Các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán nhóm hàng xi măng Thăng Long tại Công ty Cổ phần Thương mại đầu tư và xây dựng TICC

Một phần của tài liệu Kế toán bán nhóm hàng xi măng Thăng Long tại Công ty Cổ phần Thương mại đầu tư và xây dựng TICC Thăng Long (Trang 48 - 54)

113 (Phụ lục số 14) và tiến hành ghi Sổ kho (chi tiết cho mặt hàng xi măng Thăng

4.3 Các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán nhóm hàng xi măng Thăng Long tại Công ty Cổ phần Thương mại đầu tư và xây dựng TICC

Thăng Long tại Công ty Cổ phần Thương mại đầu tư và xây dựng TICC Thăng Long

Qua thời gian thực tập và nghiên cứu tại bộ phận kế toán của Công ty Cổ phần Thương mại đầu tư và xây dựng TICC Thăng Long, cùng những lý luận

nghiên cứu trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kế toán hiện hành em thấy rằng bộ phận kế toán của Công ty còn tồn tại một số vấn đề. Với kiến thức đã được học và qua quá trình nghiên cứu em nhận thấy việc giải quyết các vấn đề này là cần thiết, từ đó sẽ giúp Công ty nâng cao được hiệu quả kinh doanh hơn. Do vậy em xin đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó như sau:

Về phần mềm kế toán: Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông

tin, việc làm kế toán trên máy vi tính là một việc làm vô cùng hữu dụng. Vừa làm giảm khối lượng ghi chép, tiết kiệm thời gian và chi phí. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phần mềm kế toán có thể theo dõi một cách chi tiết, thuận tiện, hiệu quả cho việc kiểm tra tình hình hàng hoá, công nợ của khách hàng…như phần mềm FAST, MISA, ESOFT… Các phần mềm này được thiết kế phù hợp với chế độ kế toán và hình thức kế toán mà DN đang áp dụng với giá cả hợp lý. Chính vì vậy Công ty nên sử dụng phần mềm kế toán để giảm bớt khối lượng công việc cho kế toán, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Về vận dụng tài khoản kế toán: Công ty nên mở chi tiết TK 511 thành các

tài khoản cấp II và cấp III để thuận tiện cho việc quản lý và theo dõi doanh thu của từng nhóm hàng, mặt hàng.

Công ty nên mở chi tiết TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thành các TK cấp II và cấp III như sau:

TK 5111 – Doanh thu bán hàng hóa

TK 5111.1 – Doanh thu bán hàng xi măng Thăng Long TK 5111.2 – Doanh thu bán hàng thép xây dựng

TK 5111.3 – Doanh thu bán hàng gạch TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ

Về hoàn thiện sổ sách kế toán: Để thuận tiện hơn cho việc theo dõi chi tiết,

cụ thể tình hình mua – bán hàng Công ty nên lập thêm Sổ chi tiết bán hàng (phụ lục số 22), các sổ Nhật ký đặc biệt như Sổ Nhật ký thu tiền theo mẫu số S03a1-

DN (phụ lục số23), Sổ Nhật ký bán hàng theo mẫu số S03a3-DN (phụ lục số 24).

Nội dung, kết cấu và phương pháp ghi Sổ chi tiết bán hàng::

- Nội dung: Là sổ chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu cho từng mặt hàng tiêu thụ.

- Kết cấu và phương pháp ghi sổ: Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

Cột B, C: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ.

Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh của chứng từ kế toán.

Cột E: Ghi số hiệu của tài khoản đối ứng với TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Cột 1, 2, 3: Ghi số lượng hàng hóa bán ra, giá bán chưa VAT của một đơn vị hàng hóa, tổng giá bán chưa VAT của số hàng đã bán.

Cột 4, 5: Ghi số tiền của các khoản giảm trừ doanh thu như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu…

Nội dung, kết cấu và phương pháp ghi sổ Nhật ký thu tiền:

- Nội dung: Là sổ Nhật ký đặc biệt dùng để ghi chép các nghiệp vụ thu tiền của DN. Mẫu sổ này được mở riêng cho thu tiền mặt, thu qua ngân hàng, cho từng loại tiền (đồng Việt Nam, ngoại tệ) hoặc cho từng nơi thu tiền (Ngân hàng A, Ngân hàng B…)

- Kết cấu và phương pháp ghi sổ: Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

Cột B, C: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ.

Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh của chứng từ kế toán.

Cột 1: Ghi số tiền thu được vào bên Nợ của tài khoản tiền được theo dõi trên sổ này như: Tiền mặt , tiền gửi ngân hàng…

Cột 2, 3, 4, 5, 6: Ghi số tiền phát sinh bên Có của các tài khoản đối ứng. Cuối trang sổ, cộng số phát sinh luỹ kế để chuyển sang trang sau. Đầu trang sổ, ghi số cộng trang trước chuyển sang.

Nội dung, kết cấu và phương pháp ghi sổ Nhật ký bán hàng:

- Nội dung: Là sổ Nhật ký đặc biệt dùng để ghi chép các nghiệp vụ bán hàng của DN như: Bán hàng hoá, bán thành phẩm, bán dịch vụ. Sổ Nhật ký bán hàng dùng để ghi chép các nghiệp vụ bán hàng theo hình thức thu tiền sau (bán chịu). Trường hợp người mua trả tiền trước thì khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng cũng ghi vào sổ này.

- Kết cấu và cách ghi sổ: Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.

Cột B, C: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ.

Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh của chứng từ kế toán.

Cột 1: Ghi số tiền phải thu từ người mua theo doanh thu bán hàng.

Cột 2, 3, 4: Mở theo yêu cầu của DN để ghi doanh thu theo từng loại nghiệp vụ: Bán hàng hoá, bán thành phẩm, bán bất động sản đầu tư, cung cấp dịch vụ… Trường hợp DN mở sổ này cho từng loại doanh thu: Bán hàng hoá, bán thành phẩm, bán bất động sản đầu tư, cung cấp dịch vụ… thì các cột này có thể dùng để ghi chi tiết cho từng loại hàng hoá, thành phẩm, bất động sản đầu tư, dịch vụ. Trường hợp không cần thiết, DN có thể gộp 3 cột này thành 1 cột để ghi doanh thu bán hàng chung.

Cuối trang sổ, cộng số luỹ kế để chuyển sang trang sau. Đầu trang sổ, ghi số cộng trang trước chuyển sang.

Về chính sách bán hàng:

- Để nâng cao doanh thu tiêu thụ hàng hoá Công ty có thể mở rộng phương thức bán hàng. Ngày càng đa dạng hoá, không chỉ bán qua hai hình thức truyền thống là bán buôn qua kho và bán lẻ hàng hoá, Công ty có thể gửi bán đại lý, bán buôn vận chuyển thẳng không qua kho để giảm chi phí kho bãi và vận chuyển.

+ Phương thức gửi bán đại lý thì DN giao hàng cho cơ sở nhận bán đại lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng. Bên đại lý sẽ trực tiếp bán hàng và thanh toán tiền cho DNTM và được hưởng hoa hồng đại lý bán.

+ Phương thức bán buôn vận chuyển thẳng có hai hình thức:

Một là: hình thức bán buôn vận chuyển thẳng trực tiếp: Doanh nghiệp bán buôn uỷ nhiệm cho bên mua trực tiếp đến nhận hàng ở bên cung cấp. Khi giao hàng xong có chữ ký xác nhận của bên mua. Trên chứng từ bán hàng thì số hàng này được coi là tiêu thụ. Việc thanh toán tiền hàng phụ thuộc vào hợp đồng ký. Chứng từ bán hàng sử dụng trong trường hợp này là hoá đơn bán hàng giao thẳng do doanh nghiệp lập 3 liên: một liên gửi cho bên mua, hai liên gửi cho phòng kế toán làm thủ tục thanh toán.

Hai là: hình thức bán vận chuyển thẳng theo phương thức gửi hàng: Doanh nghiệp mua hàng của bên cung cấp xong sẽ chuyển thẳng cho bên mua bằng phương tiện vận tải tự có hoặc thuê ngoài để giao hàng cho bên mua tại địa điểm quy định trong hợp đồng. Chi phí vận chuyển do ai chịu tuỳ thuộc vào hợp đồng kinh tế đã ký. Số hàng chuyển đi chưa phải là tiêu thụ. Thời điểm hàng dược coi là tiêu thụ là khi doanh nghiệp mua hàng chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán tiền hàng.

- Đối với bán buôn qua kho Công ty nên sử dụng chính sách giảm tiền hàng cho khách hàng khi mua với số lượng lớn hay chiết khấu thanh toán cho khách hàng trả chậm mà thanh toán trước thời hạn thanh toán ghi trên hợp đồng để khuyến

- Đối với bán lẻ hàng hoá thì Công ty có thể cung cấp thêm dịch vụ vận chuyển có tính phí, nhưng mức phí có thể ưu đãi đối với khách hàng mua hàng của Công ty.

KÕT LUËN

Để kế toán phát huy được vai trò của mình trong quản lý kinh tế thông qua việc phản ánh và giám sát một cách chặt chẽ, toàn diện tài sản và nguồn vốn của Công ty ở khâu cuối cùng của quá trình sản xuất nhằm cung cấp các thông tin chính xác và hợp lý phục vụ cho việc lãnh đạo và chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh, thì việc hoàn thiện công tác kế toán bán hàng là một tất yếu. Nhất là trong điều kiện xu hướng hoá khu vực, toàn cầu hoá, tự do thương mại, tự do cạnh tranh như hiện nay thì việc tổ chức kế toán bán hàng đòi hỏi cần phải nhanh chóng kiện toàn để tiêu thụ sản phẩm và thu hồi vốn một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Trên góc độ người cán bộ kế toán tôi cho rằng cần phải nhận thức đầy đủ cả về lý luận và thực tiễn. Mặc dù có thể vận dụng lý luận vào thực tiễn dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng phải đảm bảo phù hợp về nội dung và mục đích của công tác kế toán. Do thời gian thực tập và tìm hiểu còn hạn chế, trình độ lý luận và hiểu biết thực tế chưa sâu, do đó bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo để bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và Phòng Kinh tế - Hành chính

Công ty Cổ phần Thương mại đầu tư và xây dựng TICC Thăng Long đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi thực tập, cung cấp các số liệu để tôi hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo đã hướng dẫn tôi trong quá trình học tập tại trường; đặc biệt tôi xin cảm ơn thầy giáo PGS.TS Đỗ Minh Thành đã hướng dẫn tôi hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, Ngày 09 tháng 6 năm 2011

Một phần của tài liệu Kế toán bán nhóm hàng xi măng Thăng Long tại Công ty Cổ phần Thương mại đầu tư và xây dựng TICC Thăng Long (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w