anh / chị hãy bình luận ý kiến trên.

12,0

1. Yêu cầu về kĩ năng

- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học bình luận một ý kiến bàn về văn học, vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác cơ bản như phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh,...

- Bài làm phải thể hiện được năng lực cảm thụ, khả năng phân tích, lập luận, giàu chất văn.

- Kết cấu chặt chẽ, mạch lạc, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

3,0

2. Yêu cầu về kiến thức

Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả và tác phẩm đề yêu cầu, thí sinh có thể trình bày bằng nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý chính:

9,0

Nêu vấn đề nghị luận: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và luận đề 0,5

Giải thích ý kiến:

Một phần của tài liệu BỘ ĐỀ THI HSG VĂN 12 CÓ ĐÁP ÁN (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)