- Giai đoạn 6: Tổ chức nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào hoạt động, tổ
3.3.2. Kế toán chi phí sản xuất công trình Hào kỹ thuật khu công nghiệp cao Hòa Lạc
3.3.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chứng từ sử dụng:
• Hóa đơn GTGT: Do bên bán lập thành 3 liên, liên thứ 3 do DN lưu.
• Phiếu nhập kho: được thành lập 2 liên, một liên thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho, còn một liên kẹp cùng với hoá đơn giá trị giá tăng chuyển lên phòng kế toán công ty để làm căn cứ hạch toán và ghi vào sổ kế toán.
• Phiếu xuất kho: được lập làm 2 liên, một liên để thủ kho giữ làm căn cứ để vào thẻ kho, một liên gửi về phòng kế toán để nhân viên kế toán công ty hạch toán và ghi vào sổ.
Ngoài ra, DN còn sử dụng một số chứng từ khác như: phiếu chi, ủy nhiệm chi, giấy đề nghị tạm ứng,....
Tài khoản sử dụng:
Công ty sử dụng tài khoản sau để hạch toán chi phí NVLTT: - TK 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi tiết TK 621 – Công trình Hào kỹ thuật khu công nghệ cao Hòa Lạc - TK 152: nguyên liệu, vật liệu
- Tk 112: Tiền gửi ngân hàng chi để mua NVL - TK 141: Tạm ứng
- TK 331: Thuế GTGT của NVL mua vào
Quy trình kế toán và ghi sổ kế toán
Để thuận tiện cho việc quản lý vật tư và tiết kiệm chi phí vận chuyển, việc nhập xuất nguyên vật liệu diễn ra ngay tại công trường, công trình Hào kỹ thuật khu
Dựa vào bảng dự toán khối lượng xây lắp, đội trưởng lập kế hoạch mua nguyên vật liệu, sau đó viết “ giấy đề nghị tạm ứng” (Phụ lục 3.6) gửi lên phòng kế toán của công ty. Mỗi đội sẽ có 1 tài khoản riêng, nếu tạm ứng với số tiền lớn thì công ty thực hiện chuyển khoản, tạm ứng tiền mặt thường chỉ áp dụng với các khoản tiền nhỏ.
Trong giấy đề nghị tạm ứng phải có sự đồng ý phê duyệt của Tổng giám đốc và kế toán trưởng. Sau khi được duyệt kế toán công ty ghi:
Nợ TK 141:
Có TK 111,112:
Vật tư mua về thường được chuyển thẳng đến chân công trình và đưa vào sử dụng ngay, không qua kho. Tuy nhiên, khi vật tư mua về, căn cứ vào Hóa Đơn GTGT, kế toán đội vẫn lập Phiếu nhập kho. Cuối tháng khi chứng từ được chuyển về công ty, căn cứ vào Hóa đơn GTGT, Phiếu nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK 152: Nợ TK 133:
Có TK 331:
Khi có nhu cầu nguyên vật liệu dùng cho thi công công trình, các tổ trưởng viết giấy đề nghị lĩnh vật tư có xác nhận của nhân viên kỹ thuật và chủ nhiệm công trình. Công ty cổ phần thiết bị và xây dựng 142 áp dụng đơn giá vật liệu xuất kho theo phương pháp đích danh. Căn cứ vào Phiếu xuất kho, kế toán ghi:
Nợ TK 621: chi phí NVLTT thực tế xuất kho
Có TK 152: giá thành thực tế của NVL xuất kho.
Cuối tháng Kế toán công trình chuyển toàn bộ chứng từ về phòng kế toán công ty. Để thực hiện yêu cầu quản lý vật tư, căn cứ vào các chứng từ nhập xuất vật tư, thẻ kho biên bản kiểm kê kho vật tư, kế toán tiến hành tổng hợp số liệu về nhập xuất tồn kho vật tư của từng công trình trong tháng và lập bảng kê nhập xuất vật liệu cho các đối tượng. Bảng này được lập cho từng tháng của công trình.
Đến khi công trình hoàn thành, căn cứ vào Giấy đề nghị tạm ứng, Phiếu chi, Hóa đơn GTGT phát sinh trong tháng, kế toán ghi:
Nợ TK 331 Có TK 141.
Dựa vào các chứng từ gốc gửi lên, kế toán công ty lập “Chứng từ ghi sổ”. Các chứng từ ghi sổ được đánh số ký hiệu theo thứ tự và được ghim vào từng tập, được tập hợp theo từng đội, từng công trình và có các chứng từ gốc đi kèm, theo định khoản:
Nợ TK 621: Có TK 152:
Các chứng từ gốc gửi còn làm cơ sở để kế toán công ty vào “Sổ chi tiết tài khoản 621”. Sổ chi tiết được mở cho từng công trình và từng đội sản xuất để theo dõi toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của từng công trình. Theo định khoản:
Nợ TK 621: Có TK 152:
Trên cơ sở Chứng từ ghi sổ, kế toán công ty vào sổ Cái tài khoản 621 theo định khoản:
Nợ TK 621: Có TK 152:
Số liệu phản ánh trên sổ chi tiết TK 621 là căn cứ để kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang tài khoản 154 để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. Theo định khoản:
Nợ TK 154: Có TK 621:
Ví dụ: Ngày 18/01/2011 mua cát, đá, gạch và thép xây dựng của công ty cổ
phần Phúc Hiệp, với số lượng và đơn giá theo Hóa đơn GTGT số 0099272 (phụ
lục 3.7). Hàng về nhập kho Phiếu nhập kho số 05 ngày 18/01/2011 (phụ lục 3.8)
đồng thời tiến hành xuất kho luôn cát với trị giá 40.000.000 đồng và đá với trị giá 45.000.000 đồng, Phiếu xuất kho số 09 ngày 18/01/2011 (phụ lục 3.9).
Cuối tháng, dựa vào Hóa đơn GTGT số 0099272 ngày 18/01/2011 và phiếu nhập kho số 05 ngày 18/01/2011, phiếu xuất kho số 09 ngày 18/01/2011 do kế toán công trường gửi lên phòng kế toán tài chính, kế toán công ty lập Chứng từ ghi sổ số 12 (phụ lục 3.10) theo định khoản:
Nợ TK 621: 40.000.000 vnđ
Có TK 152: 40.000.000 vnđ Nợ TK 621: 45.000.000 vnđ
Có TK 152: 45.000.000 vnđ
Đồng thời, Phiếu xuất kho số 09 cũng là căn cứ để kế toán công ty vào sổ chi tiết TK 621 (phụ lục 3.11) với nội dung:
- Xuất kho cát thi công Hào, TK đối ứng: 152, Số tiền: 40.000.000đ (Bên Nợ) - Xuất kho đá thi công Hào, TK đối ứng: 152, Số tiền: 45.000.000đ (Bên Nợ)
Sau đó dựa vào Chứng từ ghi sổ số 12, kế toán vào sổ Cái TK 621 (phụ lục 3.12).
3.3.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chứng từ sử dụng:
• Bảng chấm công: Do kế toán DN lập mẫu và gửi xuống công trình, đội trưởng đội thi công sẽ theo dõi và chấm công. Cuối tháng gửi lên cho phòng kế toán để thanh toán lương.
• Bảng thanh toán lương: Do kế toán tiền lương lập dựa trên Bảng chấm công của công trình gửi lên.
• Hợp đồng giao khoán nhân công: khi có nhu cầu thuê ngoài, công ty sẽ đứng ra ký kết với đội trưởng (đội trưởng thường là người đứng ra tìm kiếm nhân công và là người đại diện ký kết hợp đồng). Trong hợp đồng sẽ ghi rõ chi tiết về khối lượng và đơn giá công việc được giao,…
Ngoài ra còn có Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành, Bảng thanh toán tiền thuê ngoài, Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán….
Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp công ty sử dụng các tài khoản: - TK 334 : Phải trả người lao động.
- TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Chi tiết TK 622 – Công trình Hào kỹ thuật khu công nghệ cao Hòa Lạc - TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Quy trình kế toán và sổ kế toán:
Đối với công nhân trong danh sách: Đây là lực lượng lao động phổ thông được DN trực tiếp tuyển dụng và ký kết hợp đồng lao động. Tuy nhiên đây không phải là lực lượng lao động thuộc biên chế của DN nên DN không tiến hành trích các khoản BHXH, BHYT, BHTN cho bộ phận này. Cách tính lương của bộ phận này như sau:
Tiền lương phải trả trong tháng =
Số ngày
công x
Đơn giá một ngày công
Ví dụ: Anh Nguyễn Công Thành ký hợp đồng lao động trong đó quy định nhận
được 130.000 đồng/ngày công. Trong tháng 01/2011, anh làm được 26 ngày công. Số tiền được lĩnh = 130.000 x 26 = 3.380.000 đồng
Đối với công nhân thuê ngoài: Tiền lương của người lao động được tính căn cứ vào hạng mục công trình hoàn thành nghiệm thu và đơn giá cho từng hạng mục:
Ví dụ: Trong hợp đồng giao khoán nhân công, công ty có khoán cho tổ của
anh Phạm Văn Nghĩa trộn đổ bê tông lót móng hào kỹ thuật, đáy ga, mác 100 với khối lượng 116m3 với đơn giá 300.000đ/m3. Trong tháng 1/2011, tổ của anh hoàn thành 36m3.
Số tiền nhận được = 36 x 300.000 = 10.800.000đ
Cuối tháng, Căn cứ vào Bảng chấm công (phụ lục 3.13) của từng người, kế toán của sẽ lập “Bảng thanh toán lương” (phụ lục 3.14)cho từng người trong tháng (đối với lao động trong DN).
Đối với lao động thuê ngoài, kế toán căn cứ vào Hợp đồng giao khoán nhân công (phụ lục 3.15), Bảng tổng hợp khối lượng công việc hoàn thành (phụ lục
3.16), và các chứng từ khác để lập Bảng thanh toán tiền thuê ngoài.
Sau đó căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán tiến hành lập “Chứng từ ghi sổ”
(phụ lục 3.17). Theo định khoản:
Nợ TK 622: Có TK 334:
Đồng thời, kế toán công ty ghi “Sổ chi tiết TK 622” ( phụ lục 3.18).
Sau đó căn cứ vào Chứng từ ghi sổ, kế toán ghi vào sổ Cái TK 622 (phụ lục 3.19). Công ty không thực hiện trích trước lương nghỉ phép cho công nhân lao động trực tiếp vì lao động chủ yếu ký hợp đồng ngắn hạn, nhân công trong biên chế của công ty ít nghỉ phép.
Ví dụ: Cuối tháng 01/2011 căn cứ vào bảng chấm công từ công trình Hào kỹ
thuật khu công nghệ cao Hòa Lạc gửi lên, kế toán lập bảng thanh toán tiền lương tháng 01/2011 cho nhân viên thuê ngoài và nhân viên trong công ty đối với công trình.
Sau đó kế toán công ty lập Chứng từ ghi sổ số 13/01 theo định khoản: Tiền lương theo sản
phẩm =
Đơn giá
khoán x
Khối lượng thi công thực tế
Nợ TK 622 (công nhân thuê ngoài, trực tiếp sản xuất): 58.500.000đ Có TK 334 (công nhân trong công ty,trực tiếp sản xuất): 50.700.000đ Có TK 334 (công nhân thuê ngoài, trực tiếp sản xuất): 58.500.000đ
Trên cơ sở Chứng từ ghi sổ số 13/01 kế toán công ty tiến hành vào sổ Cái TK 622 theo định khoản:
Nợ TK 622 (công nhân trong công ty, trực tiếp sản xuất): 50.700.000đ Nợ TK 622 (công nhân thuê ngoài, trực tiếp sản xuất): 58.500.000đ
Có TK 334 (công nhân trong công ty,trực tiếp sản xuất): 50.700.000đ Có TK 334 (công nhân thuê ngoài, trực tiếp sản xuất): 58.500.000đ
3.3.2.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho, Hóa đơn GTGT, Bảng tính và phân
bổ khấu hao TSCĐ, Bảng thanh toán tiền lương của bộ phận sử dụng MTC, hợp đồng thuê máy,...
TK sử dụng:
- TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công
Chi tiết TK 623 – Công trình hào kỹ thuật khu công nghệ cao Hòa Lạc TK này có các tài khoản cấp 2:
TK 6231 “Chi phí nhân công”; TK 6232 “Chi phí vật liệu”;
TK 6234 “Chi phí khấu hao máy thi công”; TK 6237 “Chi phí dịch vụ”;
TK 6238 “Chi phí bằng tiền khác”. - TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
- Tk 112: Tiền gửi ngân hàng chi để mua NVL - TK 141: Tạm ứng
- TK 331: Thuế GTGT của NVL mua vào - TK 214: Khấu hao TSCĐ
- TK 334: Phải trả người lao động
Quy trình kế toán và ghi sổ kế toán
- Đối với máy thi công của công ty:
+ CP nhân công: Cuối mỗi tháng căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán tiến hành tính và lập Bảng thanh toán tiền lương cho công nhân sử dụng máy thi công (phụ lục 3.20).
Căn cứ vào Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương cho công nhân sử dụng máy thi công gửi lên, kế toán công ty lập Chứng từ ghi sổ (phụ lục 3.21) theo
định khoản:
Nợ TK 6231: chi phí sử dụng máy thi công
Có TK 334: lương nhân viên sử dụng máy thi công
+ Chi phí vật liệu: Căn cứ vào các Phiếu xuất kho và các chứng từ gốc khác, kế toán lập lập Chứng từ ghi sổ (phụ lục 3.22) theo định khoản:
Nợ TK 6232
Có TK 152, 111, 112...
+ Chi phí khấu hao máy thi công: Tại công ty, khấu hao MTC được tính theo phương pháp đường thẳng với nguyên tắc tròn tháng. DN xác định CP khấu hao TSCĐ trong tháng như sau:
Tổng giá trị TSCĐ CP khấu hao TSCĐ trong tháng =
Tổng số năm sử dụng x 12
Cuối tháng, dựa vào bảng trích khấu hao TSCĐ (phụ lục 3.23), kế toán lập chứng từ ghi sổ (phụ lục 3.23) theo định khoản:
Nợ TK 6234: chi phí sử dụng máy thi công Có TK 2141: khấu hao TSCĐ
Ví dụ: Trong tháng 1/2011, số khấu hao của máy đào Komastu PC 300 – 3 dùng
cho công trình Hào kỹ thuật là 5.483.300đ. Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao, kế toán ghi vào chứng từ ghi sổ 16 như sau:
Nợ TK 6234: 5.483.300đ
Có TK 2141: 5.483.300đ
+ Chi phí dịch vụ, CP bằng tiền khác: CP này chủ yếu là CP bảo hành, sửa chữa MTC. Dựa vào Hóa đơn GTGT, kế toán lập chứng từ ghi sổ (phụ lục 3.24) theo định khoản:
Nợ TK 6237, 6238: chi phí sử dụng máy thi công Có TK 111, 112, 331...
Đối với máy thi công thuê ngoài: Chi phí thuê máy được xem là CP dịch vụ mua ngoài, được hạch toán trực tiếp vào chi phí sử dụng máy thi công cùng các chi phí khác liên quan đến MTC
Căn cứ vào hợp đồng thuê máy và Hóa đơn GTGT, kế toán lập Chứng từ ghi sổ theo bút toán:
Ví dụ: Ngày 03/01/2011, công ty chi 35.000.000đ để thuê máy cẩu của công ty
Lexim trong 2 tháng. Khi chứng từ về đến công ty, kế toán lập chứng từ ghi sổ số 17 (phụ lục 3.25) theo bút toán:
Nợ TK 6237: 35.000.000đ Có TK 111: 35.000.000đ
Cuối tháng căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán ghi tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến MTC vào sổ chi tiết của TK 623 (phụ lục 3.26)
Sau đó cuối tháng căn cứ vào các Chứng từ ghi sổ, kế toán ghi vào sổ Cái TK 623 (phụ lục 3.27)
3.3.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung
Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương,
Phiếu xuất kho, Hóa đơn GTGT, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ,Bảng phân bổ công cụ dụng cụ,...
TK sử dụng:
- TK 627: Chi phí sản xuất chung
Chi tiết TK 627 – Công trình hào kỹ thuật khu công nghệ cao Hòa Lạc TK 627 có các TK cấp 2:
TK 6271 “Chi phí nhân viên” ; TK 6272 “Chi phí vật liệu”
TK 6273 “Chi phí dụng cụ sản xuất” ; TK 6274 “Chi phí khấu hao TSCĐ" ; TK 6277 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”; TK 6278 “Chi phí bằng tiền khác”. - TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
- Tk 112: Tiền gửi ngân hàng chi để mua NVL - TK 141: Tạm ứng
- TK 331: Thuế GTGT của NVL mua vào - TK 214: Khấu hao TSCĐ
- TK 334: Phải trả người lao động - TK 338: Phải trả, phải nộp khác
+ Chi phí nhân viên: Cuối tháng kế toán tiền lương căn cứ vào Bảng chấm công
(phụ lục 3.28), cấp bậc lương và các chính sách về tiền lương để tính ra tiền lương
của từng người trong bộ phận quản lý đội công trình, sau đó lập bảng thanh toán lương (phụ lục 3.29) cho bộ phận quản lý đội công trình. Tiền lương của bộ phận quản lý công trình được tính như sau:
Lương trả cán bộ công
nhân viên = Tổng thu nhập -
Các khoản trích theo lương theo quy định
Lương cơ bản x Ngày công làm việc
Tổng thu nhập = + Lương phụ cấp Ngày công trong tháng
Phụ cấp tùy thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty và hiệu quả làm việc của các thành viên trong công ty. Việc quy định khoản lương thưởng này tùy thuộc vào thẩm quyền của Giám đốc công ty.
Công ty trích BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp cho công nhân trong biên chế theo tỷ lệ như sau:
- BHXH trích bằng 22% lương cơ bản và các khoản phụ cấp của người lao động với 16% tính vào CP của DN và 6% trừ vào thu nhập của người lao động
- BHYT trích bằng 4,5% lương cơ bản và phụ cấp (nếu có): 3% tính vào chi phí, 1,5% trừ vào thu nhập
- BHTN 2% trong đó 1% do công ty đóng, 1% do người lao động đóng
- Công ty chưa thành lập tổ chức công đoàn nên không trích kinh phí công đoàn. Như vậy hàng tháng công ty phải trích BHXH, BHYT, BHTN là 20% tiền lương phải trả tính vào giá thành sản phẩm còn 8,5% công nhân viên phải đóng,