Hoàn thiện việc lập định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất công trình hào kỹ thuật khu công nghệ cao Hòa Lạc tại Công ty Cổ phần Thiết bị & Xây dựng 142.DOC (Trang 67 - 69)

- Giai đoạn 6: Tổ chức nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào hoạt động, tổ

4.3.8.Hoàn thiện việc lập định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn (70% - 75%) trong tổng chi phí công trình. Chính vì vậy, việc quản lý chi phí này hiệu quả có tầm quan trọng đặc biệt quyết định giá thành xây dựng, nó làm ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của DN. Một trong những cách quản lý tốt khoản mục chi phí này là xây dựng định mức chi phí và cũng tiến hành quản lý theo định mức. Tuy nhiên hiện nay, công tác kế toán quản trị ở công ty chưa được quan tâm nên công ty chưa xây đựng được định mức CP NVL trực tiếp một cách hợp lý, công ty mới chỉ xác định dự toán về chi phí theo chỉ tiêu kỹ thuật chung cho toàn ngành xây dựng

mà chưa dựa vào đặc điểm riêng của DN để lập định mức cho riêng công ty, gây khó khăn cho công tác quản lý và nhiều khi lãng phí nguyên vật liệu. Vậy trong thời gian tới, công ty nên tiến hành lập định mức CP NVL trực tiếp (đặc biệt là nguyên vật liệu chính) theo công thức như sau:

Định mức NVL cho 1 đơn vị khối lượng công việc = Số lượng NVL cần thiết để hoàn thành 1

đơn vị khối lượng công việc + Số lượng NVL hao hụt cho phép trong 1 đơn vị + Số lượng nguyên vật liệu hư hỏng cho phép trong 1 đơn vị khối lượng hoạt động DN có thể tính các chỉ tiêu trong công thức dựa trên cơ sở sau:

Phòng kỹ thuật thi công lập các dự toán về chi phí nguyên vật liệu dựa trên thiết kế kỹ thuật thi công, định mức và đơn giá do Nhà nước quy định cho từng khu vực thi công (căn cứ vào Định mức dự toán xây dựng cơ bản số 1776/BXD – VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng ban hành và thông tư số 05/2009/TT – BXD của Bộ Xây dựng ban hành ngày 15/04/2009 Hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình).

Sau đó, căn cứ vào dự toán do phòng kỹ thuật thi công lập và điều kiện cụ thể, năng lực sản xuất thực tế và đặc điểm của DN trong một kỳ nhất định, kế toán xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Kết luận: Việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất trong DN không phải là công

việc đơn giản. Nó cần thời gian, công sức và sự liên tục nhưng ý nghĩa mà nó đem lại lớn hơn rất nhiều những gì mà DN bỏ ra. Một hệ thống hạch toán kế toán chi phí sản xuất hiệu quả sẽ giúp nhà quản lý có được định mức kinh tế kỹ thuật hợp lý. Đó chính là lợi thế đầu tiên trong các gói thầu xây dựng. Trong quá trình thi công, với thông tin cung cấp từ nguồn đáng tin cậy, DN có thể điều chỉnh kịp thời để đi đến mục tiêu hạ giá thành mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Vì vậy, em đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp trong luận văn, hi vọng có thể góp phần hoàn thiện hơn công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất tại công ty.

MỤC LỤC

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất công trình hào kỹ thuật khu công nghệ cao Hòa Lạc tại Công ty Cổ phần Thiết bị & Xây dựng 142.DOC (Trang 67 - 69)