- Việc thực hành tiết kiệm chi phí được thực hiện nhưng vẫn chưa triệt để Hệ thống định mức chi phí chưa được xây dựng hoàn chỉnh theo định kỳ, có thể là 6 tháng hoặc một năm đánh giá thực tế phát sinh so với định mức, từ đó điều chỉnh và xây dựng định mức chi phí phù hợp tình hình thực tế. Bên cạnh đó CT chưa xây dựng và áp dụng qui chế thưởng – phạt sử dụng thực tế chi phí so với định mức, nên không khuyến khích được ý thức tiết kiệm chi phí của người lao động.
- Hiện nay việc nghiên cứu nhu cầu thị trường của CT còn rất yếu kém, CT không có biện pháp nghiên cứu thị trường riêng của mình, nên việc nắm bắt nhu cầu thị trường không nhanh nhạy làm cản trở việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Việc xác định nhu cầu đào tạo có mức độ chính xác chưa cao và chưa thật sự hiệu quả, đôi lúc chỉ căn cứ vào thâm niên công tác hoặc mối quan hệ quen biết, cả nể trong công việc. Do đó thiếu nhân sự có trình độ chuyên môn cao, năng lực quản lý tốt để đáp ứng cho việc triển khai, thực hiện các định hướng, chiến lược trong hiện tại và tương lai của CT. Bên cạnh đó việc đánh giá kết quả công việc còn dựa vào cảm tính, chưa phản ánh đúng hiệu quả công việc mà chính bản thân người lao động mang lại cho CT. Đồng thời thiếu đi một hệ thống thang bậc lương để CBCNV phấn đấu trong quá trình công tác, khi đạt và vượt mục tiêu đề ra thì mức lương thưởng sẽ tăng là bao nhiêu và ngược lại. Kết quả đánh giá công việc hay năng lực chưa được quan tâm hay được sử dụng để làm cơ sở đề bạt, thuyên chuyển, tạo cơ hội thăng tiến. Rõ ràng còn những bất cập nên chưa tạo được động lực kích thích nguồn nhân lực, thúc đẩy tinh thần hăng say làm việc cũng như gắn bó lâu dài với CT.
Tóm tắt chƣơng 2
Chương này đã giới thiệu tổng quát về CT CP xăng dầu Tín Nghĩa và phân tích thực trạng kinh doanh tại CT CP xăng dầu Tín Nghĩa từ năm 2009 đến 9 tháng năm 2012 thông qua các chi tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của CT đều dương, chứng tỏ trong thời gian qua CT hoạt động kinh doanh có lời. Nhưng hầu hết các tỷ suất lợi nhuận của CT còn ở mức thấp, đặc biệt là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất trên tổng tài sản, điều này đồng nghĩa với hiệu quả kinh doanh của CT chưa cao.
Đồng thời trong chương này đã đưa ra những cơ hội cũng như thách thức của CT CP xăng dầu Tín Nghĩa trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
Với thực trạng kinh doanh của CT CP Xăng dầu Tín Nghĩa, tác giả xin được đề xuất giải pháp và kiến nghị để phần nào đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cho CT CP xăng dầu Tín Nghĩa trong thời gian tới.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU TÍN NGHĨA ĐẾN NĂM 2017
3.1. Mục tiêu phát triển của CT đ n năm 2017
3.1.1 Triển vọng phát triển ngành xăng dầu ở Việt Nam
Theo thống kê từ Bộ Công thương, sản lượng tiêu thụ xăng dầu trong nước năm 2009 đạt khoảng 15 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2008, mức tiêu thụ xăng dầu năm 2010 là 16,3 triệu tấn, trong đó có khoảng 11,6 triệu tấn xăng dầu là từ nhập khẩu. Mức tăng trưởng trung bình của sản lượng xăng dầu tiêu thụ ở Việt Nam từ 2000 tới nay khoảng 6-8% và được dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 8% cho tới năm 2020. Đối với lĩnh vực dầu, Bộ Công Thương đưa ra chính sách năng lượng quốc gia đến năm 2010, tầm nhìn đến 2050 đã tính toán theo nhu cầu dầu 2010 vào khoảng 16,7- 17,2 triệu tấn/năm, năm 2020 vào khoảng 29-31,2 triệu tấn/ năm, đến năm 2050 con số này sẽ lên tới 90-98 triệu tấn/ năm.
Trước năm 2009, toàn bộ xăng dầu tiêu thụ của Việt Nam đều phải nhập khẩu. Tuy nhiên, hiện nay nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đáp ứng được khoảng 30%-35% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu nội địa với công suất thiết kế của nhà máy đạt 6.5 triệu tấn/năm, kế hoạch sẽ nâng lên 10 triệu tấn/năm.
Như vậy, tiềm năng phát triển ngành xăng dầu rất lớn, đây là cơ hội cho các DN kinh doanh xăng dầu, trong đó có CT Xăng dầu Tín Nghĩa gia tăng thị phần, mở rộng địa bàn hoạt động đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.
3.1.2 Mục tiêu phát triển của CT đ n năm 2017
- Niêm yết trên thị trường chứng khoán.
- Duy trì tốc độ tăng doanh thu 40%-50%/ năm, duy trì lợi nhuận ròng ở tỷ lệ 30%/ doanh thu.
- Trở thành CT có hệ thống bán lẻ lớn nhất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và vùng phụ cận. Tăng sản lượng tiêu thụ, góp phần ổn định thị trường kinh doanh xăng dầu trong khu vực và đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng.
- Trở thành CT đầu mối nhập khẩu xăng dầu đầu tiên của Đồng Nai (tổng kho và cảng xăng dầu Phú Hữu tại Huyện Nhơn Trạch với đầy đủ các hoạt động bán buôn và bán lẻ trên địa bàn Đồng Nai và mở rộng dần sang các tỉnh lân cận (Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận, Lâm Đồng).
- Ngoài hệ thống phân phối phục vụ các phương tiện vận tải trên bộ, CT sẽ chú trọng phát triển mạng lưới phân phối xăng dầu phục vụ cho các phương tiện vận tải đường thủy.
- Đầu tư hệ thống chiết nạp gas và phân phối tới khách hàng. Đây sẽ là một trong những sản phẩm chính của CT Xăng dầu Tín Nghĩa trong tương lai. Ngoài ra, CT sẽ cung cấp một số dịch vụ như cho thuê kho (chứa xăng dầu, chứa hóa chất, v.v.).
- Sau khi mạng lưới bán lẻ và hệ thống đại lý phân phối phát triển rộng khắp CT sẽ đa dạng hóa kinh doanh sang một số sản phẩm có nguồn gốc từ dầu mỏ như: nhiên liệu sinh học, nhựa đường và dầu nhờn trên địa bàn tỉnh Đông Nai và các địa bàn lân cận.
- Xây dựng hệ thống Trạm xăng dầu bán lẻ hiện đại, đưa công nghệ thông tin ứng dụng vào quản lý hệ thống kinh doanh.
- Đến năm 2017, phát triển CT CP Xăng dầu Tín Nghĩa trở thành CT đứng đầu ở Đồng Nai và top 14 CT mạnh về ngành xăng dầu ở Việt Nam.
3.2. Định hƣớng phát triển - Nguồn nhân lực: - Nguồn nhân lực:
+ Tiếp tục củng cố, sắp xếp lại tổ chức, tuyển dụng nhân sự phù hợp với yêu cầu công việc để bố trí cho các đơn vị mới thành lập và bổ sung, thay thế lao động nghỉ việc;
+ Đào tạo và huấn luyện nâng cao nghiệp vụ. Tập trung phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo có tầm nhìn, có năng lực quản lý và giỏi về chuyên môn nghiệp vụ;
+ Hoàn thiện quy chế trả lương, thưởng nhằm thu hút và giữ nhân tài, những người có đóng góp nhiều vào kết quả kinh doanh của CT. Chú trọng những hình thức thưởng đang được nhiều CT nước ngoài áp dụng như thưởng bằng cổ phiếu, quyền chọn mua để khuyến khích nhân viên;
- Thị trƣờng tiêu thụ:
+ Tích cực tìm kiếm quỹ đất đầu tư xây dựng trạm xăng dầu, mở rộng mạng lưới bán lẻ sang địa bàn các Tỉnh lân cận như Bình Thuận, Bình Dương, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu…với mục tiêu đặt ra, trung bình mỗi năm CT sẽ phát triển thêm 04 trạm xăng dầu;
+ Củng cố và đẩy mạnh công tác tiếp thị bán buôn vào các khu công nghiệp, các hộ tiêu dùng trực tiếp và Đại lý bán lẻ;
+ Mở rộng đối tượng khách hàng bán buôn xăng dầu và gas; thực hiện phương thức mua bán linh hoạt, phù hợp tình hình thị trường;
- Quản lý vốn:
+ Thường xuyên theo dõi diễn biến giá dầu thế giới, tình hình thị trường trong nước để có kế hoạch mua hàng và tồn kho hợp lý, tìm kiếm nguồn hàng có giá cạnh tranh, bảo đảm tiết kiệm chi phí tài chính và có nguồn hàng dự trữ khi có biến động giá; kịp thời kiến nghị với các DN đầu mối nhằm điều chỉnh kịp thời mức thù lao cũng như chính sách bán hàng phù hợp;
+ Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ công nợ khách hàng, hạn chế tối đa chi phí tài chính phát sinh do công nợ dây dưa, bảo đảm kinh doanh có hiệu quả.
- Công nghệ:
+ Đưa công nghệ thông tin hiện đại ứng dụng vào quản lý hệ thống kinh doanh.
Ngành năng lượng Việt Nam hai mươi lăm qua đã phát triển mạnh trong tất cả các khâu thăm dò, khai thác, sản xuất, truyền tải, phân phối và xuất nhập khẩ năng lượng. Điều đó, đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển và đổi mới đất nước. Hệ thống năng lượng Việt Nam luôn dựa trên ba trụ cột chính là dầu khí, thanh đá và điện lực. Do đó, ngành dầu khí được Chính phủ đặc biệt chú trọng đầu tư xây dựng và khai thác đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng của cả nước
Điều này cho thấy, mục tiêu phát triển của CT phù hợp với mục tiêu chung của Nhà nước cũng như xu thế chung của thế giới.
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho CT CP XD Tín Nghĩa đ n năm 2017
Dựa trên những chính sách vĩ mô của nhà nước về định hướng phát triển ngành xăng dầu. Dựa trên những đánh giá về xu hướng phát triển của ngành xăng dầu, cùng với phân tích thực trạng kinh doanh cũng như những thành tựu và hạn chế của CT hiện nay, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của CT Xăng dầu Tín nghĩa thông qua các bước như sau:
3.3.1 Nhóm giải pháp về tăng trƣởng và phát triển 3.3.1.1 Giải pháp duy trì và phát triển thị trƣờng
Với tốc độ tăng trưởng doanh thu liên tục qua các năm cho thấy CT đang có sức bật về tăng trưởng rất ấn tượng. Thị phần và tốc độ tăng trưởng thị phần của CT trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai tăng trưởng khá ổn định trong thời gian qua. Năm 2012 chiếm khoảng 23% tại tỉnh Đồng Nai và tăng 2% so với năm ngoái [5]. Mặc dù, việc mở rộng các trạm xăng dầu tại trung tâm Tỉnh gần như khó thực hiện do số lượng cây xăng nhiều và khoảng cách giữa các cây xăng khá gần nhau. Tuy nhiên, đa số vị trí các cây xăng của Tín Nghĩa nằm ngay vị trí đắc địa trên địa bàn Tỉnh. Đây xem là lợi thế của Tín Nghĩa so với các CT trong ngành.
Thị trường luôn biến động và tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của DN. Các đối thủ bằng nhiều
phương pháp khác nhau để bán vào khách hàng của CT, đòi hỏi CT phải tăng cường các giải pháp để giữ vững khách hàng này và phát triển khách hàng mới.
Trên cơ sở khách hàng hiện tại, CT cần đánh giá phân loại nhóm khách hàng: (1)Khách hàng mua từ 90%->100% nhu cầu hiện tại của khách hàng: Nhóm A. (2)Khách hàng mua từ 51% -> 89% nhu cầu hiện tại của khách hàng: Nhóm B (3)Khách hàng mua tư 50% trở xuống: Nhóm C
=> Qua đó sẽ xác định chế độ ưu tiên về nguồn hàng, dịch vụ và các chính sách kinh doanh phù hợp.
Nhằm mở rộng thị trường và thu hút thêm khách hàng mới CT cần có những chính sách khuyến mãi hoặc chiết khấu hợp lý khi khách hàng lần đầu ký hợp đồng với CT. Chính sách thưởng cho các nhân viên kinh doanh khi khai thác được khách hàng mới nhằm kích thích hiệu quả làm việc của nhân viên kinh doanh.
Dự ki n hiệu quả giải pháp đem lại: Tăng thị phần, thu hẹp khoảng cách với CT dẫn đầu.
3.3.1.2 Giải pháp marketing
Hiện nay CT CP Xăng dầu Tín Nghĩa còn yếu về hoạt động marketing, do vậy CT cần có giải pháp củng cố, xây dựng lại cho vững mạnh nhằm phát huy hiệu quả và vai trò thực sự của marketing và cũng là thực hiện nâng cao hiệu quả kinh doanh của CT từ nay tới năm 2017 trong thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
1.Chính sách bán hàng: Các chính sách giá cả, khuyên mãi, hậu mãi,..cần phải hết sức linh hoạt, nhanh chóng và kịp thời, qua đó sẽ nâng cao doanh thu cho CT. Ngoài hoa hồng dành thỏa đáng cho đại lý, CT nên có chế độ thưởng thêm cho những đại lý đạt mức doanh thu cao nhất, hoặc các đại lý có doanh thu vượt kế hoạch. Đặc biệt các chương trình khuyến mãi phải tạo sự hấp dẫn với khách hàng.
2.Bộ phận nghiên cứu thị trường: CT CP cần có bộ phận nghiên cứu thị
thông tin mới nhất trong ngành và đối thủ để từ đó làm cơ sở xây dựng các chiến lược và giải pháp phù hợp cho từng giai đoạn, nhằm gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho CT.
+ Thông qua công tác nghiên cứu thị trường sẽ thu thập thông tin về các đối thủ cạnh tranh và biến động giá của thị trường xăng dầu: Đây là kênh thông tin ảnh hưởng trực tiếp đến sự chuẩn xác của các quyết định cạnh tranh, tuy đã được quan tâm nhưng chưa thường xuyên, thiếu chuẩn xác.
+ Thiết lập hệ thống thông tin khách hàng: CT chưa quan tâm và triển khai bài bản về kênh thông tin quan trọng này. CT gần như phó mặc và lệ thuộc thông tin về khách hàng vào các nhân viên kinh doanh trực tiếp. Vì vậy, các cấp quản trị thường bị động và chưa có các quyết định giải quyết thỏa đáng những phàn nàn-khiếu nại từ phía khách hàng. Cần phải chuẩn hoá chế độ - nội dung báo cáo cung cấp thông tin về khách hàng của các nhân viên kinh doanh, cũng như chế độ gửi phiếu thăm dò từng kỳ tháng - quý đến khách hàng, lập hệ thống hồ sơ thông tin - lý lịch về từng khách hàng.
Bảng 3.1: Nhật ký thông tin khách hàng
NHẬT KÝ THÔNG TIN KHÁCH HÀNG
Tên CT
Ngành sản xuất - kinh doanh
Địa chỉ
Điện thoại
Fax
Người đại diện pháp luật
Số điện thoại liên hệ
Nhiên liệu sử dụng
Hệ thống bồn chứa
Nhà cung cấp hiện tại
Giá hiện tại
Phương thức thanh toán hiện tại
Ghi chú
3. Phòng marketing: Hiên tại bộ phận marketing của CT vẫn còn chung với phòng Kinh doanh. Đây là khó khăn cho hoạt động marketing của CT, dó đó CT CP Xăng dầu Tín Nghĩa cần thành lập phòng marketing riêng để có thể phát huy hết, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của marketing.
Phòng Marketing nên tổ chức theo mô hình chức năng của Marketing.
( Nguồn : Tác giả đề xuất)
Hình 3.1: Mô hình tổ chức phòng Marketing
Trưởng phòng Marketing:
Xây dựng và thực hiện chiến lược Marketing, quản lý sản phẩm và truyền thông.
Chịu trách nhiệm mọi hoạt động của phòng Marketing, phân công nhiệm vụ và kiểm soát.
Lập và thực hiện chương trình truyền thông như: khuyến mại, quảng cáo, tài trợ.
Lên kế hoạch quản lý và phân bổ kinh phí cho các hoạt động Marketing. Phối hợp thực hiện các chương trình PR, sự kiện với đối tác thuê ngoài. Thiết lập và thực hiện hệ thống thông tin DN, phân tích dữ liệu thiết lập báo cáo trình Ban giám đốc, tham gia và tham mưu cho Ban giám đốc về chiến lược dài hạn.
Nghiên cứu thị trường, và nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.
TRƢỞNG PHÒNG MARKETING
BỘ PHẬN QUẢNG CÁO, KHUYẾN MẠI
BỘ PHẬN NGHIÊN CỨU THỊ TRƢỜNG
Thiết lập ngân sách Marketing, trình Giám đốc duyệt. Chịu trách nhiệm trong phạm vi ngân sách được giao.
Xây dựng kế hoạch, giải pháp và tổ chức thực hiện các mục tiêu – chính sách của CT đối với hoạt động kinh doanh và tiếp thị.