PHÒNG VẬT TƯ:

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nhằm hoàn thiện chăm sóc khách hàng tại công ty cổ phần truyền thông quốc tế Incom (Trang 42 - 45)

• Công tác kế hoạch:

+ Xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư căn cứ theo kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của công ty.

+ Phối hợp với các phòng, ban khác thực hiện công việc theo kế hoạch.

+ Phối hợp thực hiện công việc giữa các phòng, ban khẩn trương, nhanh chóng kịp thời.

+ Đề xuất ý kiến điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tế. + Thực hiện giải quyết công việc phát sinh theo thực tế yêu cầu.

+ Đối chiếu, phân tích, đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của phòng, ban tổng hợp kết quả thực hiện công việc của phòng, ban để báo cáo ban giám đốc.

+ Đề xuất với giám đốc các phương hướng xử lý trở ngại để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

+ Tổng kết quá trình thực hiện kế hoạch so với dự báo, tính toán ban đầu từ đó rút ra bài học kinh nghiệm.

• Hoạt động cung ứng:

+ Chủ trì hoạt động cung ứng hàng hoá theo kế hoạch.

+ Cung cấp vật tư, thiết bị phục vụ công tác sản xuất kinh doanh, xây lắp của Công ty

+ Phối hợp với chủ đầu tư, ban quản lý các dự án làm các thủ tục liên quan đến vật tư, quản lý vật tư dư thừa từ các công trình, dự án.

+ Cung cấp thông tin thị trường (giá, thời gian nhập hàng, đối thủ cạnh tranh …) phục vụ cho công tác đấu thầu, báo giá.

+ Thực hiện đàm phán, thương thảo hợp đồng, chủ trì soạn thảo hợp đồng với khách hàng để ký kết các hợp đồng (thuộc nhiệm vụ của phòng).

+ Quản lý, lưu trữ, theo dõi, thực hiện các hợp đồng thuộc nhiệm vụ phòng.

• Công tác hành chính- nội bộ:

+ Chủ trì và phối hợp với các phòng, ban liên quan soạn thảo các quy trình triển khai công việc, biểu mẫu theo hệ thống QLCL ISO 9001:2008.

+ Tham gia kiểm soát hệ thống QLCL ISO 9001 :2008 trong toàn Công ty. + Xây dựng bảng mô tả công việc cho từng vị trí nhân viên trong phòng, ban

+ Bình xét, đánh giá mức độ hoàn thành công việc đã giao của từng nhân viên trong phòng.

+ Phối hợp, xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ của nhân viên trong phòng.

+ Quản lý tài sản, thiết bị máy móc được giao phó.

+ Khai thác, sử dụng, bảo quản tài sản thiết bị máy móc hiệu quả.

+ Xây dựng, phối hợp xây dựng các biệnpháp bảo vệ bí mật công nghệ, bí quyết kinh doanh.

- NHÀ MÁY:

+ Hoạch định, xây dựng mục tiêu chất lượng của phân xưởng dựa trên mục tiêu chất lượng của công ty

+ Triển khai thực hiện kế hoạch đã đề ra, điều hành hoạt động sản xuất tại phân xưởng mình phụ trách.

+ Theo dõi, bảo quản các thiết bị máy móc, vật tư, thành phẩm, bán thành phẩm được phân công cho phân xưởng quản lý.

+ Theo dõi, giám sát, kiểm tra, kiểm soát quá trình sản xuất và duy trì thực hiện đúng theo các quy trình sản xuất.

+ Phối hợp với phòng kỹ thuật- chất lượng theo dõi, kiểm tra kết quả xử lý sản phẩm lỗi, hỏng, không phù hợp.

+ Phối hợp chặt chẽ với bộ phận cơ điện để thực hiện bảo dưỡng, sửa chửa thiết bị, máy móc, công cụ, dụng cụ.

+ Chịu trách nhiệm hướng dẫn công nhân áp dụng các phiếu nhận dạng sản phẩm,ghi sổ theo dõi sản xuất và thực hiện đúng các quy trình sử dụng thiết bị máy móc, tài sản cố định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thực hiện theo dõi, kiểm tra, kiểm soát các thông số của sản phẩm trong quá trình sản xuất tại phân xưởng của mình.

+ Đề xuất triển khai, kiểm tra kết quả các hành động khắc phục và phòng ngừa lỗi sản phẩm tại phân xưởng mình phụ trách.

+ Thường xuyên báo cáo quản đốc điều hành và phó giám đốc sản xuất- kinh doanh về tình hình triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất, tình hình vật tư, thiết bị, nhân lực tại các phân xưởng sản xuất.

2.2. Công tác tiêu chuẩn hóa:

2.2.1. Mục đích tiêu chuẩn hóa của công ty:

- Thông hiểu:

Một số quy chuẩn mà công ty đưa ra nhằm mục đích thông hiểu dùng vào việc trao đổi thông tin. VD: các tiêu chuẩn và thuật ngữ, ký hiệu, ký tự, dấu hiệu, tín hiệu, âm thanh, màu sắc...

- An toàn, môi trường và đảm bảo vệ sinh:

Một số quy chuẩn của công ty được cụ thể hoá trong các điều luật vệ sinh, an toàn và môi trường mà công ty cần thực hiện trong trường hợp khác nhau: an toàn cháy, nổ, an toàn điện các chất độc hại cùng các điều kiện môi trường trong nơi sản xuất, làm việc. Thực hiện các quy chuẩn này là nghĩa vụ của công ty với pháp luật đồng thời cũng là điều kiện để đảm bảo năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, phân phối và xây lắp và an toàn lao động của công ty.

- Chất lượng sản phẩm: .

Một trong những yếu tố quan trọng, quyết định khả năng cạnh tranh của công ty là chất lượng sản phẩm hay dịch vụ, vì vậy công ty cần phải quy định rõ rang các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hay dịch vụ, ngoài ra phải có các biện pháp kiểm soát để không bao giờ có các sản phẩm lỗi, hỏng, không đạt tiêu chuẩn lọt ra ngoài. Việc kiểm soát chặt chẽ ở khâu cuối cùng là cần thiết nhưng chất lượng không phải chỉ quyết định ở khâu cuối cùng, chất

lượng được hình thành trong suốt quá trình sản xuất, chế tạo và lắp đặt vì vậy công ty phải xây dựng một bộ tiêu chuẩn kỹ thuật cho nhiên liệu, nguyên vật liệu, bán thành phẩm mua vào, các phương pháp thử và quy tắc giao nhận..., tiêu chuẩn về kỹ năng và trình độ của nhân viên ở các phòng, ban để đảm bảo chất lượng công việc; tiêu chuẩn về bao gói, vận chuyển, xếp dỡ sản phẩm để bảo trì chất lượng sản phẩm...

- Chất lượng lắp đặt:

Là một trong những nhà thầu trong ngành xây lắp điện, nước để đạt được những thành tựu to lớn sau 7 năm hoạt động công ty TNHH thiết bị điện nước Hà Nội luôn đảm bảo chất lượng lắp đặt hệ thống điện, hệ thống ống cấp thoát nước đạt các tiêu chẩn chất lượng tạo uy tín cao trong ngành cơ điện, hệ thống cấp thoát nước cho các công trình dân dụng và công trình xây dựng lớn.

- Giảm bớt chi phí, tăng lợi nhuận:

Mục đích cuối cùng của tiêu chuẩn hoá trong công ty là giảm bớt tất cả các loại chi phí: nhiên liệu, nguyên vật liệu, thời gian, nhân lực đề làm tăng lợi nhuận cho công ty. Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn làm cho công việc thiết kế nhanh chóng, đơn giản hoá, viêc xây lắp được chính xác, đảm bảo chất lượng, an toàn lao động, tránh được tình trạng lắp đặt rồi nhưng không đạt yêu cầu phải lắp lại việc đặt mua và giao nhận nguyên vật liệu, giảm bớt chi phí do phải dự trừ và do nguyên vật liệu không đạt yêu cầu, giảm chi phí sửa chữa, gia công lại sản phẩm, giảm bớt chi phí do phải bồi thường và bảo hành.

2.2.2. Phạm vi tiêu chuẩn hóa trong công ty:

Công tác tiêu chuẩn hoá có liên quan đến hầu hết các bộ phận trong toàn công ty:

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nhằm hoàn thiện chăm sóc khách hàng tại công ty cổ phần truyền thông quốc tế Incom (Trang 42 - 45)