Phương pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu Kế toán bán nhóm hàng xi măng Thăng Long tại Công ty Cổ phần Thương mại đầu tư và xây dựng TICC Thăng Long (Trang 28 - 30)

a, Phương pháp phiếu điều tra, trắc nghiệm

Đối tượng lấy phiếu điều tra là các nhân viên kế toán của Công ty Cổ phần Thương mại đầu tư và xây dựng TICC Thăng Long. Bao gồm kế toán trưởng, kế toán công nợ, kế toán bán hàng và kế toán kho.

Trong phiếu điều tra có các câu hỏi được đặt ra trước liên quan đến công tác kế toán của DN nói chung và kế toán bán hàng nói riêng, có các lựa chọn để trả lời, người được điều tra đọc các câu hỏi và lựa chọn câu trả lời theo mình là chính xác và phù hợp nhất.

Mẫu phiếu điều tra trắc nghiệm (Phụ lục số 06)

Các phiếu điều tra cung cấp các thông tin cần thiết đồng thời cho thấy được cái nhìn tổng quan về công tác kế toán tại DN. Tuy nhiên nó chỉ là cái nhìn chung,

bao quát chưa nhìn thấy được cái sâu sắc, cốt lõi về DN. Vì vậy, để có được cái nhìn sâu sắc hơn về DN thì tôi sử dụng thêm phương pháp phỏng vấn trực tiếp.

b, Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

Phương pháp phỏng vấn là phương pháp nhằm thu được lượng thông tin đầy đủ, chân thực thông qua quá trình phỏng vấn.

Phương pháp này cung cấp thông tin chi tiết, cụ thể hơn phương pháp lập phiếu điều tra vì những câu hỏi mang tính chuyên sâu và cụ thể hơn.

Dựa trên các thông tin đã thu thập được trong các phiếu điều tra, để tìm hiểu chi tiết hơn và lấy đó làm cơ sở thực tiễn phục vụ cho việc viết luận văn tốt nghiệp, tôi đã lập ra Bảng câu hỏi phỏng vấn (Phụ lục số 07).

Đối tượng phỏng vấn: Kế toán trưởng, Trưởng phòng Kinh doanh, Tổng Giám đốc.

Các bước tiến hành:

- Bước 1: Chuẩn bị các câu hỏi phù hợp với chuyên môn của từng người được phỏng vấn và mục đích của cuộc phỏng vấn.

- Bước 2: Tiến hành phỏng vấn

- Bước 3: Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn, lấy dữ liệu đó phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài của mình.

c, Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp thu thập thông tin bằng các nguồn tài liệu có sẵn. Có hai nguồn tài liệu chính, nguồn tài liệu thứ nhất là các văn bản luật và dưói luật như Luật kế toán Việt Nam năm 2003, Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán, Nghị định, Thông tư… hướng dẫn thực hiện kế toán nghiệp vụ bán hàng. Nguồn tài liệu thứ hai là do bộ phận kế toán của Công ty cung cấp bao gồm danh mục các tài khoản mà Công ty đang sử dụng, các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ bán hàng, các sổ sách kế toán…

Mục đích của việc nghiên cứu tài liệu này là để đưa ra cơ sở lý luận và đưa ra cơ sở thực tiễn phục vụ cho việc tìm hiểu đề tài và trình bày một cách có hệ thống kế toán nghiệp vụ bán hàng trong luận văn tốt nghiệp.

Một phần của tài liệu Kế toán bán nhóm hàng xi măng Thăng Long tại Công ty Cổ phần Thương mại đầu tư và xây dựng TICC Thăng Long (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w